Công tác tuyên truyền Bình quân
Ý nghĩa
Được tổ chức hàng năm đạt hiệu quả cao 3.70 Tốt
Nội dung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu 3.80 Tốt
Hình thức tuyên truyền phong phú, đa đạng 4.10 Tốt
Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện 4.20 Tốt
Trung bình 3.95 Tốt
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ việc phân tích các phiếu điều tra của tác giả)
Qua kết quả tổng hợp từ kết quả điều tra, có thể thấy rằng công tác tuyên truyền diễn ra tốt, mức điểm bình quân cao nhất là 4.20 đối với tiêu chí Phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền về phòng chống hàng giả, cao hơn mức điểm bình quân của tiêu chí Được tổ chức hàng năm đạt hiệu quả cao,
đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, chỉ phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua mà không quan tâm đến chất lượng hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hơn nữa, Chi cục QLTT tỉnh Lai Châu đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đội QLTT và coi đó là chỉ tiêu chấm điểm thi đua.
3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ phòng chống hàng giả
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức, nhân viên QLTT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả khi mà hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, phức tạp. Công tác này sẽ bồi dưỡng thêm cho cán bộ QLTT đáp ứng, thích ứng được với yêu cầu công việc.
Thực tế trong giai đoạn 2012-2015 vừa qua, Chi cục QLTT đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức tham gia tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời hàng năm phối hợp với Sở Công thương, các doanh nghiệp, các Công ty lớn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng chống hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua một số hình thức chủ yếu sau:
- Thường xuyên bố trí các công chức đi học các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ như hội thảo, tham gia lớp cao cấp chính trị, trung cấp lý luận chính trị tại địa phương, tham gia lớp bồi dưỡng tiền công vụ, tập huấn về ghi chép ấn chỉ QLTT.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị về hàng giả: phối hợp với các doanh nghiệp, cục QLTT tổ chức hội nghị tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật về hàng giả, về kỹ thuật, cách nhận biệt, phân biệt về hàng giả, cách xử lý giải quyết vấn đề. Những đợt tập huấn này có ý nghĩa thiết thực nhưng do kinh phí còn hạn chế nên số lượng và chất lượng chưa đạt hiệu quả cao.
- Tự đào tạo qua hình thức trao đổi kinh nghiệm nội bộ: trong quá trình xử lý công việc, những cán bộ công chức có trình độ chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm thực tế thường trao đổi, hướng dẫn cho những cán bộ mới. Đây là hình thức đào tạo không mất thời gian, chi phí nhưng đòi hỏi mỗi cán bộ hướng
dẫn có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ đồng nghiệp, đôi khi việc đào tạo này mang tính lối mòn truyền thống, không có sự sáng tạo, đổi mới trong khi tính chất công việc luôn đòi hỏi sự tinh tế khi nhận biết và xử lý vấn đề.
Bảng 3.5. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức QLTT
Nội dung thực hiện ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cử đi tham gia tập huấn phân biệt
hàng giả-hàng thật Cán bộ 9 7 9 11
Học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ Cán bộ 7 8 10 13
Tổ chức hội nghị trao đổi kinh
nghiệm về chống buôn lậu Đợt - 1 1 2
Tập huấn ghi chép ấn chỉ QLTT Cán bộ 3 3 4 5
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Chi cục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa" và nội dung Kế hoạch hành động về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường Lai Châu đến năm 2020, theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương và kế hoạch số 1423/KH-QLTT ngày 24/10/2012 của Cục Quản lý thị trường; Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường. Kết quả của những công tác đó cũng được thể hiện qua kết quả điều tra của tác giả đối với cán bộ quản lý và nhân viên của Chi cục về nội dung đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn như sau:
Bảng 3.6. Đánh giá của đối tượng điều tra
Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn Bình quân
Ý nghĩa
Sau các đợt đào tạo bồi dưỡng đạt chất lượng cao 3.00 Khá
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tại Chi cục luôn được
coi trọng 4.50 Tốt
Số lượng CBVC được cử đi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường được tổ chức thường
xuyên tại Chi cục 3.40 Tốt
Trung bình 3.75 Tốt
(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ việc phân tích các phiếu điều tra của tác giả)
Qua số liệu về kết quả đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do phòng Tổ chức- Hành chính cung cấp và qua mức điểm bình quân của các tiêu chí mà tác giả tổng hợp được từ kết quả điểu tra có thể thấy rằng: Chi cục QLTT tỉnh Lai Châu đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của trình độ đội ngũ cán bộ QLTT đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả trong bối cảnh ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi trên thị trường. Đã thường xuyên tạo điều kiện và khuyến khích CBVC học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phối hợp tốt với Cục QLTT, Sở Công thương, các doanh nghiệp tổ chức hoặc cử đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lượng các đợt tập huấn còn ít chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tăng giảm không đều qua các năm nên tiêu chí Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường được tổ chức thường xuyên tại Chi cục chỉ đạt mức điểm bình quân 3.40 điểm thấp nhất của mức Tốt và tiêu chí Sau các đợt đào tạo bồi dưỡng đạt chất lượng cao chỉ đạt mức điểm Khá là 3.00. Điều đó chứng tỏ rằng, sau các đợt tổ chức hoặc cử cán bộ đi tập huấn nâng cao trình độ không có sự đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo nên không nắm được kết quả cũng như tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đối tượng được đào tạo. Các hình thức đào tạo được Chi cục áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ được cử đi chủ yếu ngồi nghe, ít ghi chép, thực tế trao đổi ít, trải nghiệm thực tế ít nên việc tiếp thu kiến thức không sâu, không nhiều. Ngoài ra, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền lại kiến thức mới từ người được cử đi học với người không được cử đi học ít được chú trọng. Từ đó có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ về hàng giả tại Chi cục QLTT đã được triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần nghiên cứu việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực hơn, hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới.
