0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích độ nhạy cảm của mô hình cơ bả n2 lúa 1đậu nành

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 80 -80 )

TT Chỉ tiêu Đơn vị Lượng tối ưu khan hiếmGiá trị

1 Diện tích Đông Xuân ha 0,18 0,00

2 Diện tích Hè Thu ha 0,28 0,00

3 Diện tích Thu Đông ha 0,36 0,00

4 Lao động Đông Xuân ngày công 3,87 0,00

5 Lao động Hè Thu ngày công 8,77 0,00

6 Lao động Thu Đông ngày công 8,21 0,00

7 Tiền mặt Đông Xuân ngàn đồng 2.000,00 5,28

8 Tiền mặt Hè Thu ngàn đồng 0,00 1,51

9 Tiền mặt Thu Đông ngàn đồng 0,00 0,48

(Nguồn: Kết quả xử lý từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2 - 3 năm 2009)

Bảng 36 cho thấy nếu tăng lượng tiền mặt ở vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ Thu Đông lên thì sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên. Trong thực tế có thể tăng lượng tiền mặt này bằng cách đi vay để có đủ lượng tiền mặt sản xuất trong 3 vụ đồng thời người nông dân có thể đi làm thuê theo ngày công (vì cả ba vụ đều thừa lao động thể hiện qua cột Slack ở Bảng 30) để có thêm thu nhập cho gia đình.

Ta thiết lập lại mô hình mới như sau:

Gọi Xi (i= 1,2,3) là diện tích đất canh tác (ha) ở vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. X4, X5, X6 lần lượt là lượng tiền vay ở vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. X7, X8, X9 lần lượt là ngày công lao động gia đình hay đi làm thuê ở vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông.

Xi >= 0 (i = 1,2,…,9)

Ta có hàm mục tiêu như sau:

22866,89 X1 + 15235,41 X2 + 5737,09 X3– 0,0162 X4– 0,0162 X5– 0,0162 X6 + 60 X7 + 60 X8 + 60 X9 Max

Khi đó các điều kiện ràng buộc như sau: Đất đai lúa Đông Xuân: X1 <= 1

Đất đai đậu nành Hè Thu: X2 <= 1 Đất đai lúa Thu Đông: X3 <= 1

Lao Động vụ Đông Xuân: 21X1+ X7<= 70 Lao Động vụ Hè Thu: 31X2+ X8 <= 70 Lao Động vụ Thu Đông: 23X3+ X9<= 70

Tiền mặt vụ Hè Thu: -22866,89 X1 + 14895,37 X2+ 1,0162 X4– X5– 60 X8

<= 0

Tiền Mặt vụ Thu Đông: -15235,41 X2 + 12062,81 X3+ 1,0162 X5– X6– 60 X9<= 0

Xi >= 0 (i= 1,2,...,9)

Kết quả chạy bằng công cụ Solver trong Excel là :

Bảng 37: Tóm tắt kết quả mô hình mở rộng

TT Chỉ tiêu Đơn vị Lượng tối ưu

1 Lợi nhuận ngàn đồng 51.843,51

2 Diện tích đất Đông Xuân ha 1,00

3 Diện tích đất Hè Thu ha 1,00

4 Diện tích đất vụ Thu Đông ha 1,00

5 Tiền vay vụ Đông Xuân ngàn đồng 5.918,50

6 Tiền vay vụ Hè Thu ngàn đồng 0,00

7 Tiền vay vụ Thu Đông ngàn đồng 0,00

8 Bán lao động Đông Xuân ngày công 49,00

9 Bán lao động Hè Thu ngày công 39,00

10 Bán lao động vụ Thu Đông ngày công 47,00

(Nguồn: Kết quả xử lý từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2 - 3 năm 2009)

