Chương 3 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Bình Tân
Bình Tân là một trong bảy huyện và thị xã của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình nằm về hướng Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long. Huyện nằm dọc theo Sông Hậu, hàng năm mang về một lượng phù sa tương đối lớn. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió mùa.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện có diện tích đất tự nhiên là 15.289 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.483 ha, chia ra đất vườn 2.963 ha. Còn lại đất cây hàng năm là 10.039 ha (trong đó chuyển sang chuyên nuôi thủy sản 171 ha).
Toàn huyện có 20.513 hộ với 92.923 nhân khẩu. Nhân dân trên địa bàn huyện sống bằng nghề nông chiếm từ 80,00 – 90,00%.
Với tiềm năng đất đai lao động kết hợp với điều kiện thuận lợi về khí hậu và đặc biệt là có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng, toàn diện, ổn định và bền vững nếu như được đầu tư vốn, thủy lợi, giống và chuyển giao khoa học đúng mức.
3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất3.1.2.1. Chương trình nước 3.1.2.1. Chương trình nước
Trong quý, huyện đã lập hồ sơ chuyển về tỉnh xin đầu tư nhà máy nước phục vụ nhân dân hai ấp Thành Nhân và Thành Công, xã Thành Lợi. Đến cuối năm 2008 toàn huyện có:
- Về nhà máy nước: có 17 nhà máy nước có khả năng cung cấp cho 14.660 ha. Tuy nhiên đến nay chỉ có 5.100 hộ đã sử dụng nước từ các nhà máy (đạt 24,86 % so với nghị quyết đến cuối năm là 25,00 %).
- Về xây đúc lu: toàn huyện có 4.080 lu ximăng, loại dung tích 1,3 m3/lu, của 4.080 hộ (xã Tân Lược và Tân Bình được tỉnh hỗ trợ 400 lu).
- Về giếng bơm tay: qua thống kê toàn huyện hiện có 927 giếng bơm tay, phục vụ cho 927 hộ, đồng thời hiện có 7.250 hộ dân hiện có bồn, lu chứa nước xử lý qua lắng lọc hợp vệ sinh đưa vào sử dụng. Nâng tổng số hộ sử dụng nước từ nhà máy nước, hệ nước nối mạng, giếng bơm tay và bồn, lu chứa nước xử lý
hợp vệ sinh đưa vào sử dụng là 17.357/20.513 hộ, chiếm 84,61% số hộ toàn huyện (vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 80,00%).
3.1.2.2. Di dân
Hỗ trợ 436 triệu đồng cho 218 hộ dân xin di dời vào cụm tuyến dân cư. Và khỏi khu vực sạt lở, hoàn thành vượt kế hoạch năm 2008 là 45 hộ góp phần ổn định đời sống cho người dân yên tâm sản xuất.
3.1.2.3. Kinh tế tập thể
- Trang trại: toàn huyện có 59 trang trại (đạt tiêu chí về quy mô và diện tích). Nhưng nhìn chung các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận và chất lượng hoạt động cũng chưa cao. Hiện nay đất đai đã phân tán, rất ít hộ còn đủ tiêu chí lập trang trại.
- Hợp tác xã: Toàn huyện có 5 hợp tác xã nông nghiệp ở các xã: Thành Lợi, Tân Quới, Tân Thành, Tân Bình và Nguyễn Văn Thảnh.
- Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp:
Theo tổng hợp của tổ kinh tế tập thể huyện, toàn huyện có 293 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, trong đó phân loại như sau:
+ Xuất sắc: 31 tổ, chiếm 10,61% + Khá: 129 tổ, chiếm 44,14% + Trung bình: 70 tổ, chiếm 23,97% + Yếu: 24 tổ, chiếm 8,21% + Chưa phân loại: 39 tổ, chiếm 13,03%
Tuy nhiên qua kết quả điều tra tháng 8 – 2008, toàn huyện chỉ có 284 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (chỉ có 45 tổ hoạt động khá, số còn lại chỉ có hình thức, nội dung hoạt động chỉ có lịch thời vụ là chủ yếu).
