Tổng hợp diện tích và thu nhập của lúa, màu và cây ăn trái

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 31)

Tên cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Thu nhập (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Cây ăn trái 2.444 8,01 115,81 9,42

Cây màu 6.430 21,09 640,93 52,17

Cây lúa 21.614 70,90 471,79 38,41

Tổng 30.488 100,00 1.288.530 100,00

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)

Từ bảng 3 cho thấy rằng diện tích lúa gấp 9 lần diện tích vườn và hơn 3,50 lần diện tích màu nhưng thu nhập lúa chỉ gấp 4 lần vườn và chỉ chiếm 73,59% so với thu nhập màu. Từ cơ sở đó cho chúng ta thấy rằng thu nhập từ vườn và màu cao hơn trồng thuần lúa. Vì vậy khi định hướng đầu tư mở rộng cánh đồng 50 triệu thì Huyện đã tập trung đầu tư cho mô hình cây ăn trái, cây màu… hướng đến việc mở rộng thêm diện tích lúa luân canh màu, lúa luân canh thủy sản, nuôi chuyên thủy sản và màu chuyên là những mô hình rất triển vọng, cần được nhân rộng và phát triển.

Bảng 4: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa 1 màu ở huyện Bình Tân năm 2008

Tình hình chung Mô hình 3 vụ lúa Mô hình 2 lúa 1 màu Tổng số đạt từ

50 triệu trở lên 50 triệu trở lênTổng số đạt từ

STT Đơn vị xã

Diện tích

(ha) Số hộ Diện tích(ha) Số hộ

1 Nguyễn Văn Thảnh 525,02 594,00 102,00 143,00 2 Mỹ Thuận 923,30 1.337,00 5,70 13,00 3 Thành Lợi 483,50 900,00 211,70 370,00 4 Thành Đông 0,00 0,00 175,00 297,00 5 Thành Trung 340,00 640,00 523,30 831,00 6 Tân Thành 302,32 410,00 367,08 590,00 7 Tân Quới 0,00 0,00 54,40 142,00 8 Tân Hưng 759,50 1.217,00 610,00 452,00 9 Tân Bình 0,00 0,00 226,30 373,00 10 Tân Lược 407,00 416,00 44,80 115,00 11 Tân An Thạnh 281,00 730,00 56,00 182,00 Tổng cộng 4.021,64 6.244,00 2.376,30 3.508,00

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)

Từ những hiệu quả mà mô hình lúa màu mang lại, Huyện đã xem xét phát triển và mở rộng thêm quy mô, diện tích. Về cây màu, phát triển vùng màu chuyên canh theo hướng sản xuất rau an toàn và mô hình luân canh lúa màu, phát triển các cây khoai lang, mè, đậu nành, dưa hấu, bắp… theo cơ cấu: vụ lúa Đông Xuân, vụ màu Hè Thu và vụ lúa Thu Đông là hiệu quả và bền vững nhất.

3.2.2. Chăn nuôi

Đàn bò: có số lượng là 972/1.200 con, đạt 81% (Nguồn: số liệu điều tra trạm thú y). Hiện nay giá thịt bò tăng trở lại, ước tính đến cuối năm tổng đàn tăng thêm 200 – 300 con, sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị Quyết.

Đàn heo: là 21.799/19.000 con, đạt 144,73% (Nguồn: Thống kê 6 tháng đầu năm và của số liệu điều tra trạm thú y đến tháng 9/2008)

Đàn dê: là 2.232/2.500 con, đạt 89,28% (Nguồn: Thống kê 6 tháng đầu năm và của số liệu điều tra trạm thú y đến tháng 9/2008).

Huyện đã củng cố xong mạng lưới cơ sở, mỗi xã đều có Tổ trưởng tổ thú y. Hiện tại có 26 kỹ thuật viên tham gia tiêm phòng cả năm.

3.2.3. Thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng trên cây lúa

Vụ Đông Xuân năm 2007 – 2008 thực hiện 7.700 ha, đạt 89,57% diện tích gieo sạ, đạt 95% chỉ tiêu tỉnh giao, giúp nông dân tiết kiệm 6.160 triệu đồng. Bình quân 1 ha tiết kiệm 800.000 đồng (trong đó: 500 ngàn đồng tiền giống và 300 ngàn đồng tiền phân).