3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả
Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 27/10/1999, Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08/09/2008 của Thủ Tướng Chính phủ và chỉ đạo của Cục QLTT - Bộ Công Thương về tăng cường công tác đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Xác định hàng giả không những là nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng, xâm hại quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất, tác động xấu đến sự phát triển lâu dài của toàn xã hội. Nhận thức rõ sự nguy hại của hàng giả, Chi cục QLTT tỉnh Lai Châu luôn xác định công tác đấu tranh chống hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, được quan tâm chỉ đạo hàng đầu trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
Ngay từ đầu năm công tác, Chi cục đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, dự báo tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ đạo các Đội xây dựng các kế hoạch chuyên đề và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCC (xem Phụ lục 1, 2). Để phát huy sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị trong công tác đấu tranh chống hàng giả hàng năm căn cứ vào điều kiện về nguồn nhân lực, tình hình thị trường, kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm trước và mức độ phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Chi cục tiến hành phân bổ chỉ tiêu kế hoạch xử lý về lĩnh vực hàng giả cho các đơn vị trực thuộc, đưa vào tiêu chí chấm điểm thi đua
Bảng 3.7: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả giai đoạn 2012 - 2015
Ðơn vị tính: Vụ
TT Tên đơn vị
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ % Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ % Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ % Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ lệ % 1 Đội QLTT cơ động 57 60 105,2 58 60 105,2 43 45 104,6 54 56 103,7 2 Đội QLTT Thành phố 41 42 102,4 42 43 102,3 20 21 105,0 39 41 105,1
3 Đội QLTT Tam Đường 38 38 100,0 38 39 102,6 21 21 100,0 30 31 103,3
4 Đội QLTT Than Uyên 37 38 102,7 37 38 102,7 25 27 108,0 30 32 106,6
5 Đội QLTT Sìn Hồ 31 33 106,4 31 33 106,4 25 25 100,0 32 33 103,1
6 Đội QLTT Phong Thổ 32 34 106,2 32 34 106,2 23 24 104,3 32 32 100,0
7 Đội QLTT Mường Tè 36 36 100,0 36 36 100,0 25 25 100,0 29 31 106,8
8 Đội QLTT Tân Uyên 33 33 100,0 33 33 100,0 26 26 100,0 32 33 103,1
9 Đội QLTT Nậm Nhùn 21 23 109,5 23 23 100,0 15 15 100,0 22 23 104,5
Tổng 326 337 103,3 329 339 103,0 223 229 101,7 300 312 104,0
Hình 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả giai đoạn 2012-2015
Năm 2012, Chi cục đã xây dựng tiêu chí chấm điểm thi đua hàng năm cho các tập thể thực hiện các chỉ tiêu thu nộp ngân sách, số vụ hàng cấm, hàng giả:
+ Đạt từ 120% trở lên: cộng 10 điểm thưởng
+ Đạt từ 100% đến dưới 120%: cộng 05 điểm thưởng + Đạt từ 80 đến dưới 100%: trừ 05 điểm phạt
+ Đạt dưới 80 %: trừ 10 điểm phạt
Qua kết quả thực hiện bảng 3.7 có thể thấy rằng: năm 2012, Chi cục QLTT giao chỉ tiêu là 326 vụ nhưng do tinh thần tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, giám sát nên số cụ thực hiện là 337 vụ vượt chỉ tiêu đề ra 3,3%. Trong đó với đặc thù của đội QLTT cơ động, thường xuyên bám sát địa bàn đã xử lý thực tế 60 vụ tăng 5,2% so với chỉ tiêu được giao. Trong năm 2012 và năm 2013 kết quả xử lý luôn vượt chỉ tiêu, tuy nhiên tỷ lệ vượt không nhiều. Năm 2014 số vụ theo chỉ tiêu là 223 vụ , ít hơn so với năm trước nhưng vẫn tích cực vượt chỉ tiêu với 229 vụ, tăng vượt