3.1.3.4. Chuyển giao khoa học kỹ thuật
Huyện đã tổ chức 172 cuộc hội thảo, có 9.460 lượt nông dân tham dự. Trong đó, về lúa giống có 11 cuộc, màu 18 cuộc, vườn 2 cuộc, chăn nuôi gia súc gia cầm 32 cuộc, thuốc nông dược 105 cuộc, nấm rơm 4 cuộc. Dự kiến trong thời gian tới sẽ hội thảo thêm 60 cuộc về phân bón cho lúa Đông Xuân 2008 – 2009, nâng tổng số hội thảo lên 232 cuộc với các nội dung trên với 12.460 lượt nông dân tham dự. Đồng thời đã cấp 18.000 tờ rơi, bảng tài liệu bướm về các nội dung trên cho nông dân.
Trong thời gian qua, huyện đã trình diễn 75 điểm, trong đó về thuốc trừ cỏ 22 điểm, thuốc trừ bệnh 23 điểm, thuốc trừ sâu 20 điểm và phân bón lá trên cây trồng 12 điểm.
Bên cạnh đó huyện đã mở nhiều cuộc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Tập huấn chuyển giao phòng trừ dịch bệnh, thâm canh cây trồng và chăm sóc vật nuôi 159 cuộc, trong đó: về phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, thâm canh cây lúa 68 cuộc, chăm sóc cây ăn trái 7 cuộc, cây màu 32 cuộc, trồng nấm rơm 6 cuộc, chăn nuôi gia súc gia cầm 12 cuộc, nuôi thủy sản 14 cuộc, áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng trên cây lúa 20 cuộc, có 6.360 lượt nông dân tham dự. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tập huấn hơn 50 cuộc, trong đó tập trung chủ yếu cho công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Huyện cũng đã tiến hành nhiều đợt chuyển giao giống cây trồng các loại cho nông dân. Vụ Đông Xuân 2007 – 2008 đã giao 8.000 kg lúa giống OM 2517, OM 2514, AS 996… cho nông dân trồng 80 ha, năng suất 64,40 tạ/ha, sản lượng 5,15 tấn giống. Vụ Hè Thu 2008 đã chuyển giao 1.000 kg lúa cấp xác nhận, giống OM 2517 sạ 10 ha theo mô hình 3 giảm 3 tăng ở xã Nguyễn Văn Thảnh, năng suất 55 tạ/ha đạt sản lượng 55 tấn lúa giống. Cả năm nhận 250 kg lúa giống MTL 392, MTL 499 nhân giống theo phương pháp cấy 5 ha, năng suất 40 tạ/ha đạt sản lượng 20 tấn lúa giống. Ngoài ra tổ nhân giống xã kết hợp với trường Đại học Cần Thơ nhân 5 ha giống theo phương pháp sạ hàng, nhân giống lúa cấp xác nhận là 20 tấn. Tổng cộng cả năm đã giao 11.250 kg lúa giống các loại để nhân 115 ha theo phương pháp sạ hàng và 5 ha theo phương pháp cấy nhân giống lúa nguyên chủng. Tổng sản lượng lúa đã nhân giống và cung cấp trong dân 690 tấn các loại.
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN 3.2.1. Trồng trọt
3.2.1.1. Cây lúa
Diện tích lúa cả năm 2008 theo kế hoạch là 15.300 ha, nhưng diện tích thực hiện đạt 20.614,40 ha, tăng 5.314,40 ha đạt 134,73% so với kế hoạch (diện tích tăng chủ yếu là do giá lúa Đông Xuân tăng ở mức cao nên nông dân giảm diện tích đưa cây màu xuống ruộng, lại gieo sạ vụ lúa Hè Thu sớm trên đất trồng
màu). Năng suất kế hoạch là 55,20 tạ/ha; năng suất thực hiện là 54,48 tạ/ha nên năng suất giảm 0,72 tạ/ha. So với năm 2007 năng suất tăng 2,86 tạ/ha. Sản lượng kế hoạch là 84.46 tấn, nhưng diện tích thực hiện được 112.31 tấn, sản lượng tăng 27.85 tấn, đạt 132,97% so với kế hoạch.
