Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 3 vụ lúa

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 50)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Đông XuânLúa Hè ThuLúa Thu ĐôngLúa

Thu nhập Ngàn đồng/ha 31.381,36 21.097,69 14.607,16

Chi phí Ngàn đồng/ha 11.150,87 13.103,17 13.530,59

Lợi nhuận Ngàn đồng/ha 20.230,49 7.994,52 1.076,57

Thu nhập/Chi phí lần 2,81 1,61 1,08

Lợi nhuận/Chi phí lần 1,81 0,61 0,08

Lợi nhuận/thu nhập lần 0,64 0,38 0,07

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Từ bảng 14 cho thấy mức độ đầu tư của người nông dân vào từng vụ lúa như sau:

Vụ Đông Xuân: đây là vụ lúa chính trong năm cũng là vụ mang lại thu nhập cao nhất nên trong vụ này được người nông dân đầu tư như sau: nếu họ bỏ ra một đồng chi phí thì họ sẽ thu được 2,81 đồng thu nhập, trong đó có 1,81 đồng là lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận/thu nhập là 0,64 lần nghĩa là nếu nông dân có một đồng thu nhập từ việc sản xuất lúa vụ Đông Xuân thì lợi nhuận của họ là 0,64 đồng.

Vụ Hè Thu: đây là vụ lúa chịu ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện bất lợi nên thu nhập mà người nông dân nhận được sẽ thấp hơn vụ Đông Xuân và như vậy lợi nhuận cũng thấp hơn. Thật vậy, khi người nông dân bỏ ra một đồng chi phí thì lượng thu nhập mà họ mang về là 1,61 đồng, trong đó 0,61 đồng là lợi nhuận. Và khi họ mang về một đồng thu nhập thì lợi nhuận mà họ nhận được là 0,38 đồng.

Vụ Thu Đông: đây là vụ lúa cuối cùng trong năm nên khoản thu nhập và lợi nhuận mà người nông dân nhận được sẽ thấp hơn vụ Hè Thu và thấp hơn nhiều so với vụ Đông Xuân. Các tỷ số tài chính trên đã nói lên điều đó: nếu người nông dân bỏ ra một đồng chi phí thì họ sẽ nhận được 1,08 đồng thu nhập, trong đó 0,08 đồng là lợi nhuận. Trong một đồng thu nhập của họ thì có 0,07 đồng lợi nhuận.

Nếu so sánh giữa các vụ với nhau thì ta thấy vụ Đông Xuân có các tỷ số tài chính cao hơn vụ Hè Thu (gấp 1,7 lần vụ hè Thu) và Thu Đông (gấp 8,7 lần vụ

Thu Đông). Điều đó cho thấy hiệu quả sản xuất ở vụ Đông Xuân là cao nhất và giảm dần ở các vụ sau.

4.2. MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ LÚA 1 VỤ ĐẬU NÀNH 4.2.1. Mô tả chung về mô hình sản xuất 2 lúa – 1 đậu nành

4.2.1.1. Một số thông tin chung về nông hộ và một số chỉ tiêu có liênquan đến mô hình quan đến mô hình

Mô hình 2 lúa – 1 đậu nành được sản xuất chủ yếu ở xã Tân Bình. Những thông tin chung về nông hộ và các nguồn lực đầu vào có liên quan đến mô hình được tổng hợp qua các bảng sau:

Bảng 15: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 2 lúa – 1 đậu nành

Chỉ tiêu mẫuSố Nhỏnhất nhấtLớn Trungbình Tổng số nhân khẩu trong gia đình (người) 40 3,00 7,00 4,45

Số người trong tuổi lao động (người) 40 2,00 6,00 3,48

Số người tham gia SXNN (người) 40 1,00 6,00 2,55

Diện tích đất nông nghiệp (hecta) 40 0,15 2,00 0,61

Khoảng cách từ nguồn nước đến nơi SX (m) 40 1,00 200,00 24,93

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Qua bảng 15 cho thấy thông tin về lao động của những hộ được phỏng vấn như sau: số nhân khẩu trong gia đình bình quân của các hộ là 4 người, hộ có số nhân khẩu ít nhất là 3 người, nhiều nhất là 7 người. Số người trong độ tuổi lao động bình quân là 3 người, trong đó hộ có số người trong độ tuổi lao động ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 6 người. Và số người tham gia sản xuất nông nghiệp bình quân của các hộ là 3 người, hộ có số người tham gia sản xuất nông nghiệp ít nhất là 1 người, và nhiều nhất là 6 người.