0 50 100 150 200 250 300 350 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu (vụ) Thực hiện (vụ)
hoạch cho các đơn vị và đưa vào tiêu chí chấm điểm thi đua đã có tác động tích cực vào việc thúc đẩy công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả. Tuy nhiên, nhìn vào tiêu chí chấm điểm thi đua ta thấy có sự chênh lệch khá lớn nhằm mục đích động viên về thang chấm điểm, điều này dẫn đến các đơn vị muốn đạt điểm về thi đua thì phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng trên thực tế, đã xảy ra tình trạng chỉ kiểm tra, xử lý với mục tiêu cho đủ số lượng mà không quan tâm đến chất lượng vụ việc, đến vai trò, chức năng của lực lượng. Số lượng mặt hàng giả mới phát hiện tăng không đáng kể so với năm 2012. Do đó từ năm 2015, Chi cục đã thí điểm giao thêm chỉ tiêu giá trị hàng giả phát hiện xử lý gắn với số vụ đã tạo chuyển biến tích cực, số chỉ tiêu 300 vụ nhưng kết quả xử lý được 312 tăng 12 vụ tương đương 4% so với chỉ tiêu đề ra trong năm.
Bên cạnh đó, ta thấy ngoài Đội QLTT thành phố và Đội QLTT cơ động thì số vụ giao chỉ tiêu kế hoạch giữa các đơn vị còn lại có sự chênh lệnh không nhiều; song nếu xét về điều kiện phát triển thương mại và tình hình nhân sự tại các đơn vị này thì việc phân bổ chi tiêu xử lý về hàng giả vẫn còn có những điểm bất cập chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hàng hóa ngày càng mở rộng với chủng loại, mẫu mã hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú theo đó các loại hàng giả, hàng nhái cũng có xu hướng ngày càng đa dạng hơn. Nhưng qua bảng ta thấy việc phân bổ chỉ tiêu qua các năm không có sự biến động nhiều, hầu hết là giữ nguyên chỉ tiêu phân bổ cho các đơn vị, điều này dẫn đến tình trạng kết quả năm trước và năm sau gần tương đương như nhau, không có sự đột biến trong hoạt động.
Từ thực trạng kết quả thực hiện việc phân bổ chỉ tiêu xử lý cho thấy công tác phân bổ tuy có những tác động tích cực hoạt động đấu tranh chống hàng giả tại các đơn vị song cũng còn nhưng tồn tại hạn chế nhất định cần được khắc phục để mang lại hiệu quả cao hơn. Cụ thể:
cho đủ chỉ tiêu về số vụ nếu vượt thì vượt không nhiều (để có kết quả căn cứ phân bổ cho sang năm) mà không cần quan tâm chất lượng vụ việc; nhiều vụ việc chỉ xử lý cảnh cáo hoặc mức xử phạt thấp với số lượng tang vật vi phạm ít, giá trị không lớn việc xử lý nhằm đạt chỉ tiêu về đầu vụ nên nhìn vào kết quả tuy là đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao nhưng hiệu quả thực tế không cao.
- Việc phân bổ chỉ tiêu chưa tạo ra sự đột biến trong hoạt động cũng như chưa phát huy tối đa được sự nỗ lực, cố gắng, sự tìm tòi sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức QLTT trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
* Kết quả thực hiện:
Thực hiện thông tư 24/2009/TT-BCT ngày 24/8/2009 của Bộ Công Thương quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan Quản lý thị trường. Chi cục Quản lý thị trường đã thống kê được 2.966 thương nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Hợp tác xã, Chi nhánh doanh nghiệp.
Năm 2012, xử phạt vi phạm hành chính 337 vụ, đến năm 2013 tăng được 2 vụ tương đương 0,6%, nhưng đến năm 2014 số vụ xử lý giảm đi chỉ còn 229 vụ sang năm 2015 là 312 vụ tăng được 83 vụ, tăng tương đương 36,2%. Mặc