Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 60 - 65)

3.1.2 .Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Để xác định yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất nếp của nông hộ tại các ấp của xã Tân Hòa – huyện Phú Tân, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ như sau:

Vụ Đông Xuân:

Từ số liệu thu thập được của 50 nông hộ trồng nếp tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích Sata ở phụ lục 3 - bảng 3.1, đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ năm 2007 – 2008 và có bảng kết quả sau:

Bảng 19. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân của nông hộ năm 2007 - 2008

Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa

Hằng số 518,0285 * 0,000

Chi phí chuẩn bị /công (X1) 0,0001456 ** 0,025 Chi phí phân bón/công (X2) 0,0002018 * 0,000 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3) 0,0001288* 0,000 Chi phí chăm sóc (X4) 0,0000243 ns 0,566

Chi phí khác (X5) 0,0001047* 0,000

Biến phụ thuộc (Y) Năng suất (kg/công)

R2 0,7141

F 21,980

Prob > F 0,0000

Chú thích :*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5% ; ns: không có ý nghĩa

Kết quả ước lượng từ chương trình Stata, cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất có hệ số xác định R2 = 0,7141, nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 71,41% với mức độ tin cậy 95%. Hơn nữa, căn cứ và tỷ số F = 21,980 và Prob > F = 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa.

Tuy hầu hết các yếu tố được xem xét trong mô hình nhưng chỉ có một số yếu tố như: chi phí phân bón/công (X2), chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3), chi phí khác/công (X5) có ảnh hưởng với năng suất ở mức ý nghĩa 1% và chi phí chuẩn bị /công (X1) có ảnh hưởng với năng suất ở mức ý nghĩa 5%, hay nói khác hơn mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất nếp vụ Đông Xuân tại xã Tân Hòa – huyện Phú Tân.

Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất nếp vụ Đông Xuân năm 2007- 2008 như sau:

Y = 518,0285 + 0,0001456X1+ 0,0002018X2+ 0,0001288X3+ 0,0000243X4+ 0,0001047X5 (1)

Giải thích phương trình (1):

+ Yếu tố chi phí chuẩn bị /công (X1): khi các yếu tố khác cố định, nếu yếu tố chi phí chuẩn bị/công tăng (giảm) 1.000 đồng/công thì năng suất nếp sẽ tăng lên (giảm xuống) tương ứng 0,1456 kg/công.

+ Yếu tố chi phí phân bón/công (X2): khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố chi phí phân bón /công tăng (giảm) lên 1.000 đồng/công thì năng suất nếp của nông hộ sẽ tăng (giảm) lên 0,2018 kg/công.

+ Yếu tố chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3): khi các yếu tố khác không đổi nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng (giảm) 1.000 đồng/công thì năng suất nếp sẽ tăng (giảm) 0,1288 kg/công.

+ Yếu tố chi phí khác/công (X5): khi chi phí khác/ công tăng (giảm) 1.000 đồng/ công thì năng suất nếp tăng (giảm) 0,1047 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Đồng thời, yếu tố chi phí chăm sóc/công (X4) trong phương trình (1) không ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ về mặt thống kê.

* Vụ Hè Thu

Qua kết quả xử lý số liệu 50 hộ nông dân bằng phần mềm Sata được trình bày ở phụ lục 3 –bảng 3.2, ta có bảng kết quả như sau:

Bảng 20. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu của nông hộ năm 2007 - 2008

Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa

Hằng số 305,5243 * 0,000

Chi phí chuẩn bị /công (X1) 0,000244** 0,021

Chi phí phân bón/công (X2) 0,000289 * 0,000

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3) 0,0002938* 0,000 Chi phí chăm sóc (X4) 0,0000232 ns 0,760

Chi phí khác (X5) 0,0002258* 0,000

Biến phụ thuộc (Y) Năng suất (kg/công)

R2 0,6911

F 19,69

Prob > F 0,0000

Chú thích:*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5% ns: không có ý nghĩa

Kết quả ước lượng từ chương trình Stata, cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất có hệ số xác định R2 = 0,6911, nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 69,11% với mức độ tin cậy 95%. Hơn nữa, căn cứ và tỷ số F = 19,69và Prob > F = 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa.

Tuy hầu hết các yếu tố được xem xét trong mô hình nhưng chỉ có một số yếu tố như: chi phí phân bón/công (X2), chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3), chi phí khác/công (X5) có ảnh hưởng với năng suất ở mức ý nghĩa 1% và chi phí chuẩn bị /công (X1) có ảnh hưởng với năng suất ở mức ý nghĩa 5%, hay nói khác hơn mô hình hồi quy chúng ta đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, có ít nhất 1 yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trong sản xuất nếp vụ Hè Thu tại xã Tân Hòa – huyện Phú Tân.

Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ ở vụ Hè Thu năm 2007- 2008 như sau:

Y = 305,5243 + 0,000244X1+ 0,000289X2+ 0,0002938X3+ 0,0000232 X4

+ 0,0002258X5 (2)

Giải thích phương trình (2):

+ Yếu tố chi phí chuẩn bị /công (X1): khi các yếu tố khác cố định nếu yếu tố chi phí chuẩn bị/ công tăng (giảm) 1.000 đồng/công thì năng suất nếp sẽ tăng lên (giảm xuống) tương ứng 0,244 kg/công.

