Đơn vị tính: tấn/ha
Mô hình 3 vụ lúa mẫuSố Nhỏnhất nhấtLớn Trungbình Độ lệchchuẩn
Vụ lúa Đông Xuân 40 6,00 9,00 7,34 0,71
Vụ lúa Hè Thu 40 5,00 7,00 5,89 0,46
Vụ lúa Thu Đông 40 4,00 6,00 4,61 0,42
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Từ bảng 10 cho thấy ở vụ lúa Đông Xuân có năng suất trung bình là 7,34 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 6 tấn/ha, cao nhất là 9 tấn/ha.
Ở vụ lúa Hè Thu thì năng suất giảm hơn so với vụ Đông Xuân với năng suất trung bình là 5,89 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 5 tấn/ha và cao nhất là 7 tấn/ha.
Vụ lúa cuối cùng trong năm là vụ Thu Đông, vụ này có năng suất thấp hơn so với vụ Hè Thu với năng suất trung bình là 4,61 tấn/ha. Hộ sản xuất có năng suất thấp nhất trong vụ Thu Đông là 4 tấn/ha, cao nhất là 6 tấn/ha.
Nhìn chung, vụ lúa Đông Xuân là vụ có năng suất cao nhất, kế đến là vụ Hè Thu và Thu Đông là vụ có năng suất thấp nhất trong năm.
4.1.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế
Chi phí sản xuất lúa (Chi phí giá thành sản phẩm) bao gồm các khoản chi phí: chi phí cày xới, chi phí giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, thuê lao động và công lao động gia đình.
4.1.2.1. Vụ lúa Đông Xuân
Qua quá trình tổng hợp số liệu từ 80 mẫu phỏng vấn ta có bảng sau:
Bảng 11: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông Xuân
Vụ lúa Đông Xuân (3 vụ lúa)
Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền
( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)
1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.079,94 9,68
2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.088,50 9,76
3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.036,24 18,26
4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 5.450,14 48,88
5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 0,00 0,00
6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 249,41 2,24
7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.246,64 11,18
Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 20,78
Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 11.150,87
Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 31.381,36
Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 20.230,49
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Chi phí làm đất: Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, đây là vụ sau mùa mưa nên khi làm đất nông dân thường thuê máy cày hoặc xới rồi thuê máy trục thêm 2 tác/công. Tổng chi phí tương đương 1.079,94 ngàn đồng/ha chiếm 9,68% tổng chi phí. Ở đây ngày công lao động hầu như không có cho thấy khâu chuẩn bị đất đã được cơ giới hóa hoàn toàn.
Chi phí giống: ở vụ này người nông dân sử dụng trung bình 240,55 kg/ha với mức giá trung bình là 4.525 đồng/kg nên tổng chi phí giống ở vụ này là 1.088,50 ngàn đồng/ha chiếm tỷ lệ 9,76% trong tổng chi phí. Do chủ yếu người dân sử dụng những giống lúa nguyên chủng có độ thuần cao như: Jasmine 85, OM 2517, OM 2514, AS 996… nên chi phí giống ở vụ này tương đối cao. Tuy nhiên, do một số nông hộ sử dụng giống có sẵn đã gieo trồng ở vụ trước và những giống này là những giống lúa có chất lượng trung bình như: Hàm Châu,
Tài Nguyên… nên đã làm giảm một phần chi phí giống ở vụ này làm cho chi phí giống không quá cao trong tổng chi phí.
Chi phí thuốc nông dược: khoản chi phí này gồm: chi phí thuốc xử lý giống, thuốc diệt mầm, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng (thuốc dưỡng và phân bón lá). Nông dân ở đây phần lớn có tham gia tập huấn theo mô hình 3 giảm 3 tăng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Nhưng do đặc tính của những giống lúa sử dụng như Jasmine có mùi thơm nên thường bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy chi phí thuốc nông dược trong vụ này là khá cao 2.036,24 ngàn đồng/ha chiếm tỷ lệ 18,26% trong tổng chi phí. Ở vụ Đông Xuân, nông dân thường phun thuốc 4 - 5 lần, công việc này chủ yếu được thực hiện bởi lao động gia đình.
Chi phí phân bón: phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, đồng thời trả lại một phần chất dinh dưỡng cho đất bị mất sau mỗi vụ. Trong mùa vụ này nông dân thường bón phân 3 lần, và công việc bón phân thường được thực hiện bởi lao động gia đình. Các loại phân hóa học thường được nông dân sử dụng như: Urea, NPK, DAP, Lân, Kali. Phần lớn liều lượng sử dụng phân được người nông dân dựa theo kinh nghiệm nên lượng phân sử dụng còn lớn làm cho chi phí phân bón trong vụ này lên đến 5.450,14 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí là 48,88%.