Về diện tích đất nông nghiệp, mức trung bình về diện tích đất của 40 hộ là 0,61 ha, trong đó hộ có diện tích đất nông nghiệp ít nhất là 0,15 ha, nhiều nhất là 2 ha.

Về thủy lợi, hộ có khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất thấp nhất là 1m và cao nhất là 200m, mức trung bình cho khoảng cách này là 24,93m.

Bảng 16: Kết quả thống kê tần số về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 2 lúa – 1đậu nành

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Cấp 1 12 30,00 Cấp 2 20 50,00 Cấp 3 8 20,00 Trình độ học vấn Đại học 0 0,00 Không vay 30 75,00

Vay vốn sản xuất Vay 10 25,00

Không tham gia 11 27,50

Tham gia tập huấn Có tham gia 29 72,50

Không 1 2,50

Xem đài hoặc đọc tài liệu

có liên quan đến mô hình Có 39 97,50

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Qua bảng 16 ta thấy cơ cấu trình độ học vấn của các hộ như sau: trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ 30%, trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ 50% và trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ 20%.

Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ: có 10/40 hộ có vay vốn sản xuất, chiếm tỷ lệ 25%. Đa số các hộ vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp Huyện Bình Minh, một số ít hộ vay ở thị trường tín dụng phi chính thức như: vay bà con, người thân, bạn bè…

Về phương diện tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất: có 29/40 người có tham gia những cuộc hội thảo, tập huấn ở xã, chiếm tỷ lệ 72,50%. Hộ có thời gian tham gia tập huấn ít nhất là 3 giờ/năm (một lần dự tập huấn trong năm), và hộ có thời gian tham gia tập huấn nhiều nhất là 16 giờ/năm nên mức trung bình cho thời gian dự tập huấn của người nông dân là 6,14 giờ/năm. Ngoài việc tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật qua những cuộc hội thảo thì người nông dân có thể tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thông tin ngày nay qua việc xem tivi hay nghe radio hoặc đọc tài liệu, sách báo để có thêm tin tức. Có 97,50% nông dân tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật bằng con đường này. Hộ có thời gian xem đài, đọc tài liệu ít nhất là 26 giờ/năm và nhiều nhất là 160 giờ/năm, mức trung bình cho việc xem đài, tìm hiểu tài liệu là 83,62 giờ/năm (bảng 17).

Bảng 17: Kết quả thống kê mô tả về tình hình khuyến nông và áp dụngkhoa học kỹ thuật của nông hộ khoa học kỹ thuật của nông hộ

Đơn vị tính: giờ/năm Chỉ tiêu mẫuSố Nhỏnhất Lớnnhất Trungbình

Thời gian tham gia tập huấn (giờ/năm) 29 3 16 6,14

Thời gian xem đài, đọc tài liệu (giờ/năm) 39 26 160 83,62

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

4.2.1.2. Các nhân tố đầu ra và đầu vào ảnh hưởng đến mô hình sản xuất

Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS về những khó khăn và thuận lợi của đầu vào và đầu ra sản xuất của những hộ nông dân sản xuất theo mô hình 2 vụ lúa- 1 vụ đậu nành được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 18: Thống kê tần số các yếu tố đầu ra và đầu vào có ảnh hưởng đến mô hình 2 lúa – 1 đậu nành

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Qua bảng 18 ta thấy được sự ảnh hưởng của các khó khăn và thuận lợi đến thị trường đầu ra và đầu vào của mô hình như sau:

a.Những khó khăn và thuận lợi của thị trường đầu vào

Yếu tố thuận lợi đầu tiên mà phần lớn nông dân đều có chung một suy nghĩ đó là họ có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 77,5%. Phần lớn người dân ở địa bàn nghiên cứu sống bằng nghề nông nên từ khi còn nhỏ họ đã tiếp xúc nhiều với những hoạt động sản xuất nông nghiệp nên họ có