+ Yếu tố chi phí phân bón/công (X2): khi các yếu tố khác không đổi nếu yếu tố chi phí phân bón/công tăng (giảm) lên 1.000 đồng/công thì năng suất nếp của nông hộ sẽ tăng (giảm) lên 0,289 kg/công.

+ Yếu tố chi phí thuốc bảo vệ thực vật/công (X3): khi các yếu tố khác không đổi nếu chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng (giảm) 1.000 đồng/công thì năng suất nếp sẽ tăng (giảm) 0,2938 kg/công.

+ Yếu tố chi phí khác/công (X5):khi chi phí khác/công tăng (giảm) 1.000 đồng/công thì năng suất nếp tăng (giảm) 0,2258 kg/công với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

+Yếu tố chi phí chăm sóc/công (X4) trong phương trình (2) cũng không ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ về mặt thống kê.

Nhìn chung, yếu tố chi phí chăm sóc/công (X4) trong cả 2 phương trình (1) và (2) đều không ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ về mặt thống kê, nhưng thực tế thì yếu tố này cũng không thể không kể đến, vì chúng cũng đóng góp để phục vụ trong quá trình sản xuất của nông dân. Bởi, khâu chăm sóc trong sản xuất là hết sức quan trọng, nó tác động đến hiệu quả sản xuất nếp của người dân như: yếu tố nước là rất cần thiết nếu thiếu hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sự sống của cây trồng cũng như về tình hình phun thuốc hay làm cỏ (giúp cho nông hộ phòng trừ hay né tránh các thiên tai, dịch bệnh), vì thế chúng tạo điều kiện giúp cây nếp phát triển tốt tươi hơn và cũng quyết định đến năng suất, đồng thời giảm được chi phí trong sản xuất.

Còn đối với yếu tố phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thực tế chỉ được sử dụng hiệu quả ở một mức độ nào đó. Vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có thể dẫn đến sâu bệnh hại nếp thì sẽ làm cho năng suất cũng có thể giảm theo. Do đó, đây cũng là vấn đề mà nông hộ sản xuất nếp ở xã Tân Hòa nói riêng, huyện Phú Tân nói chung cần quan tâm nhiều hơn nữa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành cũng như trong việc xây dựng thương hiệu nếp ngày càng vững mạnh trên thương trường.

4.2.2.1. Năng suất đạt được của nông hộ trong từng vụ của năm 2007 – 2008.

Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống về năng suất nếp của nông hộ ở 2 vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2007 – 2008 nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chính yếu nhất vẩn là các yếu tố như: chi phí bón phân, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chúng tác động một cách trực tiếp và rõ ràng nhất. Vì thế, năng suất giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu cũng có sự thay đổi rõ rệt như sau:

Bảng 21. Năng suất đạt được của nông hộ ở từng vụ trong năm 2007 - 2008.

ĐVT: kg/công Khoản mục Cả năm ĐôngVụ xuân Vụ Hè thu Tỷ trọng vụ Đông Xuân(%) Tỷ trọng vụ Hè thu (%) Chênh lệch sản lượng giưa 2 vụ Chênh lệch về tỷ trọng (%) Năng suất 1.392,8 736,2 656,6 52,86 47,14 79,60 5,72

Qua bảng số liệu cho ta thấy có sự khác biệt về năng suất giữa 2 vụ Đông Xuân vụ Hè Thu, cụ thể năng suất nếp bình quân của nông hộ ở vụ Đông Xuân là 736,2 kg/công/vụ cao hơn 79,60 kg/công/vụ so với vụ Hè Thu (656,6 kg/công/ vụ). Nguyên nhân của sự khác biệt về năng suất của vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân đó là do nhiều yếu tố tác động, nhất là về điều kiện tự nhiên, đất đai.

4.2.2.2. Các yếu tố chính tác động đến năng suất của nông hộ.

a) Điều kiện tự nhiên:

Giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu thì điều kiện tự nhiên của hai vụ hoàn toàn khác nhau: vụ Đông Xuân thì có điều kiện khí hậu, lượng mưa thích hợp hơn cho việc trồng trọt, cũng như là về sâu bệnh, dịch hại cũng không ảnh hưởng nhiều như vụ Hè Thu, vụ Hè Thu chủ yếu là bị tác động của sâu bệnh, mưa bảo, lũ lụt nên làm năng suất giảm xuống đáng kể so với vụ Đông Xuân.

b) Đất đai

Ngoài yếu tố tự nhiên được đề cập ở trên thì đất đai cũng là yếu tố không kém phần ảnh hưởng, tại vì theo phỏng vấn nông hộ nếu mà gieo trồng ở trên 2 loại đất: đất cao và đất thấp thì vùng đất thấp vào vụ Hè Thu sẽ cho năng suất thấp hơn so với vụ Đông Xuân, bởi phần lớn chịu sự ngập úng hay đổ sập làm cho cây nếp không tốt, dẫn đến năng suất, phẩm chất hạt nếp thấp, còn ở vùng đất cao thì cũng có ảnh hưởng nhưng chênh lệch giữa 2 vụ với nhau không nhiều.

c) Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố nói trên thì yếu tố phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giữa 2 vụ cũng khác nhau. Nhìn chung ở vụ Hè Thu 2 loại chi phí này thường cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân chênh lệch nhau khoảng 0,25 %. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự khác nhau về năng suất giữa 2 vụ như: việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hình thức gieo sạ...

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)