3.3.1 .Công tác thủy lợi nội đồng
4.2. Mô hình luân canh 2 lúa 1đậu nành
4.2.1.3. Năng suất các vụ khi sản xuất theo mô hình 2 lúa 1đậu nành
Năng suất qua 3 vụ trong năm của mô hình 2 lúa – 1 đậu nành được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 19: Kết quả thống kê mô tả năng suất các vụ của mô hình 2 lúa 1 đậu nành
Đơn vị tính: tấn/ha
Mô hình 2 lúa –
1 đậu nành Sốmẫu Nhỏnhất Lớnnhất Trungbình Độ lệchchuẩn
Vụ lúa Đông Xuân 40 4,80 9,20 8,26 0,72
Vụ đậu nành Hè Thu 40 1,20 3,00 2,32 0,33
Vụ lúa Thu Đông 40 5,00 7,20 5,47 0,48
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Ở đây ta chỉ so sánh năng suất của vụ lúa Đông Xuân và Thu Đông. Từ bảng 19 cho thấy vụ lúa Đông Xuân vẫn là vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm với năng suất trung bình là 8,26 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 4,80 tấn/ha và cao nhất là 9,20 tấn/ha. Nếu so với vụ lúa Đông Xuân của mô hình 3 vụ lúa thì năng suất vụ Đông Xuân của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn năng suất vụ Đông Xuân của mô hình 3 vụ lúa trung bình 0,92 tấn/ha.
Vụ lúa Thu Đông có năng suất trung bình là 5,47 tấn/ha, thấp hơn vụ lúa Đông Xuân. Hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 5 tấn/ha và cao nhất là 7,20 tấn/ha. Nếu so với vụ lúa Thu Đông của mô hình 3 vụ lúa thì năng suất vụ Thu Đông của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn năng suất vụ Thu Đông của mô hình 3 vụ lúa trung bình 0,86 tấn/ha.
Từ đó bước đầu có thể kết luận rằng sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành thì năng suất của vụ lúa Đông Xuân và Thu Đông sẽ cao hơn sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa.
4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế
Chi phí sản xuất (Chi phí giá thành sản phẩm) ở mô hình 2 lúa 1 đậu nành về cơ bản cũng giống như các chi phí sản xuất của mô hình 3 lúa, gồm chi phí cày xới, chi phí giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, chi phí thuê lao động và công lao động gia đình, nhưng ngoài ra còn có chi phí khấu hao máy móc do vụ đậu nành Hè Thu cần có máy móc để tưới tiêu. Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy có các khoản mục chi phí như sau:
4.2.2.1. Vụ lúa Đông Xuân
Bảng 20: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông Xuân
Vụ lúa Đông Xuân (2 lúa 1 đậu nành)
Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền
( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)
1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.264,55 11,65
2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.115,61 10,27
3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 1.720,00 15,84
4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 5.311,37 48,91
5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 0,00 0,00
6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 204,02 1,88
7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.242,95 11,45
Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 20,72
Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 10.858,50
Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 33.725,39
Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 22.866,89
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Các khoản mục chi phí vụ Đông Xuân ở mô hình này giống với mô hình 3 vụ lúa, nhưng chỉ có một điểm khác biệt khá quan trọng là yếu tố mùa vụ. Vì vậy về nguyên tắc của mô hình này thì vụ Đông Xuân phải được gieo sạ sớm để vừa thu hoạch lúa xong thì nông dân chuẩn bị làm đất trồng đậu nành Hè Thu.
Chi phí cày xới ở đây cũng giống như chi phí cày xới của mô hình 3 vụ lúa về hình thức, người nông dân ở đây cũng thuê máy với giá 1.264,55 ngàn đồng/ha, chiếm 11,65% trong tổng chi phí. Khâu cày xới được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc.
Chi phí giống được sử dụng trong vụ này là 1.115,61 ngàn đồng/ha, chiếm 10,27% tổng chi phí. Những giống lúa được bà con nông dân đưa vào mô hình có độ thuần cao nên giá giống tương đối cao.
Chi phí phân bón là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí với 48,91% tương ứng với mức chi phí là 5.311,37 ngàn đồng/ha. Đứng thứ hai sau chi phí phân bón là chi phí thuốc nông dược, chiếm 15,84% tương ứng với mức chi phí là 1.720,00 ngàn đồng/ha. Do giá phân, thuốc khá cao nên chi phí phân và thuốc chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Hơn nữa vụ Đông Xuân người nông dân không phải tốn chi phí tưới tiêu vì có thể dẫn nước trực tiếp vào ruộng bằng các kênh hay đường nước.
Chi phí thuê lao động sử dụng ở vụ Đông Xuân là 204,02 ngàn đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí, chỉ có 1,88%. Khi chi phí thuê lao động nhỏ thì chi phí lao động nhà sẽ lớn hơn, chiếm 11,45% trong tổng chi phí, tức là 1.242,95 ngàn đồng/ha. Tình trạng khan hiếm lao động ở địa phương cũng góp phần làm cho chi phí lao động thuê giảm và tăng chi phí lao động nhà.
Cày xới, 11.65% Giống, 10.27% Thuốc, 15.84% Phân, 48.91% Tưới tiêu, 0% Thuê lao động, 1.88% Lao động nhà, 11.45%
Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân
Như vậy, 10.858,50 ngàn đồng/ha là tổng chi phí cho vụ lúa Đông Xuân trên, và tổng số ngày công lao động sử dụng cho toàn vụ là 20,72 ngày công/ha. Với những khoản đầu tư đó, người nông dân thu được khoản thu nhập 33.725,39 ngàn đồng/ha, trong đó khoản lợi nhuận là 22.866,89 ngàn đồng/ha.