Vụ Hè Thu năm 2008 thực hiện 4.000 ha, chiếm 67,64% diện tích gieo sạ, đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao. Giúp nông dân tiết kiệm 3.000 triệu đồng. Bình quân 1 ha tiết kiệm 800.000 đồng (trong đó: 500 ngàn đồng tiền giống và 250 ngàn đồng tiền phân).

3.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ THÀNH LỢI

Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của UBND huyện và Nghị quyết của Đảng Ủy, HĐND xã, trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt được những kết quả trong lĩnh vực kinh tế như sau:

3.3.1. Công tác thủy lợi nội đồng:

+ Khảo sát kênh sườn Thành Nghĩa, kênh Bờ Sậy Thành Đức và lung đưng Thành Thọ.

+ Vận động nhân dân các ấp sửa chữa các đập bị sạt lở.

+ Triển khai một số công trình xây dựng gắn với giao thông nông thôn.

3.3.2. Sản xuất nông nghiệp:

- Diện tích lúa Đông Xuân: thu hoạch dứt điểm diện tích 879 ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, sản lượng đạt được 6.153 tấn, đạt 100% so với kế hoạch.

- Diện tích lúa Hè Thu: xuống giống 646/700 ha so với kế hoạch đạt 92,28%, diện tích lúa tăng so với năm 2007 là 11,50 ha do giá lúa hiện nay tăng cao nên nông dân có lãi, diện tích thu hoạch 646 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha, sản lượng 3.876 tấn đạt 120% so với kế hoạch.

- Diện tích màu: xuống giống 390/500 ha, đạt 78% so với kế hoạch, trong đó khoai lang 137,50 ha; bắp 43 ha; mè 2 ha; đậu nành 20,50 ha; đậu xanh 3 ha; dưa hấu 36,50 ha, rau đậu các loại 147,50 ha. Hiện nay tình hình giá cả hoa màu khá cao, nông dân sản xuất có lãi nên khả năng năm nay diện tích trồng màu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt hợp tác xã rau an toàn đã xuống giống 56 ha gồm: đậu bắp xanh, chanh dây… giá cả được bao tiêu.

- Vườn: cải tạo và trồng mới được 6/13 ha vườn kém hiệu quả đạt 46,51% so với kế hoạch nâng tổng số diện tích vườn lên 31 ha, trồng các loại cây có giá trị như: bưởi năm roi, xoài, sầu riêng…

- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cánh đồng 50 triệu/ha/năm, đến nay đã chuyển đổi 155 ha với mô hình 1 màu 2 lúa trong đó (Ấp Thành Thọ là 89 ha khoai lang, khoai cao; Ấp Thành Nhân là 30 ha rau cải các loại; Ấp Thành Công là 20 ha rau cải, hẹ, bắp; Ấp Thành Trí là 3 ha dưa hấu, hẹ; Ấp Thành Phú là 13 ha dưa hấu).

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật: tập huấn kỹ thuật canh tác lúa màu, mở 6 cuộc hội thảo về giống lúa mới cho nông dân có 182 người tham dự.

3.3.3. Tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ

Duy trì và phát triển mới 2 cơ sở sản xuất bọc nilong, 1 cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết. Đến nay, toàn xã có 557 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và mua bán nhỏ, tạo việc làm cho hơn 2.935 lao động có việc làm ổn định trong toàn xã.

3.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng - thủy lợi

- Khánh thành và đưa vào sử dụng cầu ấp Thành Đức dài 28m, kinh phí 46,16 triệu đồng do mạnh thường quân ở Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ, UBND xã hỗ trợ 3 triệu đồng.

- Tổ chức nghiệm thu con đường tráng nhựa từ Quốc lộ 54 đến chợ Đình Thành Lợi dài 350m, kinh phí 622.813.683 đồng do trên đầu tư.

- Thực hiện được 4/4 công trình thủy lợi đạt 100% so với kế hoạch (kênh Hai Hột, 2 kênh sườn Thành Nghĩa, hợp tác xã rau an toàn). Ngoài ra còn vận động nhân dân thực hiện các công trình thủy lợi nội đồng như: đắp bờ vùng, nạo vét kênh mương với khối lượng ước đạt 10.625m3 (chủ yếu là vét mương đất trồng hoa màu). Riêng hợp tác xã rau an toàn đang thi công nhưng tiến độ rất chậm, nguyên nhân là do ban chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đôn đốc.

3.3.5. Thực hiện các chương trình mục tiêu

- Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động: Từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho nông dân, thanh niên, phụ nữ… vay vốn gần 1 tỷ đồng tạo cơ sở vật chất giúp cho

người dân có công ăn việc làm từ đó giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo. Trong 6 tháng đầu năm đã giới thiệu việc làm cho 215 lao động trong và ngoài tỉnh.

- Chương trình nhà ở: xã đã thực hiện xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong tuyến dân cư Thành Nghĩa đưa dân vào ở 115/135 hộ đạt 85,18%. Riêng cụm dân cư Thành Tâm đã có 67 hộ đã xây dựng xong và vào ở ổn định.

- Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường: được trên đầu tư xây dựng nhà máy nước ấp Thành Nghĩa phục vụ cho 86 hộ có nước hợp vệ sinh sử dụng, nâng tổng số đến nay có 2.249/3.152 hộ đạt 80,60% so với kế hoạch. Ngoài ra còn phối hợp với ngân hàng chính sách giải ngân cho các hộ chưa có nhà vệ sinh vay vốn với số tiền 450 triệu đồng.

3.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ TÂN BÌNH

Xã có diện tích đất tự nhiên là 1.067,20 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 661,43 ha. Tổng số hộ gia đình: 1.751 hộ, với tổng số nhân khẩu là 8.454 người, trong đó số lao động là 5.110 người.

3.4.1. Công tác thủy lợi nội đồng

Xã có một hệ thống thủy lợi khá hoàn thiện. Trong năm xã cũng đã thi công một số công trình thủy lợi như: Kênh Thống Nhất – Thủ Điểu, dài 11m với khối lượng 80m3 và kênh Rạch Ranh, dài 2,75m với khối lượng 10m3.

3.4.2. Tình hình trồng trọt

Tổng giá trị sản phẩm trồng trọt là 100 triệu đồng/ha. Năm 2008 xã xuống giống 210 ha lúa Đông Xuân (tăng 5% so với kế hoạch), đạt sản lượng 7 tấn/ha; diện tích lúa Hè Thu là 7 ha và diện tích lúa Thu Đông là 120 ha. Cây ăn quả có diện tích là 248 ha.

3.4.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Diện tích cải tạo vườn tạp trong năm là 3 ha, diện tích nuôi thủy sản là 18 ha, xã đẩy mạnh đưa cây màu xuống ruộng với diện tích 529 ha. Các loại cây màu được đưa xuống ruộng như: mè (70 ha), khoai lang (12 ha), đậu xanh (1 ha), bắp (98 ha), đậu nành (71,7 ha), dưa hấu (12 ha), rau cải các loại (580 ha).

3.4.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xã có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Xã có 21 trạm biến thế. Lượng máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: 1 chiếc máy xích, 60 máy vận chuyển các loại, 30 máy phun thuốc có động cơ…

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HAI MÔ HÌNH 3 VỤ LÚA VÀ MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 ĐẬU NÀNH

Sản xuất nông nghiệp là một hình thức phức tạp, nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu, thời tiết, đất đai… mà các yếu tố này rất khó định lượng cho nên khi phân tích chỉ tập trung vào các yếu tố có thể định lượng được.

Vì thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài được thực hiện ở phạm vi hai xã với tổng số lượng mẫu là 80 mẫu. Số mẫu cụ thể như sau:

Bảng 5: Số mẫu điều tra phân theo vùng

STT Vùng Số mẫu Tỷ lệ (%)

1 Xã Thành Lợi 40 50

2 Xã Tân Bình 40 50

Tổng cộng 80 100

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

4.1. MÔ HÌNH SẢN XUẤT 3 VỤ LÚA4.1.1. Mô tả chung về mô hình 3 vụ lúa 4.1.1. Mô tả chung về mô hình 3 vụ lúa

4.1.1.1. Một số thông tin chung về nông hộ và một số chỉ tiêu có liênquan đến mô hình quan đến mô hình

Mô hình 3 vụ lúa được thực hiện ở xã Thành Lợi là chủ yếu. Tình hình chung về một số nguồn lực cho mô hình được thống kê mô tả như sau:

Bảng 6: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa

Chỉ tiêu mẫuSố Nhỏnhất Lớnnhất Trungbình Tổng số nhân khẩu trong gia đình (người) 40 3,00 6,00 4,80

Số người trong tuổi lao động (người) 40 2,00 6,00 3,70

Số người tham gia SXNN (người) 40 1,00 4,00 2,07

Diện tích đất nông nghiệp (hecta) 40 0,20 2,50 0,90

Khoảng cách từ nguồn nước đến nơi SX (m) 40 1,00 50,00 10,30

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Theo bảng 6, có 40 hộ được phỏng vấn, trong đó hộ có số nhân khẩu bình quân là 5 người, hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 3 người và cao nhất là 6 người. Bên cạnh đó, số người trong độ tuổi lao động bình quân là 4 người, hộ có số người trong độ tuổi lao động ít nhất là 2 người và nhiều nhất là 6 người. Và số

người tham gia sản xuất nông nghiệp trung bình là 2 người, trong đó hộ có số người tham gia sản xuất nông nghiệp ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 4 người. Qua đó ta thấy tuy số người trong độ tuổi lao động khá nhiều nhưng số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khá thấp chiếm 56,08% trong tổng số người ở độ tuổi lao động.

Đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp trung bình của một hộ là 0,9 ha, trong đó hộ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là 0,2 ha và hộ có diện tích đất cao nhất là 2,5 ha.

Về thủy lợi, ở đây chỉ tiêu để đánh giá hệ thống thủy lợi là khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất. Khoảng cách trung bình từ nguồn nước đến nơi sản xuất là 10,3m, trong đó hộ có khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất gần nhất là 1m và hộ có khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất xa nhất là 50m. Điều đó cho thấy hệ thống thủy lợi chủ động cho việc tưới tiêu còn hạn chế, khoảng cách trung bình từ nguồn nước đến nơi sản xuất còn khá xa.

Ngoài các chỉ tiêu trên, mô hình còn khái quát một số chỉ tiêu khác về nông hộ như: trình độ học vấn, vay vốn sản xuất, tham gia tập huấn, đọc tài liệu hoặc xem đài có liên quan đến mô hình. Các chỉ tiêu này được tổng hợp qua bảng 7 như sau:

Bảng 7: Kết quả thống kê tần số về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Cấp 1 12 30,00 Cấp 2 19 47,50 Cấp 3 8 20,00 Trình độ học vấn Đại học 1 2,50 Không vay 38 95,00

Vay vốn sản xuất Vay 2 5,00

Không tham gia 9 22,50

Tham gia tập huấn Có tham gia 31 77,50

Không 0 0,00

Xem đài hoặc đọc tài liệu

có liên quan đến mô hình Có 40 100,00

Bảng 8: Kết quả thống kê mô tả về tình hình khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật của nông hộ

Đơn vị tính: giờ/năm

Chỉ tiêu Nhỏnhất nhấtLớn Trungbình

Thời gian tham gia tập huấn (giờ/năm) 3,00 15,00 5,61 Thời gian xem đài, đọc tài liệu (giờ/năm) 50,00 150,00 85,05

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Từ bảng 7 ta thấy trình độ học vấn của 40 hộ được phỏng vấn có cơ cấu như sau: trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ là 30%, trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ là 47,50%, trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ là 20%, và Đại học chiếm tỷ lệ là 2,50%.

Tình hình vay vốn sản xuất của 40 hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa như sau: chỉ có 2 hộ trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn là có vay vốn để sản xuất, chiếm tỷ lệ là 5%.

Trong năm, xã cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, kết quả là có 31 trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn có tham gia, chiếm tỷ lệ 77,50%. Hộ có thời gian tham gia tập huấn ít nhất là 3 giờ/năm (một lần tập huấn trong năm), và hộ có thời gian tham gia tập huấn cao nhất là 15 giờ/năm, số giờ tham gia tập huấn trung bình của một hộ là 5,61 giờ.

Bên cạnh dự các lớp tập huấn, nông dân còn tự cập nhật những thông tin về khuyến nông thông qua việc xem đài hoặc đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất. Kết quả phỏng vấn 40 hộ cho thấy 100% nông dân có xem đài hoặc đọc sách báo liên quan đến mô hình sản xuất và thời gian tìm hiểu trung bình là 85,05 giờ/năm. Hộ có thời gian tìm hiểu ít nhất là 50 giờ/năm và hộ có thời gian tìm hiểu cao nhất là 150 giờ/năm.

4.1.1.2. Thông tin về thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu ra và đầu vào

Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS về những khó khăn và thuận lợi của đầu vào và đầu ra sản xuất của những hộ nông dân sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa được tổng hợp qua bảng sau:

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 31)