Bảng 1: Tổng hợp tình hình sản xuất lúa ở huyện Bình Tân
Đơn vị tính: ha
Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu
TT Đơn vị xã Kế
hoạch Thựchiện Tỷ lệ(%) hoạchKế Thựchiện Tỷ lệ(%)
Lúa Thu Đông 1 Tân Lược 450,00 486,25 108 400,00 392,00 98 463,00 2 Tân An Thạnh 550,00 556,25 101 400,00 336,60 84 475,00 3 Tân Hưng 1.400,00 1.409,50 100 900,00 956,70 106 909,80 4 Tân Bình 200,00 210,00 105 - 07,00 - 120,00 5 Tân Quới 50,00 63,99 127 - 08,00 - 10,00 6 Tân Thành 850,00 829,16 97 900,00 466,50 51 926,00 7 Thành Lợi 850,00 879,00 103 700,00 646,00 92 710,00 8 Thành Đông 250,00 290,00 116 200,00 - - 310,00 9 Thành Trung 1.000,00 1.092,00 109 900,00 387,50 43 730,00 10 Mỹ Thuận 1.200,00 1.223,11 101 1.100,00 1.174,00 106 923,00 11 Nguyễn Văn Thảnh 1.500,00 1.557,80 103 1.500 1.541,00 102 526,00 Tổng cộng 8.300,00 8596,31 103 7.000,00 5.915,30 84 6.102,80
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)
Nhìn chung qua bảng 1,diện tích, năng suất và sản lượng đã hoàn thành vượt mức so với Nghị Quyết huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện giao cho ngành nông nghiệp. Do bố trí mùa vụ hợp lý, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (đặc biệt là quản lý và xử lý dịch bệnh kịp thời) một cách có hiệu quả đồng thời cung cấp nhiều loại giống năng suất khá, chất lượng cao đã góp phần tích cực đưa sản lượng vượt kế hoạch đề ra.
3.2.1.2. Hoa màu và cây ăn trái
Tổng diện tích xuống giống đến kỳ báo cáo 6.430 ha. Hiện tại trên đồng còn 400 ha màu chuyên, ước tính đến cuối năm xuống giống thêm 430 ha rau cải các loại phục vụ Tết Nguyên Đán, khoai lang khoảng 800 ha khoai lang sớm. Như vậy cuối năm 2008 diện tích cây màu là 6.652 ha đạt 75,96% kế hoạch do huyện Ủy, HĐND và UBND huyện giao cho ngành. Cây màu phân ra các loại như sau:
- Khoai lang: được trồng với diện tích 3.430,3 ha, đạt 75,64% so với kế hoạch. Năng suất là 360 tạ/ha, năng suất tăng 60 tạ/ha so với kế hoạch, đạt sản lượng là 122.544 tấn, giảm 12.456 tấn, đạt 99,77%.
- Đậu nành và đậu xanh: gieo trồng trên diện tích 309,5 ha (285,50 ha đậu nành, 9 ha đậu phụng và 15 ha đậu xanh) giảm 602,70 ha. Năng suất của đậu nành đạt 28 tạ/ha vượt 0,30 tạ/ha so với kế hoạch. Năng suất đậu xanh đạt 18 tạ/ha vượt 01 tạ/ha so với kế hoạch. Sản lượng đậu nành đạt 878,23 tấn giảm 1.502,77 tấn, đạt 37,59% so với kế hoạch. Sản lượng đậu xanh đạt 27 tấn, giảm 58 tấn đạt 31,76% so với kế hoạch.
- Bắp và mè: diện tích gieo trồng là 566,50 ha (trong đó: 267,10 ha bắp và 299,40 ha mè), diện tích giảm 255,50 ha, đạt 68,06% so với kế hoạch. Thu nhập từ cây bắp khoảng 35- 40 triệu đồng/ha, vượt 10 – 15 triệu đồng/ha; mỗi ha mè đem lại 32 triệu đồng, vượt 12 triệu đồng/ha.