Như vậy, việc kết hợp hai phương án đi vay và bán lao động thì nông hộ phải đi vay 5.918,5 ngàn đồng trong vụ Đông Xuân, hai vụ còn lại không cần vay. Nhờ đó mà diện tích canh tác từng vụ tăng lên, nông hộ nên sử dụng hết diện tích 1 ha đất để sản xuất ở cả 3 vụ, diện tích này tăng lên so với mô hình cơ bản. Đồng thời nông hộ nên đi làm thuê 49 ngày công trong vụ Đông Xuân, 39 ngày công trong vụ Hè Thu và vụ Thu Đông là 47 ngày công. Với những nguồn lực tới hạn, lợi nhuận của mô hình mở rộng tăng lên đến 51.843,51 ngàn đồng (tăng 41274,9 ngàn đồng so với mô hình cơ bản). Điều đó có nghĩa mô hình mở rộng đưa ra là có ý nghĩa.

CHƯƠNG 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐÃ CHỌN

6.1. VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 6.1.1. Công tác giống cây trồng

Tập trung phát động nông dân không trồng 3 vụ lúa/năm mà thay bằng cơ cấu mùa vụ lúa – màu (ở đây màu là đậu nành). Tăng cường thực hiện chương trình giống của huyện để tác động thúc đẩy phát triển sản xuất. Khuyến cáo nông dân nên sử dụng những giống lúa (như giống: OMCS 2000, MTL 392, MTL 499, OM 4498, IR 3242-49, Jasmine85…) và đậu nành có độ thuần cao, đạt giá trị xuất khẩu.

6.1.2. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Phòng nông nghiệp phối hợp với các trạm khuyến nông xã mở những đợt tập huấn, hội thảo để trình diễn những mô hình có hiệu quả, giới thiệu những giống lúa và đậu nành chủ lực để nông dân tham khảo, bình chọn ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời quan hệ với các Trung tâm, Viện, Trường Đại Học tìm những nguồn giống tốt về cho nông dân sản xuất (nhất là giống đậu nành), nếu có thể nên tạo điều kiện cho nông dân đi xem thực tế để học hỏi những phương pháp và kinh nghiệm mới (kể cả ở ngoài tỉnh). Phòng Nông nghiệp phối hợp với các xã cung cấp tài liệu khuyến nông có liên quan đến mô hình sản xuất để người dân có cơ hội tiếp cận những kỹ thuật sản xuất mới. Tăng số cuộc hội thảo trong năm nhằm tăng thời gian tham gia tập huấn của nông dân.

Cơ cấu thời vụ là một yếu tố khá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cần khuyến khích nông dân bố trí thời vụ như sau: Vụ lúa Đông Xuân + vụ đậu nành Hè Thu + vụ lúa Thu Đông, tức là:

- Từ giữa tháng 11/2008 đến giữa tháng 2/2009 thì tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông Xuân.

- Từ giữa tháng 2/2009 đến giữa tháng 5/2009 xuống giống đậu nành Hè Thu.

- Giữa tháng 5/2009 gieo sạ lúa Thu Đông cho đến đầu tháng 6/2009 là kết thúc khâu gieo sạ lúa.

6.2. VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG6.2.1. Hệ thống thủy lợi 6.2.1. Hệ thống thủy lợi

Tăng cường kinh phí đầu tư cho thủy lợi phục vụ không chỉ trên diện tích trồng lúa mà còn mở rộng ra diện tích luân canh lúa - màu. Cần phải tăng thêm vốn đầu tư cho lĩnh vực này để đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích cánh đồng 50 triệu/ha/năm, đẩy mạnh quy hoạch cho tiểu vùng một cách kịp thời.

Những hệ thống thủy lợi lớn cần được quan tâm hàng năm, cải thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát huy hết tác dụng của hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất vào mùa khô. Các xã tăng cường vận động nông dân thực hiện hoàn chỉnh khâu thủy lợi nội đồng, từng vùng, từng thửa ruộng nhất là những diện tích luân canh 2 lúa 1 đậu nành mà trước mắt là hoàn thành kế hoạch thủy lợi mùa khô tháng 5 -2009 để phục vụ tốt cho kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng đậu nành.

