Đánh giá công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 104)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả

3.4.1. Thành công

Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015, bám sát theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ công thương, UBND tỉnh và các các cấp có thẩm quyền, ngành lực lượng QLTT Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm; số vụ kiểm tra xử lý và số tiền xử phạt vi phạm hành chính đều tăng qua các năm, vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong năm và kế hoạch cấp trên giao.

- Công tác xử lý vi phạm hành chính được tiến hành đúng trình tự thủ tục, đúng quy định của pháp luật; các quyết định xử phạt được ban hành đúng thẩm quyền, không để sảy ra các tình trạng đơn thư khiếu nại, khiếu kiện tới các cơ quan chức năng.

- Công tác thẩm định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành thường xuyên theo tháng, quý, năm, kịp thời phát hiện, trấn chỉnh các sai sót trong quá trình xử lý vi phạm và thực hiện nghiêm theo quy trình nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát.

- Công tác xây dựng lực lượng được củng cố, từng bước nâng cao năng lực thi hành công vụ và ý thức trách nhiệm của công chức, các phong trào thi đua được đẩy mạnh đã góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Chi cục được giao. Bên cạnh đó, còn chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, tác phong làm việc, thực hiện luân chuyển cán bộ theo đúng quy định, phù hợp với vị trí công tác đạt hiệu quả; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác.

- Nhiều công tác tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực như: Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường được tăng cường, quản lý được đại bộ phận thương nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã đi sâu vào kiểm

tra theo từng chuyên đề về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ snh thực phẩm… được xã hội và người tiêu dùng quan tâm, do vậy đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Công tác tuyên truyền phố biến pháp luật trong kinh doanh thương mại được triển khai tích cực, hướng vào tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về tăng cướng quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, ký cam kết nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, phòng chống dịch cúm A ở người.

- Công tác phối hợp giữa các ban ngành được chú trọng, quan tâm, chủ động tham mưu cho Sở Công thương tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giảvà gian lận thương mại và các lĩnh vực liên quan khác góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, ổn định thị trường trong các dịp lễ, tết. Công tác xây dựng lực lượng được củng cố, từng bước nâng cao năng lực thi hành công vụ và ý thức trách nhiệm của công chức; các phong trào thi đua được đẩy mạnh đã góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Chi cục được giao.

3.4.2. Hạn chế

Về phía cơ quan thực thi:

- Trình độ chuyên môn của lực lượng thực thi còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Biên chế lực lượng quản lý thị trường hiện nay còn mỏng, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, nhận biết hàng giả, hàng vi pham SHTT còn thiếu. Hiện tại chỉ có Viện Khoa học SHTT cung cấp dịch vụ giám định SHTT, từ đó có thể gây ra khó khăn trong việc đưa ra quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan thực thi.

- Theo đơn yêu cầu xử lý của các tổ chức, một số cơ sở sản xuất hàng vi phạm SHTT nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố này nhưng lực lượng thực thi ở địa phương đó không có quyền kiểm tra hàng vì hàng hóa đem tiêu thụ tại địa bàn tỉnh, thành phố khác, điều này làm cho công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng vi phạm SHTT không kịp thời, xử lý không triệt để.

Về phía doanh nghiệp

- Một số doanh nghiệp bị làm giả thì thờ ơ, né tránh, chưa hợp tác với lực lượng chức năng, gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng phát hiện hàng giả đối với sản phẩm của mình sẽ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, khiến người tiêu dùng không muốn mua sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp lo ngại khi công bố đặc điểm hàng thật, hàng giả, đối tượng sản xuất hàng giả nắm được đặc điểm hàng hóa để tiếp tục sản xuất hàng giả.

- Nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, chưa chú trọng trong công tác điều tra, nắm bắt tình hình hàng hóa vi phạm đối với nhãn hiệu của mình.

- Doanh nghiệp không được phép thực hiện hoạt động điều tra các hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển…. hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, nhưng lại phải cung cấp chứng cứ vi phạm khi yêu cầu cơ quan chức năng điều tra.

- Doanh nghiệp nhận được ít thông tin về quá trình xử lý và chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm, và gần như rất hiếm khi nhận được thông tin về quá trình và kết quả thựuc thi các quyết định xử lý vi phamk của các cơ quan chức năng.

- Hiện chưa có cơ chế đảm bảo vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc chủ động phát hiện và phối hợp với các lực lượng thực thi, mới dừng lại ở việc phối hợp chung chung trên văn bản thỏa thuận với một số hiệp hội ngành hàng và lẻ tẻ các mặt hàng sản xuất, kinh doanh.