- Rau cải các loại: được gieo trồng trên 2.354,70 ha (trong đó có 458,80 ha dưa hấu). Năng suất rau cải đạt được 41.536 tấn, và dưa hấu đạt 9.420 tấn.
Bảng 2: Tình hình sản xuất hoa màu ở huyện Bình Tân
Đơn vị tính: ha
Diện tích xuống giống cây màu
STT Xã Mè Khoai
lang xanhĐậu Bắp nànhĐậu Dưahấu các loạiRau cải
1 Tân Lược 47,00 40,00 4,00 24,00 38,00 31,00 135,00 2 Tân An Thạnh 140,00 85,00 1,00 15,00 145,00 17,00 215,00 3 Tân Hưng 5,00 610,00 - 8,00 2,70 158,00 158,00 4 Tân Bình 70,00 12,00 1,00 98,00 71,70 12,00 580,00 5 Tân Quới - 14,00 - 33,00 6,00 35,00 235,00 6 Tân Thành 27,60 1.010,60 1,00 9,80 1,60 90,60 15,90 7 Thành Lợi 2,00 170,00 3,00 45,50 20,50 37,00 228,50 8 Thành Đông - 579,00 5,00 32,00 - 34,00 217,00 9 Thành Trung 7,80 815,50 - - - 31,00 47,50 10 Mỹ Thuận - 61,50 - 1,00 - 9,00 53,00 11 Nguyễn Văn Thảnh - 32,70 - 0,80 - 4,20 2,000 Tổng 299,40 3.430,30 15,00 267,10 285,50 458,80 1.886,90
Ngoài trồng rau các loại, nông dân còn tận dụng khoảng 4.050 ha rơm để chất nấm rơm. (Đông Xuân là 2.000 ha, Hè Thu là 1.050 ha, Thu Đông là 1.000 ha), năng suất bình quân 280 kg/ha, sản lượng ước đạt 1.134 tấn nấm rơm tươi. So với kế hoạch, diện tích ước tính vượt 50 ha, sản lượng vượt 14 tấn.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa vườn cây ăn trái, cây màu và cây lúa
Bảng 3: Tổng hợp diện tích và thu nhập của lúa, màu và cây ăn trái
Tên cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Thu nhập (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Cây ăn trái 2.444 8,01 115,81 9,42
Cây màu 6.430 21,09 640,93 52,17
Cây lúa 21.614 70,90 471,79 38,41
Tổng 30.488 100,00 1.288.530 100,00
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)
Từ bảng 3 cho thấy rằng diện tích lúa gấp 9 lần diện tích vườn và hơn 3,50 lần diện tích màu nhưng thu nhập lúa chỉ gấp 4 lần vườn và chỉ chiếm 73,59% so với thu nhập màu. Từ cơ sở đó cho chúng ta thấy rằng thu nhập từ vườn và màu cao hơn trồng thuần lúa. Vì vậy khi định hướng đầu tư mở rộng cánh đồng 50 triệu thì Huyện đã tập trung đầu tư cho mô hình cây ăn trái, cây màu… hướng đến việc mở rộng thêm diện tích lúa luân canh màu, lúa luân canh thủy sản, nuôi chuyên thủy sản và màu chuyên là những mô hình rất triển vọng, cần được nhân rộng và phát triển.