6.2.2. Hệ thống giao thông

Cần chú trọng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, bêtông hóa hệ thống cầu đường ở các xã, ấp tạo điều kiện dễ dàng cho người dân đi lại cũng như thuận tiện trong việc vận chuyển, mua bán nông sản. Tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư từ cấp trên để hoàn thiện hóa hệ thống giao thông trong huyện.

6.2.3. Máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đầu tư thêm máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: máy xới, máy bơm nước, máy suốt lúa… và đặc biệt là những phương tiện chuyên chở sau thu hoạch để có thể cơ giới hóa nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và công sức. Đưa máy móc vào phục vụ sản xuất để thay cho lượng nhân công đang trong tình trạng khan hiếm ở địa phương, đồng thời cũng làm tăng thêm số ngày công lao động trong mùa vụ.

6.3. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

Nhà Nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho. Trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần chú trọng đến xu hướng tích tụ và tập trung đất đai để đi lên sản xuất lớn nhưng đồng thời phải có chính sách hỗ trợ để hạn chế sự mất đất canh tác của nông dân dưới tác động phân hóa của cơ chế thị trường.

6.4. YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG

Trước hết về phía Nhà Nước cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời để bình ổn giá cả các yếu tố đầu vào như: phân bón, thuốc nông dược, lãi suất cho vay… không để xảy ra tình trạng tăng giá quá cao của vật tư nông nghiệp như thời gian qua làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong khi việc trợ giá đầu vào của Nhà Nước hầu như không có.

Hầu hết lúa và đậu nành sản xuất ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định, phải bán qua nhiều trung gian nên khó tránh khỏi tình trạng bị ép giá. Do đó nông dân chưa mạnh dạn mở rộng diện tích đất sản xuất. Điều đó cho thấy việc tìm đầu ra cho lúa và đậu nành là hết sức cấp thiết đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà Nước và các cơ quan có liên quan. Phòng nông nghiệp huyện hoặc các trạm khuyến nông xã cần hợp tác với các xí nghiệp, cơ sở chế biến nông sản để tìm đầu ra cho hạt lúa và đậu nành. Ngoài ra, việc lập các chợ đầu mối thu mua nông sản và xây dựng một hệ thống kho bãi cũng rất cần thiết trong giai đoạn này.

Về lĩnh vực tài chính ngân hàng: Ngân hàng Trung Ương cần đưa ra một mức lãi suất phù hợp, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất. Hiện nay mức hỗ trợ lãi suất cho vay đối với nông dân là 4%.

6.5. YẾU TỐ CON NGƯỜI

Củng cố, kiện toàn hoạt động mạng lưới nông nghiệp các xã đủ mạnh để kết hợp với đoàn thể xã, ấp đồng thời tận dụng những kinh nghiệm sản xuất quý báo của người nông dân và truyền thống cần cù lao động, tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận động nhân dân tham gia tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi dần tập quán sản xuất cũ.

Tăng cường cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và thời gian đi công tác cơ sở để nắm và giải quyết các vấn đề trong chuyên môn một cách kịp thời. Củng cố và phát triển đội ngũ cộng tác viên phòng Nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào quá trình quản lý sản xuất ở địa phương.

6.6. VẤN ĐỀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ

Vấn đề trước tiên là làm thế nào để giảm lượng đầu tư các yếu tố đầu vào càng nhiều càng tốt. Chương trình “3 giảm – 3 tăng” giúp nông dân tiết kiệm chi phí giống phân thuốc. Bên cạnh đó việc áp dụng triệt để chương trình IPM trên

đồng ruộng vừa giảm chi phí nông dược, vừa cho sản phẩm sạch, bán được giá đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Về lâu dài nông dân phải thay đổi tập quán sản xuất, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những cây trồng phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng.

