Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 51 - 55)

3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

4.1. MÔ TẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH

4.1.4. Kỹ thuật sản xuất

Để nghiên cứu kỹ thuật sản xuất của nông hộ ta tiến hành phân tích các vấn đề sau: năm kinh nghiệm, tham gia tập huấn kỹ thuật, áp dụng mô hình sản xuất.

4.1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm sản xuất góp phần rất lớn vào hiệu quả sản xuất của nông hộ, đa số các hộ đều có thâm niên trong sản xuất lúa nếp trung bình là 13,4 năm, cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 3 năm (Bảng 9). Bởi đó là ngành nghề có từ lâu, do đó họ đã tích lũy rất nhiều năm kinh nghiệm. Cụ thể được trình bày qua bảng sau:

Bảng 14: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp

Năm kinh nghiệm Số hộ Phần trăm (%)

Dưới 5 năm 7 14,0

Trên 5 năm 43 86,0

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ, 03/2009)

Nhìn chung, trong 50 mẫu điều tra về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ thì kinh nghiệm sản xuất dưới 5 năm chỉ chiếm 14%, còn trên 5 năm chiếm rất cao (86%), điều này thể hiện rằng các nông hộ ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông (trồng lúa nếp) là chủ yếu.

4.1.4.2.Tham gia tập huấn kỹ thuật

Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho nông hộ trong quá trình sản xuất được thống kê như sau:

Bảng 15. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật được nông hộ tiếp nhận

Nguồn Số hộ Tỷ lệ(%)

Nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật 24 17,78

Phương tiện thông tin đại chúng 17 12,59

Cán bộ khuyến nông 31 22,96

Cán bộ hội nông dân 26 19,26

Cán bộ các viện, trường 1 0,74

Hội chợ, tham quan 2 1,48

Nguồn khác (nông dân khác…) 34 25,19

Tổng 135 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra của 50 hộ nông dân,03/2009)

Các hộ nông dân nhận thông tin về kỹ thuật sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, đa số nhận thông tin từ nguồn khác (nông dân khác cùng sản xuất lúa nếp trong xã hoặc ngoài xã, hoặc dựa vào kinh nghiệm hoặc tự tìm hiểu và rút ra được biện pháp canh tác đúng cho ruộng của mình…) (25,19%), cán bộ khuyến nông (22,96%), cán bộ hội nông dân (19,26%), nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật (17,78%), phương tiện thông tin đại chúng (12,59%). Một số nông hộ nhận thông tin kỹ thuật từ cán bộ các viện, trường (0,74%), tham quan ở hội chợ nông nghiệp (1,48%).

Bảng 16. Tỷ lệ (%) hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Có tham gia tập huấn, hội thảo kỹ thuật 43 86

Chưa tham gia tập huấn, hộ thảo kỹ thuật 7 14

Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ, 03/2009)

Trong 50 hộ điều tra có 43 hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật (86%) và có 7 hộ chưa tham gia tập huấn (14%), sở dĩ các hộ không tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật được là vì do họ không có thời gian để đi dự các buổi tập huấn kỹ thuật hoặc là do họ không bắt được thông tin ngày giờ hay địa điểm cụ thể để tham dự.

Đơn vị tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chủ yếu là cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật. Nội dung chủ yếu của các buổi tập huấn là hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất các loại

giống mới, kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, các Công ty Bảo vệ thực vật còn giới thiệu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn cách bón phân, xịt thuốc đúng liều, đúng thời điểm. Điều này cũng cho thấy là các cán bộ xã, các cấp chính quyền địa phương cũng có quan tâm đến việc phổ biến các khoa học kỹ thuật mới cho người dân, nhưng việc tổ chức các buổi tập huấn chỉ mượn những nơi có điều kiện thuận tiện như các quán nước hay các đại lý bán vật tư nông nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, do kinh phí không có đủ cho việc tổ chức các buổi tập huấn tại những nơi cố định cũng như là quy định thời gian cụ thể hằng tháng nên không thể tránh khỏi tình trạng có một số hộ không tham gia các buổi tập huấn đó được.

