Hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1đậu nành

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 74 - 76)

Hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1 đậu nành giống với hàm không hiệu quả của mô hình 3 vụ lúa.

Với:

T: Trình độ học vấn của chủ hộ quản lý và điều hành sản xuất (lớp)

V: Số thành viên gia đình tham gia lao động trực tiếp mô hình nông nghiệp (người)

D: diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp của nông hộ (ha)

G: Việc tham gia tập huấn của nông hộ (1= có, 0= không tham gia)

H: Thời gian tham dự tập huấn của nông hộ (giờ/năm)

X: Việc xem đài, đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất của nông hộ (1= có, 0= không đọc sách hoặc không xem đài)

Z: Thời gian tìm hiểu tài liệu qua việc xem đài hoặc đọc sách báo của nông hộ (giờ/năm)

: Thông số chưa được biết sẽ được ước lượng Hàm không hiệu quả kỹ thuật của mô hình có dạng:

i Z i x i H i G i D i V i T i T V D G H X Z  0       

Bảng 31 : Kết quả ước lượng hàm của mô hình 2 lúa – 1 đậu nành Hệ số t - ratio 0 -17,955 -17,962 T -34,918 -34,946 V -46,524 -46,654 D -11,572 -11,573 G -13,371 -13,372 H -85,869 -86,002 X -17,452 -17,455 Z -0,156 -2,189

(Ghi chú : Những chữ in đậm trong bảng thể hiện tồn tại ý nghĩa)

Từ kết quả xử lý bằng chương trình Frontier 4.1 ta có thể viết hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa 1 đậu nành như sau:

i

= -17,955 – 34,918 T – 46,524 V – 11,572 D – 13,371 G – 85,869 H – 17,452 X – 0,156 Z

Từ phương trình hàm Cobb- Douglas của mô hình 2 lúa 1 đậu nành thì ta thấy các biến độc lập đưa vào đều có ý nghĩa vì các giá trị /t/ đều lớn hơn 2,42 (mức ý nghĩa α = 1%). Điều đó cho thấy sự tác động của các biến độc lập này này đối với mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình như sau:

- Trình độ học vấn của nông hộ: khi trình độ học vấn của nông hộ càng cao thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng giảm, hay mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Số người tham gia sản xuất nông nghiệp: khi số người tham gia sản xuất nông nghiệp tăng lên thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình giảm xuống, nghĩa là mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên thì cũng làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Sự tham gia tập huấn của nông hộ: khi số người tham gia tập huấn tăng lên thì sẽ làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Thời gian tham gia tập huấn của nông hộ: khi thời gian tham gia tập huấn của nông hộ tăng lên thì cũng góp phần làm cho mô hình càng có hiệu quả kỹ thuật.

- Tương tự như vậy, số lượng những người có xem đài hoặc đọc tài liệu càng tăng và thời gian tìm hiểu tài liệu của họ càng cao thì mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng giảm hay hiệu quả kỹ thuật của mô hình càng tăng.

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)