Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 107)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Địa bàn miền núi rộng, phức tạp mỗi đội QLTT chỉ có đến 3 công chức, gần 100% các Đội QLTT trực thuộc phải đi thuê trụ sở làm việc. Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ, kinh phí đảm bảo hoạt động của Chi cục còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, Chi cục còn 7/9 Đội QLTT phải đi thuê nhà dân làm trụ sở làm việc, biên chế ít mỗi đội QLTT chỉ có 3-4 người phụ trách địa bàn quản lý rộng.

- Nhiều quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn còn thiếu cụ thể, gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và doanh nghiệp.

- Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người vi phạm sau khi nộp phạt thường tiến hành thay đổi pháp nhân để tiếp tục kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực còn chưa được ban hành kịp thời.

- Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một số Đội QLTT chưa đúng thời gian qui định, nội dung, chất lượng báo cáo còn sơ sài; số liệu còn thiếu chính xác; nghiệp vụ của một số kiểm soát viên còn hạn chế, hiệu quả chất lượng công tác chưa cao.

- Hoạt động của Chi cục trên địa bàn rộng, khó khăn, trang thiết bị, trụ sở làm việc phục vụ kiểm tra kiểm soát thị trường còn nhiều thiếu thốn, biên

phân công phụ trách hầu hết các đội QLTT chưa chú trọng thường xuyên, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa.

- Công tác thống kê lập sổ nắm thương nhân của một số Đội Quản lý thị trường vẫn còn chưa toàn diện; chưa làm rõ tình hình chấp hành pháp luật của thương nhân trên địa bàn được phân công phụ trách.

- Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các gian lận thương mại khác nhìn chung chưa phản ánh hết với tình hình thực tế ở địa phương; trên thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại nhất là các địa bàn vùng sâu, xa.

- Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển; phần lớn hàng hóa tiêu dùng trong tỉnh được vận chuyển từ các tỉnh ngoài vào; trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT còn hạn chế, dễ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng để thuê vận chuyển, cất giấu hàng hóa nhập lậu qua biên giới và tiêu thụ các loại hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, nên công tác kiểm tra kiểm soát gặp nhiều khó khăn.Đặc biệt có những bộ phận người dân biết nhưng vẫn mua vì giá rẻ.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LAI CHÂU 4.1. Dự báo sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới

Cùng với quá trình phát triển kinh tế chung của cả nước và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Lai Châu sẽ có nhiều chuyển biến, thị trường hàng hóa sẽ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, các hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô và cách thức thực hiện.

Khi nền kinh tế ngày càng mở rộng thì cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, tác động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, quốc phòng an ninh và đặc biệt ảnh hưởng đến người dân. Ngoài các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại địa phương sẽ còn những tổ chức và cá nhân làm hàng giả nổi tiếng tham gia ngày càng gia tăng. Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, khó kiểm soát hơn. Địa bàn tiêu thụ hàng giả trên khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

4.2. Quan điểm, định hướng đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu trong những năm tới giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu trong những năm tới

4.2.1. Quan điểm

Chi cục QLTT quyết tâm tiếp tục làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân, thống kê phân loại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn được giao quản lý đạt từ 95% trở lên; đẩy công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các gian lận thương mại; kiểm tra chấp hành pháp luật về ATTP, chấp hành pháp luật giá, đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, ngăn chặn đầu cơ tăng giá bất hợp lý nhất là dịp Lễ, Tết Nguyên đán, kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường năm 2015 của Chi cục, xử lý nghiêm các vi phạm về pháp luật thương mại và các lĩnh vực liên quan khác; xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương - Thường trực Ban 389/ĐP thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2015; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, kịp thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền có các biện pháp điều tiết cung cầu hàng hóa để ổn định thị trường, nhất là trong các dịp lễ, tết và mùa mưa lũ.

