5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có đủ loại tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổ biến hơn cả là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể. Hầu hết những người làm hàng giả đều tìm hiểu và nắm được các đặc điểm loại hàng mình làm. Họ tự làm hoặc thuê người khác làm, thường tập trung vào các loại đối tượng như sau. Những người nghèo, kém hiểu biết về pháp luật. Có người thuê là họ làm để lấy tiền sinh sống. Họ là những người am hiểu luật pháp, có trình độ về chuyên môn nhưng vẫn làm hàng giả. Họ là những người chủ cơ sở đăng ký sản xuất một mặt hàng nhưng lại làm giả những mặt hàng đã có uy tín nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên nghiệp. Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất-giao nhận-vận chuyển-buôn bán-tiêu thụ hàng giả, trong đó có những quan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài để sản xuất hàng giả đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam hoặc thâm chí sản xuất trong nước rồi đưa qua biên giới sau đó tìm cách nhập trở lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng:
- Đối với các doanh nghiệp trong nước: sản xuất nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hóa của nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam và thậm chí đã có trường hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu ra nước ngoài, sản xuất hàng giả của những doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao: rượu bia, nước giải khát, nước mắm…và nhập
- Các loại hình doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên kết với doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ các hàng giả, hàng kém chất lượng, bao bì giả nhãn và giả nhãn hiệu hàng hóa. Đối tượng là các Công ty nước ngoài sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ: Chủ yếu là hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu DVD, Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm cao cấp..., giả mạo nhãn hiệu hàng hóa của các hãng nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng như Panasonic, Sony, Longines, Omega... Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả này đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà phần lớn là hàng Trung Quốc nhập lậu.
- Hộ kinh doanh cá thể sản xuất, tiêu thụ hàng giả: đối tượng này sản xuất chủ yếu dựa những mặt hàng tiêu dùng thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng: xà phòng, nước gội đầu, muối I ốt, bột canh…
- Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ở dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới,đối tượng doanh nghiệp này thường sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu của các sản phẩm hàng hoá nước ngoài lừa dối người tiêu dùng, gây tranh chấp, khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp. Tình trạng xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả này đã và đang được bán công khai trên thị trường nước ta, có giá trị lớn như đầu DVD, tivi, đồng hồ, những hàng giả trên xâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng các đường:
- Nhập lậu
- Nhập khẩu tiểu ngạch
- Thậm chí có cả nhập khẩu chính ngạch những hàng hóa có yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp (vi phạm nhãn hiệu, xuất xứ, kiểu dáng công nghiệp).
* Phân loại hàng giả:Các dạng hiện tượng hàng giả đã phát hiện ở thị trường có thể chia ra thành các nhóm chính sau:
Hàng nội giả hàng ngoại: Doanh nghiệp trong nước, hộ kinh doanh sản xuất hàng giả hàng nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hoá của nước ngoài để tiêu thụ. Những người làm hàng giả sản xuất hàng hóa bằng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻ tiền, nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, an toàn được đóng vào mua bao bì cũ của hàng ngoại thật, tân trang lại và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Hàng nội giả hàng nội:Các doanh nghiệp trong nước, hộ kinh doanh sản xuất hàng giả, hàng nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hoá của doanh nghiệp khác đang thu hút được nhiều khách hàng. Chất lượng của những hàng này là không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất, hình thức, vi phạm các tiêu chuẩn về vệ sinh làm giảm giá trị sử dụng, thường đi kèm với hình dáng bao bì in ấn trông giống như hàng thật được làm bởi nhà in sản xuất với yêu cầu đặt hàng cao, lừa gạt người tiêu dùng trong nước.
Hàng ngoại giả hàng ngoại: Các công ty ở nước ngoài sản xuất hàng giả hàng nhái mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hoá của công ty khác đã nổi tiếng trên thế giới. Hàng giả làm từ nước ngoàithường được làm ở các nước thứ hai sau đó nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ. Hàng giả như vậy được xuất phát từ thị hiếu xính hàng ngoại của người tiêu dùng trong nước.
Hàng ngoại giả hàng nội: Hàng giả được sản xuất từ nước ngoài sau khi nhập khẩu vào Việt Nam được thay đổi nhãn mác, tên và địa chỉ nhà sản xuất có uy tín hàng Việt Nam chất lượng cao tại Việt Nam sau đó mới đưa ra thị trường tiêu thụ.