Nhân tố tác động Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

I. Thị trường đầu vào

1. Thuận lợi 136 100,00

a. Nguồn cung cấp vật tư nông nghiệp 23 16,91 2

b. Đủ vốn 21 15,44 3

c. Có sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật 21 15,44 3

d. Giao thông thuận lợi 18 13,24 5

e. Nhà Nước hỗ trợ vay vốn 3 2,21 6

g. Có kinh nghiệm 31 22,79 1

h. Các yếu tố khác 19 13,97 4

2. Khó khăn 83 100,00

a. Giá đầu vào cao 38 45,78 1

b. Cách xa nơi bán 6 7,23 4

c. Thiếu vốn 11 13,25 3

d. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 6 7,23 4

e. Giao thông khó khăn 18 21,69 2

g. Không được hỗ trợ vay vốn 4 4,82 5

II. Thị trường đầu ra

1.Thuận lợi 88 100,00 a. Chủ động khi bán 36 40,91 1 b. Sản phẩm có chất lượng 28 31,82 2 c. Gần nơi bán 10 11,36 4 d. Bán được giá 14 15,91 3 2. Khó khăn 116 100,00 a. Thiếu lao động 28 24,14 2 b. Xa nơi bán 4 3,45 6 c. Sản phẩm kém chất lượng 3 2,59 7 d. Giá biến động 32 27,59 1

e. Không có phương tiện chuyên chở 21 18,10 3

g. Bị ép giá 18 15,52 4

được những kinh nghiệm được truyền đạt từ thế hệ trước và trong quá trình canh tác lâu năm. Hầu hết những nông hộ được phỏng vấn cho rằng họ đã tiếp xúc với nghề nông từ khi chưa bước vào tuổi lao động. Yếu tố thuận lợi thứ hai là nguồn cung cấp vật tư nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 16,91%. Hầu hết các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp có mạng lưới phân bố rộng, ở gần khu vực sản xuất nên thuận lợi cho người dân trong việc mua vật tư nông nghiệp đầu vào. Bên cạnh đó, phòng khuyến nông huyện kết hợp với trạm khuyến nông xã tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân nên đây cũng là một yếu tố thuận lợi lớn chiếm 15,44%. Cùng với tỷ lệ đó, một yếu tố thuận lợi khác cũng không kém phần quan trọng là việc có đủ vốn để sản xuất. Hầu hết các hộ nông dân thường đầu tư vốn cho vụ này bằng khoản vốn tích lũy từ vụ trước. Bên cạnh đó một sô yếu tố thuận lợi khác cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ như: việc hỗ trợ giống lúa và đậu nành của Nhà Nước, chiếm 13,97%; giao thông thuận lợi (chiếm 13,24%), Nhà Nước hỗ trợ vay vốn (chiếm 2,21%).

Khi xét đến những yếu tố khó khăn thì phải kể đến những cơn sốt giá của vật tư nông nghiệp trong năm vừa qua sau vụ Đông Xuân, yếu tố này chiếm 45,78%. Đây cũng là một lĩnh vực mà Nhà Nước cần có nhiều chính sách bình ổn giá cả đầu vào để cho người dân yên tâm sản xuất. Tuy có một hệ thống giao thông thuận lợi nhưng hệ thống này chỉ nằm trên trục đường chính nên những hộ nông dân nằm trong vùng sâu vẫn phải gặp nhiều khó khăn, yếu tố khó khăn này chiếm 21,69%. Ngoài ra, bên cạnh những nông dân đủ vốn cho sản xuất thì vẫn còn những hộ thiếu vốn sản xuất, tỷ lệ này chiếm 13,25%. Họ thường tìm nguồn vốn cho sản xuất bằng cách đi vay ở Ngân hàng Nông Nghiệp với mức lãi suất trung bình là 1,5%/tháng và thời hạn trung bình là 6 tháng nhưng để được vay ở Ngân Hàng Nông Nghiệp thì điều kiện là phải thế chấp Quyền sử dụng đất nên có một số hộ không đáp ứng được điều kiện này, nhưng vì nhu cầu cần vốn nên họ phải vay nóng bên ngoài với lãi suất lên đến 6 – 7%/tháng. Ngoài ra còn các nhân tố khó khăn khác như: chổ ở cách xa nơi bán và thiếu kinh nghiệm sản xuất (chiếm 7,23%), không được hỗ trợ vay vốn với một mức lãi suất thích hợp (chiếm 4,82%)…

Khi nói đến thuận lợi của các yếu tố đầu ra thì 40,91% nông dân chủ động khi bán nông sản, họ có thể lưu kho để chờ tăng giá hay bán ngay sau thu hoạch. Và 31,82% nông dân cho rằng sản phẩm họ sản xuất ra có chất lượng cao nhờ sử dụng những giống có chất lượng tốt được cung cấp từ những nơi tin cậy như: phòng khuyến nông huyện, trường Đại Học Cần Thơ, viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long… Ngoài ra do giá lúa trong năm vừa qua biến động nhiều, có lúc tăng rất cao nên có 15,91% nông dân bán lúa với giá cao trong thời gian này. Tuy nhiên giá lúa sẽ cao hơn khi nông hộ có chổ ở tiếp xúc với đường giao thông như gần sông rạch, và yếu tố thuận lợi này chiếm 11,36%.