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Chi cục, thực hiện kiểm tra nội bộ về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt vi phạm hành chính của các Đội quản lý thị trường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác; phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiên tiêu cực và uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, ghi chép ấn chi, thụ lý hồ sơ vụ việc cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện lịch sử của tỉnh năm 2015 do các cấp nghành phát động; tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động "Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa" trong Chi cục Quản lý thị trường, tập trung vào việc nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, kỷ cương, kỷ luật, thái độ ứng xử; phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức; phấn

4.2.2. Định hướng

Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, UNBD tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP, Sở Công Thương, Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...; chủ động tham mưu cho Ban 389/ĐP thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389/ĐP; củng cố xây dựng lực lượng Quản lý thị trường trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cướng công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389/ĐP xây dựng kế hoạch chống buôn lậu,

gian lận thương mại và hàng giả năm 2016; chủ trì phối hợp với các ngành, thành viên 389/ĐP tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn nắm

thương nhân, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá như: đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn nâng cao hiệu quả

trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào địa bàn quản lý và các hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép; tiếp tục kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, chú trọng kiểm tra các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc lá, các nhà hàng karaoke, quán cà phê, giải khát, khách sạn.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác

đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nhiều hình thức để các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự nguyện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không kinh doanh hàng nhập lậu, không sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo vệ sinh ATTP, tập trung vào các mặt hàng như: phụ gia thực phẩm, phân bón hóa học, mũ bảo hiểm, thuốc lá điếu nhập lậu, gia súc, gia cầm, kết hợp tuyên truyền với việc kiểm tra các cở sở kinh doanh thực hiện cam kết đã ký, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết nhưng vẫn còn vi phạm.

Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát thị trường kịp thời tuyên truyền các quy định của pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chủ động tham mưu cho Ban 127/ĐP thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ cơ quan thường trực giúp việc Ban 127/ĐP; củng cố xây dựng lực lượng Quản lý thị trường trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1. Thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân; kịp thời

cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh ít nhất phải được kiểm tra theo định kỳ gắn với tuyên truyền từ 1 lần trở lên trong năm; Lập sổ bộ thống kê phân loại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại , dịch vụ trên địa bàn được giao quản lý đạt từ 95% trở lên.

2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, buôn bán

vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; kiểm tra chấp hành pháp luật về ATTP, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không qua kiểm dịch; chấp hành pháp luật giá, đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá; ngăn chặn đầu cơ tăng giá bất hợp lý nhất là dịp cuối năm, trước, trong dịp Tết Nguyên đán, xử lý nghiêm các vi phạm về pháp luật thương mại và các lĩnh vực liên quan khác.

3. Tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương - Thường trực Ban 127/ĐP

thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2014; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, kịp thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền có các biện pháp điều tiết cung cầu hàng hóa để ổn định thị trường, nhất là trong mùa mưa lũ; xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát ổn định thị trường, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014; giám sát các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn ngân sách thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu về số lượng, chất lượng đã cam kết.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Cuộc vận động "Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa" trong Chi cục Quản lý thị trường, tập trung vào việc nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, kỷ cương, kỷ luật, thái độ ứng xử; phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức thực hiện theo

Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2012 và Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường.

5. Thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch điều

động, luân chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Chi cục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

6. Có kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát

thị trường, ghi chép ấn chi, thụ lý hồ sơ vụ việc cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

7. Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ về hoạt động kiểm tra, kiểm soát

thị trường và xử phạt vi phạm hành chính của các Đội quản lý thị trường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác; phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiên tiêu cực và uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua chào mừng các sự kiện lịch sử

của tỉnh năm 2015 - 2016 do các cấp nghành phát động; thực hiện tốt Cuộc vận động "Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa" trong Chi cục Quản lý thị trường, tập trung vào việc nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, kỷ cương, kỷ luật, thái độ ứng xử; phương pháp làm việc, nâng cao tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức; phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đến năm 2020.

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

4.3.1. Hoàn thiện bộ máy, chỉ đạo công tác phòng chống hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 107)