NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 83 - 86)

3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

5.1.NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA

TRONG SẢN XUẤT NẾP CỦA NÔNG HỘ.

Qua quá trình khảo sát thực tế và kết quả phân tích được trình bày ở những chương trước, cho thấy ngành sản xuất nếp trong địa bàn nghiên cứu đã có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất của nông hộ như sau:

5.1.1. Những thuận lợi

– Có lợi thế nằm trong vùng cù lao bao quanh bởi nguồn nước ngọt ngào của dòng sông Hậu, có nhiều kênh mương, có hệ thống đê bao, thuỷ lợi tốt giúp nông dân tăng mùa vụ, an tâm sản xuất cho sản lượng tăng cao. Vì vậy, có thể chủ động được nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sự kiện thâm canh tăng vụ, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

– Điều kiện tự nhiên thời tiết tốt, ít có mưa bão; đất đai màu mỡ và phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa nếp.

– Nếp Phú Tân thường được sử dụng để chế biến bánh phồng, bánh tét và các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm nếp Phú Tân. Vì vậy, nếp Phú Tân còn được xuất khẩu rất mạnh qua thị trường Campuchia, Indonexia, Đông Timo...

–Để có được nguồn giống nếp tốt đảm bảo chất lượng cho yêu cầu sản xuất, trong năm qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang và Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện về kỹ năng chọn tạo giống cho nông dân, kiến thức canh tác của nông dân càng được nâng cao. Do đó nông dân có thể tự mình sản xuất ra được giống thuần có chất lượng.

– Nông dân năng động, tích cực học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đều được nông dân tham gia nhiệt tình. Các cơ quan chuyên môn như: phòng nông nghiệp huyện, các Công ty phân bón, hóa chất cũng mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nên trình độ canh tác của nông dân ngày càng được nâng cao.

– Mặc dù trình độ dân trí chưa cao nhưng nông dân có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt trong việc trồng nếp.

Ngoài ra, mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân, họ có thể tiếp thu từ các kênh khác nhau, chủ yếu từ phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông, hội nông dân...

5.1.2. Những khó khăn

+ Thứ nhất, trong năm qua giá vật tư nông nghiệp quá cao nên làm cho chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích tăng hơn so với các năm trước đó.

+ Thứ hai, trong quá trình sản xuất nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng như: vàng lùn lùn xoắn lá, rầy nâu...Vì có nhiều nông hộ xuống giống không đồng loạt. Đồng thời, sự phát triển của sâu bệnh đã làm cho nông dân không mạnh dạng ứng dụng mô hình: giống mới, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm... một cách triệt để. Theo nhận định của cán bộ nông nghiệp huyện và trong quá trình điều tra nông hộ được biết: khi nông dân ứng dụng mô hình 3 giảm 3 tăng thì nông dân thường sử dụng thuốc hóa học với hàm lượng cao hơn nhiều so chỉ dẫn của cán bộ, dẫn đến chi phí thuốc nông dược, phân bón vẫn còn cao vì nông dân vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các mô hình khoa học kỹ thuật mới.

+ Thư ba, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ, nên nhiều nông dân có diện tích lớn phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi xuất trong năm qua tương đối cao hơn so với các năm trước, vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những nông hộ có diện tích ít phải chịu cảnh mua vật tư với giá cao hơn giá thị trường.

+ Một số nơi giao thông nội đồng, thủy lợi chưa tốt. Việc đi lại để chăm sóc ruộng cũng khó khăn do không có đường để đi vào ruộng lúa nếp nên khâu thu hoạch cũng gặp khó khăn, phần lớn thương lái không vào ruộng được buộc nông dân phải chịu thêm khoảng chi phí vận chuyển nếp ra đường lộ hoặc bờ kênh để bán.

– Giá thuê lao động tại địa phương ngày càng tăng, thường khan hiếm lao động khi vào vụ thu hoạch. Người lao động đòi giá cao, nên buộc nông hộ cũng phải chấp nhận.

+ Mặc dù là vùng thương phẩm nếp “ Phú Tân”, nhưng phần lớn nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ như: Giá bán không ổn định, bị các thương lái ép giá, vì khi bán nếp tươi chất lượng nếp sẽ không đạt yêu cầu và hình dạng nếp cũng không đẹp. Dẫn đến nông dân sẽ bị giảm lợi nhuận trong sản xuất và hiện trên toàn huyện vẫn chưa được xây dựng chợ đầu mối cũng như chưa được bao tiêu sản phẩm. Một mặt, nông dân không có điều kiện về vốn, nơi cất trữ để trữ nếp chờ giá cao. Mặt khác, vận chuyển nếp đến lò sấy sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí. Vì vậy, mà nông dân bán nếp ngay khi thu hoạch nên nông dân là ngườichấp nhận giá.

5.1.3. Mối đe dọa

+Trên thị trường xuất hiện nhiều loại vật tư nông nghiệp giả, nên làm nhiều nông hộ phải lo lắng trong quá trình chọn lựa vật tư sao cho đúng chất lượng và có hiệu quả trong quá trình sử dụng.

+ Hiện trong vùng có nguồn lao động giảm dần, vì lao động nông thôn phần lớn đã bị chuyển dịch sang các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn..

+ Tân Hòa là vùng được đê bao khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Nhưng điều này cũng tiềm ẩn một đe dọa lớn trong sản xuất sau này, đó là tình trạng đất sẽ giảm màu mỡ và không được lượng phù sa bồi đắp hằng năm. Do đó, đòi hỏi lượng phân bón, thuốc hóa học được sử dụng trong một đơn vị diện tích ngày càng tăng, làm cho đất kháng lại với các chất hóa học, điều này dẫn đến tình trạng nông dân sẽ tăng liều lượng chất hóa học lên nên tình trạng đất bị bạc màu diễn ra càng nhanh hơn.

5.1.4. Cơ hội

+ Chính từ mối đe dọa về đất đai nên đã được chính quyền địa phương cùng với nông dân trong vùng tích cực hưởng ứng chương trình chuyển khai vùng 3 vụ này thành 2 vụ nếp – 1 vụ màu để nhằm cải tạo và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đất vô giá này.

+ Được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương nên thương hiệu “Nếp Phú Tân” ngày càng được nhiều người biết đến. Qua đó, giúp nông dân sẽ có nhiều cơ hội để nổ lực hơn nữa trong sản xuất, nhằm mang lại chất lượng nếp tốt hơn và có thể dễ dàng tiêu thụ với giá cả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 83 - 86)