Nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 47 - 49)

3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

4.1. MÔ TẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH

4.1.1. Nguồn lực lao động

Để nghiên cứu quá trình sản xuất của nông hộ chúng ta tiến hành xem xét các vấn đề: số nhân khẩu, số lao động trực tiếp sản xuất, trình độ văn hóa. Kết quả khảo sát trên 50 hộ nông dân về nguồn lực lao động được thể hiện như sau:

Bảng 9. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất và trình độ văn hóa của nông hộ.

Chỉ tiêu Thấpnhất nhấtCao Trungbình

Số thành viên trong gia đình (người) 2 8 4,34 Lao động trực tiếp sản xuất (người) 1 6 2,64

Trình độ văn hóa (lớp) 4 12 8,34

Kinh nghiệm sản xuất (năm) 3 30 13,40

(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ 03/2009)

4.1.1.1. Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là 4,34 người (32%), ít nhất là 2 người (4%), cao nhất là 8 người (2%) và đa số các hộ có khoảng 4 đến 6 người và các hộ đã có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng khá lâu, trung bình 13,40 năm (Bảng 9), với trình độ học vấn tương đối cao

(đạt trung bình khoảng lớp 8). Trong tổng số hộ được phỏng vấn thì chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 100%. Bởi toàn xã có 8.424 nhân khẩu, trong đó người Kinh chiếm 8.405 nhân khẩu (đạt 99,77%), dân tộc Hoa chiếm 6 nhân khẩu (đạt 0,07%), dân tộc Khơme chiếm 9 nhân khẩu (đạt 0,11%), còn lại là các dân tộc khác là 4 nhân khẩu chiếm (0,05% so với toàn xã).

4.1.1.2. Số lao động trực tiếp sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, thì nguồn lực lao động góp phần không kém đến hiệu quả sản xuất. Theo số liệu điều tra 50 hộ sản xuất nếp trên địa bàn xã, ta thấy được nguồn lao động phục vụ trong sản xuất như sau:

Bảng 10. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất

Lao động trực tiếp (người) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 6 12 2 23 46 3 9 18 4 8 16 5 3 6 6 1 2 Tổng 50 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 50 hộ, 03/2009)

Vì sản xuất lúa nếp là một trong những ngành đòi hỏi khá nhiều lao động trong các khâu như: khâu chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy, phun thuốc, bón phân và cả khâu thu hoạch nhưng lượng lao động này thì người sản xuất có thể thuê bên ngoài tại địa phương, tùy thuộc vào diện tích đất nhiều hay ít, nên số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất trung bình 1 người chiếm 12%, 2 người chiếm 46%, tỷ lệ còn lại có số lao động trực tiếp sản xuất là 3 – 5 người và cao nhất là 6 người chiếm 2%.

4.1.1.3. Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của nông dân cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất của họ, bởi có thể giúp nông dân dễ dàng tiếp thu những kiến thức về kinh nghiệm trong sản xuất hơn. Mặc dù, ngành sản xuất lúa nếp không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng người trực tiếp sản xuất cũng phải nắm được những kỹ thuật để nhận diện các loại bệnh của lúa cũng như thời kì tăng trưởng để phun các loại thuốc, bón các

loại phân thích hợp, đúng lúc, đúng liều lượng. Theo thống kê điều tra nông hộ thì trình độ văn hóa của nông dân tương đối cao, đạt trung bình từ lớp 8 trở lên. Số nông dân tham gia sản xuất học cấp I chiếm khoảng 2%, cấp II chiếm 66%, còn lại là cấp III chiếm 32%. Trình độ học vấn của các hộ được khảo sát tuy không được cao lắm, nhưng thực tế khi tiếp xúc họ rất tiến bộ, khả năng nhận thức cũng được nâng cao, nhất là am hiểu rất tốt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, vì điều kiện sống hiện tại như về thông tin đại chúng, cơ sở vật chất của vùng đã giúp họ nắm bắt vấn đề nhanh hơn và một lợi thế nữa là họ đã sản xuất nhiều năm nên tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như thử nghiệm và chọn được loại giống thích hợp với điều kiện đất của họ, trình độ thâm canh tăng vụ cũng tăng lên, kỹ thuật chăm sóc cây lúa nếp cũng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 47 - 49)