Chi phí tưới tiêu: Đông Xuân là vụ sau mùa mưa nên các sông hồ có lượng nước khá phong phú và việc dẫn nước vào ruộng được thực hiện thông qua một hệ thống kênh mương chằn chịt. Vì vậy, trong mùa này nông dân không phải tốn chi phí bơm nước vào ruộng. Điều đó đã là cho chí phí tưới tiêu ở vụ này gần như không có.
Chi phí lao động: do canh tác trên diện tích nhỏ nên hầu như các khâu sản xuất chủ yếu (bao gồm khâu: gieo sạ, cấy giặm, làm cỏ, xịt thuốc, bón phân) được thực hiện bằng công lao động gia đình nên chi phí lao động gia đình ở vụ Đông Xuân là 1.246,64 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 11,18% trong tổng chi phí. Điều đó đã làm cho chi phí thuê lao động giảm đi một lượng đáng kể là 249,41 ngàn đồng/ha, chỉ chiếm 2,24% trong tổng chi phí.
C ày xới, 9.68% Giống, 9.76% Thuốc, 18.26% P hân, 48.88% Tưới tiêu, 0% Thuê lao đ ộng, 2.24% Lao đ ộng gia đ ình, 11.18%
Hình 1: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân
Từ các khoản chi phí trên cho thấy tổng chi phí của vụ Đông Xuân là 11.150,87 ngàn đồng/ha, thu nhập của nông hộ trong vụ này là 31.381,36 ngàn đồng/ha, như vậy lợi nhuận mà nông hộ nhận được là 20.230,49 ngàn đồng/ha. Tổng số ngày công lao động của vụ Đông Xuân là 20,78 ngày (với đơn giá là 60 ngàn đồng/ngày công).
4.1.2.2. Vụ lúa Hè Thu
Các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 12: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu
Vụ lúa Hè Thu (3 vụ lúa)
Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền
(ngàn đồng) Tỷ trọng(%)
1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.089,35 8,31
2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.213,22 9,26
3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.405,84 18,36
4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 6.357,21 48,52
5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 382,43 2,92
6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 316,74 2,42
7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.338,40 10,21
Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 22,31
Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 13.103,17
Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 21.097,69
Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 7.994,52
Chi phí cày xới: công việc cày xới ở vụ lúa Hè Thu cũng giống như vụ lúa Thu Đông nên chí phí cày xới ở vụ này là 1.089,35 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 8,31% trong tổng chi phí. Chi phí cày xới ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân nhưng khoảng chênh lệch này rất nhỏ (9,41 ngàn đồng/ha). Ở vụ này khâu làm đất cũng được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc.
Chi phí giống: hầu hết bà con nông dân vẫn sử dụng những giống có chất lượng cao như Jasmin 85, một số hộ sử dụng giống lúa của vụ lúa Đông Xuân trước để gieo sạ cho vụ này nên chi phí giống chiếm 9,26% trong tổng chi phí với số tiền là 1.213,22 ngàn đồng/ha. Nếu so với vụ Đông Xuân thì chi phí giống ở vụ này cao hơn vụ Đông Xuân là 124,72 ngàn đồng/ha do lượng giống được sử dụng trong vụ Hè Thu nhiều hơn giống sử dụng trong vụ Đông Xuân.
Chi phí thuốc nông dược: do ảnh hưởng trực tiếp của đợt tăng giá nên chi phí thuốc ở vụ này khá cao 2.405,84 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 18,36% trong tổng chi phí. Số lần xịt thuốc ở vụ này trung bình là 6 lần do ảnh hưởng bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Do đó chi phí thuốc nông dược trong vụ này cao hơn vụ Đông Xuân là 369,6 ngàn đồng/ha.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi phí phân bón với 48,52% tương đương 6.357,21 ngàn đồng/ha. Trong vụ này lượng phân bón sử dụng nhiều hơn ở vụ Đông Xuân nên chi phí phân bón vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân là 907,07 ngàn đồng/ha.
Chi phí tưới tiêu: khác với vụ lúa Đông Xuân ở vụ lúa Hè Thu nông dân phải bơm nước vào ruộng để canh tác. Chi phí tưới tiêu ở đây chủ yếu là chi phí thuê máy bơm nước với đơn giá trung bình là 40.000 đồng/giờ nên chi phí tưới tiêu trong vụ này là 382,43 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 2,92%.