Bảng 4: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa 1 màu ở huyện Bình Tân năm 2008
Tình hình chung Mô hình 3 vụ lúa Mô hình 2 lúa 1 màu Tổng số đạt từ
50 triệu trở lên 50 triệu trở lênTổng số đạt từ
STT Đơn vị xã
Diện tích
(ha) Số hộ Diện tích(ha) Số hộ
1 Nguyễn Văn Thảnh 525,02 594,00 102,00 143,00 2 Mỹ Thuận 923,30 1.337,00 5,70 13,00 3 Thành Lợi 483,50 900,00 211,70 370,00 4 Thành Đông 0,00 0,00 175,00 297,00 5 Thành Trung 340,00 640,00 523,30 831,00 6 Tân Thành 302,32 410,00 367,08 590,00 7 Tân Quới 0,00 0,00 54,40 142,00 8 Tân Hưng 759,50 1.217,00 610,00 452,00 9 Tân Bình 0,00 0,00 226,30 373,00 10 Tân Lược 407,00 416,00 44,80 115,00 11 Tân An Thạnh 281,00 730,00 56,00 182,00 Tổng cộng 4.021,64 6.244,00 2.376,30 3.508,00
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)
Từ những hiệu quả mà mô hình lúa màu mang lại, Huyện đã xem xét phát triển và mở rộng thêm quy mô, diện tích. Về cây màu, phát triển vùng màu chuyên canh theo hướng sản xuất rau an toàn và mô hình luân canh lúa màu, phát triển các cây khoai lang, mè, đậu nành, dưa hấu, bắp… theo cơ cấu: vụ lúa Đông Xuân, vụ màu Hè Thu và vụ lúa Thu Đông là hiệu quả và bền vững nhất.
3.2.2. Chăn nuôi
Đàn bò: có số lượng là 972/1.200 con, đạt 81% (Nguồn: số liệu điều tra trạm thú y). Hiện nay giá thịt bò tăng trở lại, ước tính đến cuối năm tổng đàn tăng thêm 200 – 300 con, sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị Quyết.
Đàn heo: là 21.799/19.000 con, đạt 144,73% (Nguồn: Thống kê 6 tháng đầu năm và của số liệu điều tra trạm thú y đến tháng 9/2008)
Đàn dê: là 2.232/2.500 con, đạt 89,28% (Nguồn: Thống kê 6 tháng đầu năm và của số liệu điều tra trạm thú y đến tháng 9/2008).
Huyện đã củng cố xong mạng lưới cơ sở, mỗi xã đều có Tổ trưởng tổ thú y. Hiện tại có 26 kỹ thuật viên tham gia tiêm phòng cả năm.
3.2.3. Thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng trên cây lúa
Vụ Đông Xuân năm 2007 – 2008 thực hiện 7.700 ha, đạt 89,57% diện tích gieo sạ, đạt 95% chỉ tiêu tỉnh giao, giúp nông dân tiết kiệm 6.160 triệu đồng. Bình quân 1 ha tiết kiệm 800.000 đồng (trong đó: 500 ngàn đồng tiền giống và 300 ngàn đồng tiền phân).
Vụ Hè Thu năm 2008 thực hiện 4.000 ha, chiếm 67,64% diện tích gieo sạ, đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao. Giúp nông dân tiết kiệm 3.000 triệu đồng. Bình quân 1 ha tiết kiệm 800.000 đồng (trong đó: 500 ngàn đồng tiền giống và 250 ngàn đồng tiền phân).
3.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ THÀNH LỢI
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của UBND huyện và Nghị quyết của Đảng Ủy, HĐND xã, trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt được những kết quả trong lĩnh vực kinh tế như sau:
3.3.1. Công tác thủy lợi nội đồng:
+ Khảo sát kênh sườn Thành Nghĩa, kênh Bờ Sậy Thành Đức và lung đưng Thành Thọ.
+ Vận động nhân dân các ấp sửa chữa các đập bị sạt lở.
+ Triển khai một số công trình xây dựng gắn với giao thông nông thôn.
3.3.2. Sản xuất nông nghiệp:
- Diện tích lúa Đông Xuân: thu hoạch dứt điểm diện tích 879 ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, sản lượng đạt được 6.153 tấn, đạt 100% so với kế hoạch.
- Diện tích lúa Hè Thu: xuống giống 646/700 ha so với kế hoạch đạt 92,28%, diện tích lúa tăng so với năm 2007 là 11,50 ha do giá lúa hiện nay tăng cao nên nông dân có lãi, diện tích thu hoạch 646 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha, sản lượng 3.876 tấn đạt 120% so với kế hoạch.
- Diện tích màu: xuống giống 390/500 ha, đạt 78% so với kế hoạch, trong