Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 28 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.4.1. Phương thức sản xuất hàng giả

Hoạt động sản xuất hàng giả được tiến hành lén lút là chủ yếu, có loại quy trình đơn giản nhưng cũng có quy trình phức tạp. Hàng giả do nước ngoài

- Sản xuất những loại hàng hóa đang khan hiếm, thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, lãi suất cao.

- Sản xuất hàng hóa mang tên thương mại, địa chỉ sản xuất, nhãn hiệu...hoặc một trong các yếu tố trên cơ sở sản xuất kinh doanh khác có thương hiệu nổi tiếng hoặc có chất lượng tốt hơn, thị trường tiêu thụ nhiều.

- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các chủ tiêu thụ

- Sản xuất hàng hóa lấy nhãn hiệu, hàng hóa cùng loại của những cơ sở sản xuất khác đã nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ được hàng hóa mà mình sản xuất ra.

- Sản xuất hàng hóa cùng loại, cùng công dụng nhái nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng-đây là tình trạng vi phạm xảy ra khá nhiều hiện nay. Việc làm giả nhãn hiệu của người khác rất tinh vi: có khi nhái toàn bộ, có khi thay đổi một chi tiết nhỏ, thêm bớt một chút...làm cho người tiêu dùng không để ý, dễ nhầm lẫn với hàng thật.

- Sản xuất hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng không ghi tên thương mại, địa chỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo...hoặc có ghi nhưng không ghi đầy đủ, không rõ ràng, ghi không đúng sự thật.

- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng hóa chính phẩm đánh tráo ruột là hàng giả, bao bì nhãn hiệu thật (xi măng, nước gội đầu).

- Hàng hóa được sản xuất theo phương thức thủ công, không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, không tuân theo một quy trình sản xuất nhất định (VD: đối với một số loại hàng hóa như mỹ phẩm - phải có sổ theo dõi pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng, hồ sơ số lô sản xuất...nhưng người sản xuất hàng giả không tuân thủ quy trình sản xuất như trên). Mặt khác, người sản xuất mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo để sản xuất...Đây là một phương thức sản xuất hàng giả đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay mà có những mặt hàng giả gây nguy hiểm cho xã hội, cho sản xuất, cho sức khỏe con người như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật,

- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, được thay đổi mông má, đánh bóng như mới, hàng bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu... chất lượng không đảm bảo như hàng chính hiệu nhưng được đem tiêu thụ như hàng mới, hàng nguyên gốc.

- Tẩy xóa, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượng không đảm bảo an toàn thành hàng còn trong thời hạn sử dụng...để tiêu thụ. Phương thức này chủ yếu tiêu thụ hàng bao gói sẵn, đồ hộp như sữa hộp, thị hộp, cá hộp, hoa quả hộp...

- Hàng giả được sản xuất với mẫu mã bên ngoài rất giống, thậm chí nhìn bên ngoài còn đẹp hơn hàng thật, nếu để 2 sản phẩm thật-giả cạnh nhau, thì người tiêu dùng không phân biệt được.

Sản xuất luôn phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, trình độ hiểu biết, nhận thức của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao hơn nhưng các đối tượng sản xuất và tiêu thụ hàng giả ngày càng tinh vi hơn, có loại hàng được sản xuất với công nghệ hiện đại nên rất khó phân biệt. Do đó, để có thể phân biệt hàng thật-hàng giả trước hết cần sự so sánh, đánh giá chung của nhà sản xuất ra loại hàng giả bị làm giả.

Trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa thương hiệu, xuất xứ hàng Việt Nam. Đây là vấn đề rất mới trong công tác chống hàng giả trong tình hình hiện nay cần được quan tâm khi Việt Nam và các tỉnh thành trong cả nước đang trong tình trạng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

1.2.4.2. Phương thức buôn bán hàng giả

Lợi dụng tâm lý khách hàng luôn muốn mua hàng muốn giá rẻ mà hàng lại tốt nhất nhằm mục tiêu đạt lợi nhuận cao nhất nên các đối tượng đã áp dụng những phương thức tiêu thụ khác nhau đối với từng loại hàng hóa khác nhau,

- Hàng có giá trị lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, thị trường tiêu thụ rộng thì việc sản xuất và tiêu thụ rât tinh vi: hàng giả rất giống hàng thật, thậm chí đẹp hơn hàng thật nhưng chất lượng kém hơn hàng thật. Những loại hàng hóa trên nhiều khi là hàng nhập khẩu, hàng cao cấp, người tiêu dùng không am hiểu nhiều về nhãn mác, xuất xứ, cấu tạo...đó là một yếu tố dẫn đến loại hàng giả này nhiều khi được sản xuất và tiêu thụ công khai.

Buôn bán hàng loại này nhiều khi công khai như nhiều loại hàng khác. Những hành vi vi phạm này bị phát hiện, kiểm tra, xử lý.

- Các lại hàng giả khác, phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau: + Sử dụng nhiều hình thức, chiêu thứ khuyến mãi đánh vào tâm lý, cuốn hút người tiêu dùng để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: giảm giá, mua 2 tặng 1, mua hàng kè theo phiếu trúng thưởng...

+ Giá bán nhiều loại hàng rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ mà tiêu thụ là phổ biến nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ thì hàng giả lại được bán gấp xấp xỉ hàng thật, thậm chí có người tiêu dùng biết hàng giả những vẫn chấp nhận mua vì giá rẻ.

+ Nhiều loại hàng hóa khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng đối với hàng giả, hàng nhái không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu bảo hành giả mạo làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hàng sản xuất có bảo hành.

+ Lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai, quảng cáo quá sự thật về công dụng, chất lượng hàng hóa, xuất xứ...hàng hất lượng thấp nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng có chất lượng cao.

+ Lợi dụng người tiêu dùng hiểu biết còn hạn chế về mặt hàng, về chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa...ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để đưa hàng giả đến tiêu thụ. Thậm chí có loại hàng, có trường hợp đưa cả hàng có công dụng khác hàng thật nhưng giới thiệu, quảng cáo công dụng như hàng thật, tráo trộn hàng giả lẫn vào hàng thật để tiêu thụ. Phương thức tiêu thụ này không

những được thực hiện ở, vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn mà ngay tại các thành phố lớn, thị xã cũng có nhiều loại hàng hóa người tiêu dùng không am hiểu nhiều, thiếu hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, chất lượng, xuất xứ... thì hàng giả cũng được đưa ra tiêu thụ (thuốc chữa bệnh, tiêu thụ...)

+ Có một số mặt hàng giả, nhìn hình thức tiêu thụ đa dạng hơn như sắt thép giả, xi măng giả đưa vào các hộ kinh doanh bán lẻ tiêu thụ, đưa vào chính đại lý của nhà sản xuất ra hàng hóa chính hiệu để tiêu thụ, các chủ thầu, chủ công trình lớn vì lợi nhuận đã lợi dụng hoặc móc ngoặc, thông đồng với cơ quan quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh lai châu (Trang 28 - 32)