Bên cạnh những thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm thì vẫn xuất hiện những khó khăn kèm theo. Trong năm qua giá lúa rất biến động có lúc lên rất cao nhưng cũng có lúc xuống rất thấp và khi giá lúa tăng cao thì một số nông dân có tâm lý là dự trữ lại để chờ giá tăng cao hơn nên khi giá giảm nhanh thì người nông dân quyết định bán tháo bán đổ nên không ít nông dân bị lỗ trong thời gian vừa qua. Vì vậy, giá cả biến động cũng đem lại nhiều bất lợi cho người dân, khó khăn này chiếm 27,59%. Và có đến 24,14% nông dân cho rằng chi phí tăng cao là do giá nhân công lao động tăng, mà nguyên nhân sâu sa là do tình trạng thiếu lao động. Trong những năm gần đây, do ven sông Hậu (phía Cần Thơ) phát triển một hệ thống công ty, cơ sở sản xuất chế biến nên đã thu hút nhân công nơi đây ra làm việc trong các nhà máy, phân xưởng. Đó là lý do tại sao lao động ở đây lại trở nên khan hiếm. Song song đó, một số khó khăn khác cũng có tác động đến mô hình như: không có phương tiện chuyên chở (chiếm 18,10%), bị ép giá (chiếm 15,52%), thiếu phương tiện nắm bắt thông tin (chiếm 8,62%), xa nơi bán (chiếm 3,45%) và sản phẩm kém chất lượng (chiếm 2,59%).

Đó là những khó khăn và thuận lợi của đầu vào và đầu ra sản xuất và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với mô hình 2 lúa một đậu nành. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế những khó khăn và phát huy những thuận lợi đó.

4.2.1.3. Năng suất các vụ khi sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành

Năng suất qua 3 vụ trong năm của mô hình 2 lúa – 1 đậu nành được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 19: Kết quả thống kê mô tả năng suất các vụ của mô hình 2 lúa 1 đậu nành

Đơn vị tính: tấn/ha

Mô hình 2 lúa –

1 đậu nành Sốmẫu Nhỏnhất Lớnnhất Trungbình Độ lệchchuẩn

Vụ lúa Đông Xuân 40 4,80 9,20 8,26 0,72

Vụ đậu nành Hè Thu 40 1,20 3,00 2,32 0,33

Vụ lúa Thu Đông 40 5,00 7,20 5,47 0,48

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Ở đây ta chỉ so sánh năng suất của vụ lúa Đông Xuân và Thu Đông. Từ bảng 19 cho thấy vụ lúa Đông Xuân vẫn là vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm với năng suất trung bình là 8,26 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 4,80 tấn/ha và cao nhất là 9,20 tấn/ha. Nếu so với vụ lúa Đông Xuân của mô hình 3 vụ lúa thì năng suất vụ Đông Xuân của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn năng suất vụ Đông Xuân của mô hình 3 vụ lúa trung bình 0,92 tấn/ha.

Vụ lúa Thu Đông có năng suất trung bình là 5,47 tấn/ha, thấp hơn vụ lúa Đông Xuân. Hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 5 tấn/ha và cao nhất là 7,20 tấn/ha. Nếu so với vụ lúa Thu Đông của mô hình 3 vụ lúa thì năng suất vụ Thu Đông của mô hình 2 lúa 1 đậu nành cao hơn năng suất vụ Thu Đông của mô hình 3 vụ lúa trung bình 0,86 tấn/ha.

Từ đó bước đầu có thể kết luận rằng sản xuất theo mô hình 2 lúa 1 đậu nành thì năng suất của vụ lúa Đông Xuân và Thu Đông sẽ cao hơn sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa.

4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế

Chi phí sản xuất (Chi phí giá thành sản phẩm) ở mô hình 2 lúa 1 đậu nành về cơ bản cũng giống như các chi phí sản xuất của mô hình 3 lúa, gồm chi phí cày xới, chi phí giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí tưới

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)