Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích các yếu tố tác động thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả tạ
tỉnh Lai Châu
(1). Sự cạnh tranh trong nước và quốc tế
Cạnh tranh thương mại diễn ra ngày càng gay gắt trên cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Hàng hóa ngày càng nhiều trên thị trường trong khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tạo sức ép cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu trước môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt mang tính sống còn. Trong bối cảnh đó dễ tạo cơ hội nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá nên hàng giả được sản xuất và buôn bán trên địa bàn là tất yếu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư liên doanh liên kết trên địa bàn tỉnh, tạo động cơ kéo theo hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hàng nhái sản phẩm của các cơ sở sản xuất nổi tiếng trên thế giới và thông qua đó họ lợi dụng vận chuyển vào địa bàn tiêu thụ hàng giả nên sức ép lớn hàng hóa đối với thị trường nội địa.
(2). Trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước
Với vai trò chỉ đạo trực tiếp về công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Chi cục QLTT đã chủ động tham mưu tích
thương mại. Nắm bắt được tình hình, đa số hàng giả trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc-một nước lân cận, cán bộ QLTT đã chú trọng đến kế hoạch triển khai trong thực tế, chú trọng địa điểm thường hay vận chuyển và lưu trữ hàng giả, cá nhân và tổ chức trong phạm vi kiểm soát. Đồng thời ban hành các văn bản tăng cường sự kiểm tra, giám sát trên địa bàn, triển khai các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên.
Thực hiện quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập đoàn chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tại Lai Châu, lực lượng QLTT vẫn tích cực tham gia với vai trò đầu mối trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại ở thị trường nội địa và Tổ trưởng tổ kiếm tra liên ngành trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng nỗ lực đó thì có thể thấy công tác kiểm soát nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan và chống buôn lậu chưa đủ sức ngăn chặn được nguồn hàng giả từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Lai Châu. Nhìn chung, công tác QLNN chưa đáp ứng yên cầu, cồn bất cập về quy định, chế tài của nhà nước chưa phù hợp với thực tiễn, chưa hoàn thiện. Nghiệp vụ trình độ chuyên môn còn hạn chế. Cơ sở thiết bị, phương tiện, thông tin còn thiếu và yếu. Công tác tuyên truyền chưa tốt, người dân thiếu thông tin hàng hóa nhất là người dân sống tại vùng sâu, vùng xa co thu nhập thấp gây nhiều ảnh hưởng đến công tác chống hàng giả trên địa bàn tỉnh…
(3). Sự hiểu biết và quan tâm của doanh nghiệp
Sự hiểu biết và quan tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với quyền sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ. Vì vậy, khi hàng hóa mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu của mình. Thủ đoạn sản xuất
của doanh nghiệp do công nghệ ngày càng tiên tiến nên rất khó phát hiện giữa hàng giả và hàng thật gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ và phát huy thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường. Các doanh nghiệp trên địa bàn đồng hàng vào cuộc cùng các cơ quan chức năng phòng chống hàng giả còn rất hạn chế, chưa thấy được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.
(4). Ảnh hưởng từ các nước lân cận
Tỉnh Lai Châu là tỉnh miền núi, giáp với Trung Quốc- một nước có thể coi là trung tâm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn nhất thế giới, tác động rất lớn đến thị trường tỉnh Lai Châu. Trong thực tế thì hàng hóa nhập khẩu của tỉnh Lai Châu chủ yếu là hàng nhập từ Trung Quốc trong khi công tác kiểm soát, kiểm tra và xử lý về hàng giả còn nhiều hạn chế. Điều đó, càng làm cho tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh ngày càng nan giải, gặp nhiều khó khăn.
(5). Hiểu biết của người tiêu dùng
Sự hiểu biết của người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu trí tuệ và phân biệt hàng giả chưa rõ rệt không tạo được thói quen phòng, phát triển với những sản phẩm, không tạo được làn sóng đấu tranh bài trừ hàng giả mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Người dân tiêu dùng chưa tích cực tiếp cận thông tin về hàng giả, khi tiếp cận với những hàng hóa giả còn lúng túng. Tuy nhiên, đối với việc này cũng do công tác tuyên truyền, phổ biến về hàng giả chưa được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, người tiêu dùng chưa được tiếp thu cụ thể về những thông tin so sánh, phân biệt giữa hàng giả và hàng thật, nên tác động thúc đẩy hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng. Không những vậy, tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của người dân Lai Châu vẫn ưa chuộng đồ ngoại có thương hiệu nhưng giá cả rẻ, nên vô tình tiếp tay cho các đối tượng bán hàng giả,
hình thức đẹp mắt, giá cả rẻ do chất lượng kém, nhưng được nhiều khách hàng mua và sử dụng.
3.4. Đánh giá công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu