Mô hình 3 vụ lúa

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 71)

5.4.1.1. Hàm sản suất Cobb- Douglas của mô hình

Thu nhập của việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: kỹ thuật, diện tích, loại đất, kinh nghiệm, đầu ra của sản phẩm, mức đầu tư chi phí sản xuất của nông hộ… Ở đây ta chỉ đề cập đến các chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến thu nhập sản xuất theo mô hình.

Hàm sản xuất Cobb- Douglas của mô hình có dạng:

LnL LnP

LnG

LnQOGPL

Trong đó:

Q: Là thu nhập sản xuất theo mô hình (ngàn đồng)

G: Chi phí giống (ngàn đồng)

P: Chi phí vật tư đầu vào (ngàn đồng), gồm: chi phí thuốc nông dược và chi phí phân bón

L: chi phí lao động (ngày công), gồm: chi phí thuê lao động và chi phí lao động gia đình

Ln: Log tự nhiên (natural logarithm)

Các tham số β0, βG, βP, βL được ước lượng bằng chương trình Frontier 4.1

Bảng 28 : Kết quả ước lượng hàm sản xuất tuyến biên Translog

Hệ số t - ratio O 10,037 9,671 G 0,068 2,886 P -0,311 -1,276 L 0,449 6,016

Kết quả ước lượng như được chỉ ra ở bảng 28 ta có thể viết hàm sản xuất Cobb- Douglas của mô hình 3 vụ lúa như sau:

lnQ = 10,037 + 0,068 lnG - 0,311 lnP + 0,449 lnL

5.4.1.2. Hàm không hiệu quả của mô hình 3 vụ lúa

Theo Battese và Coelli (1995), tham số phân phối không hiệu quả kỹ thuật,

i

, được xác định như sau:

i Z i x i H i G i D i V i T i T V D G H X Z  0        (2) Với:

T: Trình độ học vấn của chủ hộ quản lý và điều hành sản xuất (lớp)

V: Số thành viên gia đình tham gia lao động trực tiếp mô hình nông nghiệp (người)

D: diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp của nông hộ (ha)

G: Việc tham gia tập huấn của nông hộ (1= có, 0= không tham gia)

H: Thời gian tham dự tập huấn của nông hộ (giờ/năm)

X: Việc xem đài, đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất của nông hộ (1= có, 0= không đọc sách hoặc không xem đài)

Z: Thời gian tìm hiểu tài liệu qua việc xem đài hoặc đọc sách báo của nông hộ (giờ/năm)

: Thông số chưa được biết sẽ được ước lượng

Bảng 29 : Kết quả ước lượng hàm của mô hình 3 vụ lúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số t - ratio 0 0,222 0,312 T 0,035 1,076 V 0,044 1,391 D -0,273 -4,818 G -0,008 -1,230 H -0,004 -5,564 X 0,222 0,312 Z 0,001 0,636

(Ghi chú : Những chữ in đậm trong bảng thể hiện tồn tại ý nghĩa)

Kết quả có được thông qua chương trình Frontier cho ta thấy hàm không hiệu quả của mô hình 3 vụ lúa như sau:

i

Với mức ý nghĩa α = 1%, thì chỉ có biến diện tích đất nông nghiệp và thời gian dự tập huấn có ý nghĩa vì hai biến này có giá trị /t/>2,42 (mức ý nghĩa α = 1%).

Kết quả ước lượng chỉ ra ở bảng 29 cho thấy rằng:

- Khi diện tích đất sản xuất tăng lên thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình 3 vụ lúa giảm xuống, tức là mô hình có hiệu quả hơn.

- Khi thời gian tham gia tập huấn tăng lên thì sẽ làm cho mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình giảm xuống hay mô hình sẽ có hiệu quả hơn.

Đó là sự ảnh hưởng nghịch của hai biến diện tích đất sản xuất và thời gian dự tập huấn đối với mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình.

5.4.1.3. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình

Hệ số hiệu quả kỹ thuật (Mean efficiency) của mô hình được tính toán bằng chương trình Frontier 4.1. Hệ số hiệu quả kỹ thuật càng lớn càng tốt, chứng tỏ mô hình càng có hiệu quả kinh tế và mô hình nào có hiệu quả kỹ thuật cao hơn thì sẽ có hiệu quả hơn.

Đối với mô hình 3 vụ lúa thì hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt được là 67,60%. Hệ số này thể hiện hiệu quả kinh tế do mô hình 3 vụ lúa mang lại là chưa đạt hiệu quả kỹ thuật cao.

5.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình 2 lúa – 1 đậu nành 5.4.2.1. Hàm sản xuất Cobb- Douglas của mô hình

Hàm sản xuất Cobb- Douglas của mô hình có dạng:

LnL LnP

LnG

LnQOGPL

Với:

Q: Là thu nhập sản xuất theo mô hình (ngàn đồng)

G: Chi phí giống (ngàn đồng)

P: Chi phí vật tư đầu vào (ngàn đồng), gồm: chi phí thuốc nông dược và chi phí phân bón

L: chi phí lao động (ngày công), gồm: chi phí thuê lao động và chi phí lao động gia đình

Ln: Log tự nhiên (natural logarithm)

Các tham số β0, βG, βP, βL được ước lượng bằng chương trình Frontier 4.1

Bảng 30 : Kết quả ước lượng hàm sản xuất tuyến biên Translog Hệ số t - ratio O 11.571,536 11.613,992 G 1,049 1,502 P -1.051,887 -1.463,965 L 1.051,747 1.386,724

(Ghi chú : Những chữ in đậm trong bảng thể hiện tồn tại ý nghĩa)

Qua kết quả do chương trình Frontier 4.1 ước lượng ta có hàm sản xuất Cobb- Douglas của mô hình 2 lúa 1 đậu nành như sau:

lnQ = 11.571,536 + 1,049 lnG – 1.051,887 lnP + 1.051,747 lnL

5.4.2.2. Hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1 đậu nành

Hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1 đậu nành giống với hàm không hiệu quả của mô hình 3 vụ lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với:

T: Trình độ học vấn của chủ hộ quản lý và điều hành sản xuất (lớp)

V: Số thành viên gia đình tham gia lao động trực tiếp mô hình nông nghiệp (người)

D: diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp của nông hộ (ha)

G: Việc tham gia tập huấn của nông hộ (1= có, 0= không tham gia)

H: Thời gian tham dự tập huấn của nông hộ (giờ/năm)

X: Việc xem đài, đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất của nông hộ (1= có, 0= không đọc sách hoặc không xem đài)

Z: Thời gian tìm hiểu tài liệu qua việc xem đài hoặc đọc sách báo của nông hộ (giờ/năm)

: Thông số chưa được biết sẽ được ước lượng Hàm không hiệu quả kỹ thuật của mô hình có dạng:

i Z i x i H i G i D i V i T i T V D G H X Z  0       

Bảng 31 : Kết quả ước lượng hàm của mô hình 2 lúa – 1 đậu nành Hệ số t - ratio 0 -17,955 -17,962 T -34,918 -34,946 V -46,524 -46,654 D -11,572 -11,573 G -13,371 -13,372 H -85,869 -86,002 X -17,452 -17,455 Z -0,156 -2,189

(Ghi chú : Những chữ in đậm trong bảng thể hiện tồn tại ý nghĩa)

Từ kết quả xử lý bằng chương trình Frontier 4.1 ta có thể viết hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1 đậu nành như sau:

i

= -17,955 – 34,918 T – 46,524 V – 11,572 D – 13,371 G – 85,869 H – 17,452 X – 0,156 Z

Từ phương trình hàm Cobb- Douglas của mô hình 2 lúa 1 đậu nành thì ta thấy các biến độc lập đưa vào đều có ý nghĩa vì các giá trị /t/ đều lớn hơn 2,42 (mức ý nghĩa α = 1%). Điều đó cho thấy sự tác động của các biến độc lập này này đối với mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình như sau:

- Trình độ học vấn của nông hộ: khi trình độ học vấn của nông hộ càng cao thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng giảm, hay mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Số người tham gia sản xuất nông nghiệp: khi số người tham gia sản xuất nông nghiệp tăng lên thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình giảm xuống, nghĩa là mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên thì cũng làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Sự tham gia tập huấn của nông hộ: khi số người tham gia tập huấn tăng lên thì sẽ làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Thời gian tham gia tập huấn của nông hộ: khi thời gian tham gia tập huấn của nông hộ tăng lên thì cũng góp phần làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Tương tự như vậy, số lượng những người có xem đài hoặc đọc tài liệu càng tăng và thời gian tìm hiểu tài liệu của họ càng cao thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng giảm hay hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng tăng.

5.4.2.3. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình 2 lúa – 1 đậu nành

Đối với mô hình 2 lúa 1 đậu nành thì hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt được qua kết quả xử lý số liệu là 76,75%. Điều đó cho thấy mô hình 2 lúa 1 đậu nành mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đối với mô hình 3 vụ lúa thì hệ số hiệu quả kỹ thuật đạt được là 76,75%. Hệ số này thể hiện hiệu quả kinh tế do mô hình 3 vụ lúa mang lại là khá cao.

Bảng 32: Hiệu quả sản xuất theo mô hình khảo sát

Mô hình Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency)

3 vụ lúa 0,676

2 lúa – 1 đậu nành 0,767

Trung bình 0,722 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua hai hệ số hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình trong bảng 32 thì ta thấy hiệu quả kỹ thuật của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn hiệu quả kỹ thuật của mô hình 3 vụ lúa. Vì vậy, ta có đủ bằng chứng để kết luận rằng mô hình 2 lúa 1 đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình này, cần quan tâm một số hoạt động: (1) nâng cao trình độ nhận thức của người dân ở địa phương (2) tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật, đưa thông tin kỹ thuật khuyến nông đến nông dân thông qua nhiều kênh khác nhau; (3) tổ chức lại mô hình sản xuất tập trung của nông dân, duy trì và củng cố lại phát triển các tổ hợp tác, câu lạc bộ, khuyến khích nông hộ sử dụng tối ưu diện tích đất nông nghiệp mà họ có để sản xuất; (4) đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp để thay thế sức lao động của con người trong gia đình; (5) xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường cho người dân trong vùng, hoặc ít nhất các ban ngành có liên cần cung cấp thông tin thông qua các truyền thông đại chúng.

5.6. KẾT QUẢ SO SÁNH CỦA HAI MÔ HÌNH

Qua các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ số tài chính ta thấy mô hình 2 lúa 1 đậu nành đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 vụ lúa.

Thật vậy, nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn mô hình 3 vụ lúa 0,08%. Do đặc tính của cây đậu nành không cần phải làm đất nhiều và nhẹ về phân thuốc nên đó là các khoản chi phí mà mô hình 2 lúa 1 đậu nành thấp hơn mô hình 3 lúa. Riêng các khoảng chi phí khác thì mô hình 2 lúa 1 đậu nành lại cao do cây đậu nành đòi hỏi chi phí gieo sạ lớn (chi phí thuê lao động lớn), tưới tiêu nhiều lần và đậu nành giống cũng có giá rất cao nên các khoản chi phí này ở mô hình 2 lúa một đậu nành cao hơn mô hình 3 vụ lúa và khoảng chênh lệch này cao hơn rất nhiều lần so với những khoảng chênh lệch ở trên.

Xét về thu nhập thì mô hình 2 lúa 1 đậu nành có thu nhập cao hơn mô hình 3 lúa (21,72%). Do độ chênh lệch về thu nhập của mô hình 2 lúa 1 đậu nành và mô hình 3 vụ lúa cao hơn rất nhiều so với độ chênh lệch về chi phí nên lợi nhuận của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn rất nhiều so với mô hình 3 lúa (49,61%).

Nếu chú ý đến các tỷ số tài chính thì ta thấy trong một đồng chi phí thì khoản lợi nhuận của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn mô hình 3 lúa 0,38 đồng, tương đương 48,72%. Cũng như vậy trong một đồng thu nhập thì khoảng lợi nhuận của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn mô hình 3 lúa 20,73% tức là 0,1 đồng. Như vậy, khi xét theo chỉ số kinh tế hay chỉ số tài chính thì mô hình 2 lúa 1 đậu nành vẫn có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.

Đồng thời thông qua hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình cho thấy mô hình 2 lúa 1 đậu nành có hiệu quả kỹ thuật cao hơn mô hình 3 vụ lúa nên mô hình 2 lúa 1 đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ số tài chính và quan trọng nhất là hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình ta có thể kết luận rằng mô hình 2 lúa 1 đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa. Vì vậy, nên khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành. Tuy nhiên ở đây cần xem xét thêm các yếu tố khác như: giá cả thị trường, khí hậu, đất đai… để chọn vùng sản xuất phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình.

5.7. MỞ RỘNG MÔ HÌNH ĐÃ CHỌN

Từ các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu kinh tế đã phân tích ở trên thì sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành đem lại hiệu quả kinh tế hơn mô hình 3 lúa. Ở phần này ta sử dụng công cụ Solver trong phần mềm Excel ta sẽ định lượng

được lợi nhuận tối ưu của mô hình 2 lúa 1 đậu nành và đưa ra một số khuyến cáo về các nguồn lực sẵn có của nông hộ với các điều kiện ràng buộc sau:

Bảng 33: Những nguồn lực có sẵn của nông hộ

Nguồn lực Đông XuânVụ lúa Vụ Đậu nànhHè Thu Thu ĐôngVụ lúa

Đất đai (ha) 1 1 1

Lao động gia đình (ngày công) 70 70 70

Tiền mặt sẳn có (ngàn đồng) 2.000 0 0

Lãi suất tín dụng (%/tháng) 0,54

Thời gian vay (tháng) 3

Giá lao động đơn vị (ngàn đồng/ngày) 60

Bảng 34: Các thông số cần thiết khi xây dựng mô hình

Mô hình 2 lúa 1 đậu nành

Chỉ tiêu Lúa

Đông Xuân Đậu nànhHè Thu Thu ĐôngLúa

Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 33.725,39 30.130,78 17.799,90

Tổng chi phí (ngàn đồng.ha) 10.858,50 14.895,37 12.062,81

Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 22.866,89 15.235,41 5.737,09

Lao động gia đình (ngày công/ha) 21 31 23

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2 - 3 năm 2009)

Từ các thông số cần thiết và các nguồn lực sẵn có trên ta thiết lập mô hình tính toán cho mô hình 2 lúa 1 đậu nành như sau:

Gọi Xi (i= 1,2,3) là diện tích đất canh tác (ha) ở vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Ta có hàm mục tiêu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22.866,89 X1 + 15.235,41 X2 + 5737,09 X3 Max Các điều kiện ràng buộc như sau:

Đất đai lúa Đông Xuân: X1 <= 1 Đất đai đậu nành Hè Thu: X2 <= 1 Đất đai lúa Thu Đông: X3 <= 1

Lao Động vụ Đông Xuân: 21 X1 <= 70 Lao Động vụ Hè Thu: 31 X2 <= 70 Lao Động vụ Thu Đông: 23 X3<= 70

Tiền mặt vụ Đông Xuân: 10.858,50 X1 <= 2.000

Tiền mặt vụ Hè Thu: -22.866,89 X1 + 14.895,37 X2 <= 0 Tiền Mặt vụ Thu Đông: -15.235,41 X2 + 12.062,81 X3 <= 0

Xi >= 0 (i= 1,2,3)

Sau khi xử lý bằng công cụ Solver trong phần mềm Excel ta được kết quả xử lý như sau:

Bảng 35: Kết quả mô hình cơ bản 2 lúa 1 đậu nành

TT Chỉ tiêu Đơn vị Lượng tối ưu Tình trạng

1 Lợi nhuận ngàn đồng 10.568,61

2 Diện tích Đông Xuân ha 0,18 Không khan hiếm

3 Diện tích Hè Thu ha 0,28 Không khan hiếm

4 Diện tích Thu Đông ha 0,36 Không khan hiếm

5 Lao động Đông Xuân ngày công 3,87 Không khan hiếm

6 Lao động Hè Thu ngày công 8,77 Không khan hiếm

7 Lao động Thu Đông ngày công 8,21 Không khan hiếm

8 Tiền mặt Đông Xuân ngàn đồng 2.000,00 Khan hiếm

9 Tiền mặt Hè Thu ngàn đồng 0,00 Khan hiếm

10 Tiền mặt Thu Đông ngàn đồng 0,00 Khan hiếm

(Nguồn: Kết quả xử lý từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2 - 3 năm 2009)

Để đạt mức lợi nhuận là 10.568,61 ngàn đồng thì nông hộ bố trí mô hình 2 lúa 1 đậu nành như sau:

- Vụ Đông Xuân: trồng lúa với diện tích là 0,18 ha, lượng lao động gia đình tham gia là 4 ngày.

- Vụ Hè Thu: trồng Đậu nành với diện tích 0,28 ha với số lượng ngày công gia đình là 9 ngày công.

- Vụ Thu Đông: trồng lúa với diện tích là 0,36 ha với 8 ngày công lao động

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 71)