- Việc kiểm tra đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở khâu thống kê lập sổ bộ chưa đi sâu vào từng chuyên đề, lĩnh vực kiểm tra cụ thể. Công tác kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn nhiều bất cập. Ngoài ra, công tác kiểm thanh tra, kiểm tra nội bộ trong năm chưa được thực hiện, chưa thành lập đoàn kiểm tra nội bộ của Chi cục đối với các đội QLTT, mới chỉ dừng lại ở khâu thẩm định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, tỷ lệ thụ lý hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có sai sót còn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số vụ vi phạm đã xử lý.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Địa bàn miền núi rộng, phức tạp mỗi đội QLTT chỉ có đến 3 công chức, gần 100% các Đội QLTT trực thuộc phải đi thuê trụ sở làm việc. Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ, kinh phí đảm bảo hoạt động của Chi cục còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, Chi cục còn 7/9 Đội QLTT phải đi thuê nhà dân làm trụ sở làm việc, biên chế ít mỗi đội QLTT chỉ có 3-4 người phụ trách địa bàn quản lý rộng.

- Nhiều quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn còn thiếu cụ thể, gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và doanh nghiệp.

- Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người vi phạm sau khi nộp phạt thường tiến hành thay đổi pháp nhân để tiếp tục kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực còn chưa được ban hành kịp thời.

- Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một số Đội QLTT chưa đúng thời gian qui định, nội dung, chất lượng báo cáo còn sơ sài; số liệu còn thiếu chính xác; nghiệp vụ của một số kiểm soát viên còn hạn chế, hiệu quả chất lượng công tác chưa cao.

- Hoạt động của Chi cục trên địa bàn rộng, khó khăn, trang thiết bị, trụ sở làm việc phục vụ kiểm tra kiểm soát thị trường còn nhiều thiếu thốn, biên

phân công phụ trách hầu hết các đội QLTT chưa chú trọng thường xuyên, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa.

- Công tác thống kê lập sổ nắm thương nhân của một số Đội Quản lý thị trường vẫn còn chưa toàn diện; chưa làm rõ tình hình chấp hành pháp luật của thương nhân trên địa bàn được phân công phụ trách.

- Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các gian lận thương mại khác nhìn chung chưa phản ánh hết với tình hình thực tế ở địa phương; trên thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại nhất là các địa bàn vùng sâu, xa.

- Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển; phần lớn hàng hóa tiêu dùng trong tỉnh được vận chuyển từ các tỉnh ngoài vào; trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT còn hạn chế, dễ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng để thuê vận chuyển, cất giấu hàng hóa nhập lậu qua biên giới và tiêu thụ các loại hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, nên công tác kiểm tra kiểm soát gặp nhiều khó khăn.Đặc biệt có những bộ phận người dân biết nhưng vẫn mua vì giá rẻ.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LAI CHÂU 4.1. Dự báo sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới

Cùng với quá trình phát triển kinh tế chung của cả nước và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Lai Châu sẽ có nhiều chuyển biến, thị trường hàng hóa sẽ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, các hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô và cách thức thực hiện.

Khi nền kinh tế ngày càng mở rộng thì cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, tác động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, quốc phòng an ninh và đặc biệt ảnh hưởng đến người dân. Ngoài các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại địa phương sẽ còn những tổ chức và cá nhân làm hàng giả nổi tiếng tham gia ngày càng gia tăng. Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, khó kiểm soát hơn. Địa bàn tiêu thụ hàng giả trên khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

4.2. Quan điểm, định hướng đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu trong những năm tới giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Lai Châu trong những năm tới

4.2.1. Quan điểm

Chi cục QLTT quyết tâm tiếp tục làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân, thống kê phân loại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn được giao quản lý đạt từ 95% trở lên; đẩy công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và các gian lận thương mại; kiểm tra chấp hành pháp luật về ATTP, chấp hành pháp luật giá, đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, ngăn chặn đầu cơ tăng giá bất hợp lý nhất là dịp Lễ, Tết Nguyên đán, kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường năm 2015 của Chi cục, xử lý nghiêm các vi phạm về pháp luật thương mại và các lĩnh vực liên quan khác; xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương - Thường trực Ban 389/ĐP thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2015; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, kịp thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền có các biện pháp điều tiết cung cầu hàng hóa để ổn định thị trường, nhất là trong các dịp lễ, tết và mùa mưa lũ.

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Chi cục, thực hiện kiểm tra nội bộ về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt vi phạm hành chính của các Đội quản lý thị trường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác; phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiên tiêu cực và uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, ghi chép ấn chi, thụ lý hồ sơ vụ việc cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện lịch sử của tỉnh năm 2015 do các cấp nghành phát động; tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động "Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa" trong Chi cục Quản lý thị trường, tập trung vào việc nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, kỷ cương, kỷ luật, thái độ ứng xử; phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức; phấn

4.2.2. Định hướng

Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, UNBD tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP, Sở Công Thương, Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...; chủ động tham mưu cho Ban 389/ĐP thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 389/ĐP; củng cố xây dựng lực lượng Quản lý thị trường trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cướng công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389/ĐP xây dựng kế hoạch chống buôn lậu,

gian lận thương mại và hàng giả năm 2016; chủ trì phối hợp với các ngành, thành viên 389/ĐP tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)