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ số tài chính kết hợp với việc so sánh hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình ta thấy mô hình 2 lúa 1 đậu nành có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 vụ lúa. Do đó, cần khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành để mang lại hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Ngoài ra để mô hình sản xuất có hiệu quả hơn, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình được tiến hành thông qua hàm không hiệu quả. Qua kết quả phân tích cho thấy mức độ không hiệu quả kỹ thuật của mô hình 2 lúa 1 đậu nành chịu ảnh hưởng bởi: trình độ học vấn của nông hộ, số thành viên tham gia lao động, diện tích đất nông nghiệp, việc tham gia tập huấn, thời gian tập huấn, việc xem đài hoặc đọc sách báo và thời gian tìm hiểu tài liệu của nông hộ. Vì vậy, để nâng cao mức độ hiệu quả kỹ thuật của mô hình thì những nhân tố này cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

Sau khi lựa chọn ra mô hình có hiệu quả hơn là mô hình 2 lúa 1 đậu nành, ta tiến hành tối ưu hóa mô hình này thông qua những nguồn lực sẵn có của nông hộ và các điều kiện ràng buộc. Kết quả cho ta thấy rằng để có được lợi nhuận tối ưu thì người nông dân nên đi vay ở vụ Đông Xuân để đáp ứng được lượng tiền mặt khan hiếm của mỗi vụ. Bên cạnh đó người nông dân có thể đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập đồng thời cũng giải quyết được tình trạng thiếu lao động ở địa phương.

Đề tài đã đánh giá một cách tổng quát hiệu quả kinh tế của hai mô hình để giúp nông dân lựa chọn mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của địa phương. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của mô hình đã chọn thì cần đề ra những giải pháp thích hợp thông qua sự hỗ trợ của Nhà Nước và các cơ quan có liên quan.

7.2. KIẾN NGHỊ

7.2.1. Kiến nghị cấp vi mô

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện: điều hành kế hoạch đã đề ra, chọn địa điểm trình diễn các mô hình 2 lúa 1 đậu nành, chuyển giao giống

mới, chuyển giao khoa học kỹ thuật phân công chuyên môn theo dõi đôn đốc xã thực hiện, cuối năm tổ chức điều tra đánh giá kết quả thực hiện. Duy trì họp lệ tuần giữa lãnh đạo Phòng và lãnh đạo các Trạm; tháng đối với cộng tác viên nông nghiệp và khuyến nông các xã để nắm bắt và giải quyết kịp thời các việc phát sinh theo thẩm quyền.

Về nông hộ: mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, tập huấn do địa phương tổ chức.

Về địa phương:

- Duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

- Biểu dương, nhân rộng những mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ khác làm theo.

7.2.2. Kiến nghị cấp vĩ mô

Nhân rộng mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân học tập và ứng dụng.

Trong giai đoạn hiện nay để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công ngoài vấn đề kỹ thuật để có cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao giá thành hạ, an toàn cho con người, môi trường thì cần chú ý đến việc quy hoạch vùng để tận dụng lợi thế của vùng tạo ra số lượng hàng hóa lớn và quan trọng nhất là làm sao đảm bảo giá đầu ra cao cho nông dân để họ có thể yên tâm sản xuất và mở rộng sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và kế hoạch phát triển cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của huyện Bình Tân và hai xã (Thành Lợi và Tân Bình).

2. Nguyễn Quang Diệp (2005). Luận văn tốt nghiệp: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa mè với mô hình 2 vụ lúa ở nông trường sông Hậu”.

3.Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2001). NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội. 4. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế. NXB Thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Thanh Phong (2004). Excel ứng dụng trong kinh tế. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright về kinh tế học ứng dụng cho chính sách công.

6. Battese, G. E., T. J. Coelli (1995), “A model for technical inefficiency effects in a stochastic frontier production function for panel data”, Empirical Economics, 20, 325-332.

7. Thông tin từ các trang Web: -http://www.bulletin.vnu.edu.vn

-http://www.baovietnam.vn/

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả mô hình 3 vụ lúa Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean DeviationStd. Tong so nhan khau

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 80 -80 )

×