Các buổi tập huấn kỹ thuất là rất cần thiết cho bà con nông dân để tiếp thu khoa học kỹ thuật trong điều kiện sản xuất mới như ngày nay, vì vậy rất được nông dân quan tâm và đánh giá cao về các buổi tập huấn. Theo đánh giá của 43 hộ được tập huấn, hội thảo kỹ thuật tại 4 ấp của xã Tân Hòa về các buổi tập huấn thì họ cho rằng: buổi tập huấn, hội thảo đã mang lại lợi ích rất tốt, đã giúp cho hộ có thể hiểu biết nhiều về áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: tài liệu đọc dễ hiểu và cán bộ hướng dẫn cũng dễ hiểu, kiến thức sản xuất mới, khả năng ứng dụng các kiến thức mới này cũng khá cao, và đặc biệt nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau dễ dàng hơn.

4.1.4.3. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trong 50 hộ thì có 7 hộ là không áp dụng các mô hình sản xuất mới trong việc sản xuất lúa nếp (14%). Còn lại 43 hộ là có áp dụng các mô hình mới trong việc sản xuất nếp (86%). Tùy vào điều kiện tự nhiên của từng hộ mà các hộ chọn các mô hình khác nhau để áp dụng ngay tại đồng ruộng của mình. Cụ thể có các mô hình được tổng hợp qua bảng như sau:

Bảng 17. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các hình thức khoa học kỹ thuậtÁp dụng Không áp dụng Tổng Áp dụng Không áp dụng Tổng Hình thức Số hộ % Số hộ % Số hộ % Giống mới 1 1,59 49 98,41 50 100,00 Sạ hàng 21 33,33 29 66,67 50 100,00 3 giảm 3 tăng 30 47,62 20 52,38 50 100,00 Nếp – màu 11 17,46 39 82,54 50 100,00

Trong các hình thức áp dụng trên thì các nông hộ thường áp dụng nhiều nhất là mô hình “3 giảm 3 tăng” (30 hộ tương ứng 47,62%). Ngoài ra, còn có các mô hình được áp dụng rộng rãi như kết hợp nếp – hoa màu (17,46%), để nhằm thay đổi bộ góc cây trồng, mang lại sự màu mỡ cho đất và đạt năng suất hơn cho mùa vụ tiếp theo.

Hình thức 3 giảm 3 tăng: tiêu chí của biện pháp này là giảm lượng giống, phân bón, thuốc và tăng năng suất cho nông dân. Hiện có 30 hộ trong tổng số hộ được điều tra đang áp dụng (47,62%), nhưng họ không áp dụng triệt để mô hình này vì nông dân có tâm lý lo sợ nếu ít giống, mật độ cây lúa nếp thưa, năng suất sẽ không cao hay giảm phân, thuốc, nông dân sợ lúa nếp tăng trưởng không tốt…nên bình quân nông dân thường sạ khoảng từ 18 – 20 kg/công/vụ và sử dụng phân bón ở mức độ vừa phải khoảng 1- 1,5 bao/công/vụ, thuốc thì tùy điều kiện sâu bệnh mà áp dụng cho phù hơp, nhất là vào vụ Đông Xuân hằng năm, nông hộ phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để chống lại dịch rầy, bởi nó tấn công rất nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất nếp.

Hình thức sạ hàng: Trong những vụ gần đây thì sạ hàng không còn phổ biến vì trải qua thử nghiệm một số vụ nông dân nhận thấy không hiệu quả do mật độ gieo trồng thưa, nếu cây đổ ngã phải cấy lại nên rất tốn chi phí và còn rủi ro do sâu bệnh, thời tiết nếu sạ thưa thì số lượng cây lúa nếp còn lại để trổ không nhiều nên năng suất thấp. Chỉ có 33,33% nông dân được phỏng vấn là trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu còn sử dụng phương thức này, nhưng theo tâm lý thì họ sẽ ngưng áp dụng phương thức này trong tương lai.

Hình thức nếp – màu: chỉ có 11 hộ trong 50 hộ được điều tra đang áp dụng mô hình canh tác 2 vụ nếp - 1 vụ màu chủ yếu được tập trung ở ấp Hậu Giang II. Vì theo họ, trồng theo phương thức thay đổi gốc cây trồng thì sẽ giúp tăng độ màu mỡ của đất và chống được sâu bệnh gây ra và sẽ mang lại năng suất tốt hơn. Đây là biện pháp thâm canh đang được nhiều bà con nông dân trong vùng áp dụng và có xu hướng ngày càng tăng. Các mô hình này còn được áp dụng rộng rãi tại các địa bàn khác trong toàn huyện.

4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẾP CỦA VÙNG.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 51 - 55)