Chi phí lao động: do ít thuê mướn lao động nên chi phí thuê lao động chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2,42% tương đương 316,74 ngàn đồng/ha. Và Chi phí thuê lao động ở vụ Hè Thu nhiều hơn vụ Đông Xuân là 67,33 ngàn đồng/ha. Nhưng bù lại thì chi phí lao động nhà chiếm tỷ lệ lớn 10,21%, tương đương 1.338,40 ngàn đồng/ha. Cũng như các loại chi phí khác, chi phí lao động nhà ở vụ Hè Thu cũng cao hơn vụ Đông Xuân là 91,76 ngàn đồng/ha.
Cày xớ i, 8.31% Giống, 9.26% Thuốc, 18.36% Phân, 48.52% Tướ i tiêu, 2.92% Thuê lao động, 2.42% Lao động gia đình, 10.21%
Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Hè Thu
Với các khoản chi phí trong vụ lúa Hè Thu thì tổng chi phí trong vụ này là 13.103,17 ngàn đồng/ha, cao hơn vụ Đông Xuân là 1.952,30 ngàn đồng/ha do các khoản chi phí trong vụ Hè Thu đều cao hơn các khoản chi phí trong vụ Đông Xuân. Và số ngày công lao động gia đình được sử dụng là 22,31 ngày công/ha (với đơn giá là 60 ngàn đồng/ngày công). Từ đó, người nông dân nhận được một khoản thu nhập là 21.097,69 ngàn đồng/ha, mức thu nhập này lại thấp hơn thu nhập của vụ Đông Xuân là 10.283,67 ngàn đồng/ha, do giá bán ở vụ này biến động mạnh và năng suất vụ Hè Thu luôn thấp hơn vụ Đông Xuân. Trong khoản thu nhập đó lợi nhuận là 7.994,52 ngàn đồng/ha, khoản lợi nhuận này cũng thấp hơn lợi nhuận của vụ Đông Xuân là 12.235,97 ngàn đồng/ha, do vụ Hè Thu có chi phí cao hơn vụ Đông Xuân nhưng thu nhập thì lại thấp hơn.
4.1.2.3. Vụ lúa Thu Đông
Các chỉ tiêu kinh tế của vụ Thu Đông được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Bảng 13: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Thu Đông
Vụ lúa Thu Đông ( 3lúa)
Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền
( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)
1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.073,86 7,94
2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.225,34 9,06
3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.461,16 18,19
4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 6.766,67 50,01
5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 382,02 2,82
6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 251,23 1,86
7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.370,32 10,13
Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 22,84
Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 13.530,59
Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 14.607,16
Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 1.076,57
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Trước khi xuống giống để gieo sạ vụ Thu Đông thì người nông dân phải trải qua khâu làm đất với chi phí là 1.073,86 ngàn đồng/ha, chiếm 7,94%. Chi phí này chủ yếu là chi phí thuê máy xới và trục nên không có công lao động gia đình ở vụ này. Nếu so sánh với hai vụ trước thì chi phí cày xới của vụ Thu Đông đều thấp hơn vụ Hè Thu (15,49 ngàn đồng/ha) và vụ Đông Xuân (6,08 ngàn đồng/ha), tuy nhiên khoảng chênh lệch này rất nhỏ.
Chi phí giống sử dụng ở vụ này là 1.225,34 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 9,06% trong tổng chi phí. Ngược lại với chi phí cày xới, chi phí giống ở vụ Thu Đông lại cao hơn cả vụ Hè Thu (12,12 ngàn đồng/ha) và vụ Đông Xuân (136,84 ngàn đồng/ha). Do ở vụ Thu Đông người nông dân thường sử dụng lượng giống nhiều hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Chi phí thuốc nông dược mà người nông dân phải trả cho vụ này là 2.461,16 ngàn đồng/ha, với số tương đối là 18,19%. So với vụ Hè Thu và Đông Xuân thì chi phí thuốc nông dược cao hơn 55,33 ngàn đồng/ha (vụ Hè Thu) và 424,92 ngàn đồng/ha (vụ Đông Xuân). Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do vụ Thu Đông là vụ trái mùa, diễn biến thời tiết bất thường nên sâu bệnh phát triển nhiều.
Phân bón vẫn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí với 50,01%, tương đương 6.766,67 ngàn đồng/ha. Chi phí phân bón ở vụ Thu
Đông cũng cao hơn vụ Hè Thu (409,46 ngàn đồng/ha) và vụ Đông Xuân (1.316,53 ngàn đồng). Sở dĩ chi phí phân vụ Thu Đông cao hơn hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là do vụ Thu Đông là vụ cuối cùng trong năm nên độ dinh dưỡng, độ màu mỡ của đất bị giảm đi nên lượng phân mà nông hộ sử dụng ở vụ này nhiều hơn vụ Thu Đông và Đông Xuân.
Chi phí tưới tiêu ở vụ này là 382,02 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 2,82%. Chi phí tưới tiêu vụ này thấp hơn vụ Hè Thu nhưng khoảng chênh lệch này không đáng kể.
Chi phí thuê lao động: chi phí thuê lao động ở vụ Đông Xuân chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí là 1,86% tương đương 251,23 ngàn đồng/ha. So với vụ Hè Thu thì chi phí thuê lao động thấp hơn 65,50 ngàn đồng/ha, nhưng so với vụ Thu Đông thì chi phí thuê lao động cao hơn 1,82 ngàn đồng/ha. Vì vụ Thu Đông là vụ trái mùa nên không được người nông dân đầu tư như hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Đối với chi phí lao động gia đình: khoản chi phí mà nông hộ phải chi ra là 1.370,32 ngàn đồng/ha, chiếm 10,13%. Qua việc tổng hợp các bảng số liệu cho thấy rằng chi phí lao động gia đình của vụ Thu Đông cao hơn vụ Hè Thu là 31,92 ngàn đồng/ha và cao hơn vụ Đông Xuân là 123,68 ngàn đồng/ha. Do năng suất của vụ Thu Đông thấp hơn vụ Hè Thu và Đông Xuân nên để tăng thu nhập thì người nông dân phải đầu tư lao động nhà nhiều hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu với mục đích “lấy công làm lời”.
Cày xới, 7.94% Giống, 9.06% Thuốc, 18.19% Phân, 50.01% Tưới tiêu, 2.82% Thuê lao động, 1.86% Lao động gia đình, 10.13%
Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Thu Đông
Qua các khoản chi phí trên ta có thể tính được tổng chi phí của vụ lúa Thu Đông là 13.530,59 ngàn đồng/ha (cao hơn vụ Đông Xuân là 2.379,72 ngàn đồng/ha, và cao hơn vụ Hè Thu là 427,42 ngàn đồng/ha do vụ Thu Đông sử dụng nhiều giống, phân và thuốc hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu) và lượng lao động gia đình được sử dụng trong vụ này là 22,84 ngày công/ha. Và tổng thu nhập của người nông dân là 14.607,16 ngàn đồng/ha (thấp hơn vụ Đông Xuân là 16.774,20 ngàn đồng/ha và thấp hơn vụ Hè Thu là 6.490,53 ngàn đồng/ha do năng suất của vụ Thu Đông thấp hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu). Vì vậy lợi nhuận mà họ thực sự nhận được là 1.076,57 đồng/ha (thấp hơn vụ Đông Xuân là 19.153,92 ngàn đồng/ha, và thấp hơn vụ Hè Thu là 6.917,95 ngàn đồng/ha).
Nhìn chung qua 3 vụ lúa thì vụ Đông Xuân có khoản lợi nhuận thu được là lớn nhất do thu nhập của vụ Đông Xuân là cao nhất nhưng lại có tổng chi phí thấp hơn vụ Hè Thu và Thu Đông. Vụ Thu Đông được xem là vụ có khoản lợi
nhuận thu được thấp nhất do chi phí của vụ này cao nhưng lại có thu nhập thấp hơn vụ Đông Xuân và Hè Thu.
4.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 3 vụ lúa
Các chỉ số tài chính của mô hình 3 vụ lúa thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 14: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 3 vụ lúa
Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông XuânLúa Hè ThuLúa Thu ĐôngLúa
Thu nhập Ngàn đồng/ha 31.381,36 21.097,69 14.607,16
Chi phí Ngàn đồng/ha 11.150,87 13.103,17 13.530,59
Lợi nhuận Ngàn đồng/ha 20.230,49 7.994,52 1.076,57
Thu nhập/Chi phí lần 2,81 1,61 1,08
Lợi nhuận/Chi phí lần 1,81 0,61 0,08
Lợi nhuận/thu nhập lần 0,64 0,38 0,07
(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)
Từ bảng 14 cho thấy mức độ đầu tư của người nông dân vào từng vụ lúa