Mô hình sản xuất 3 vụ lúa

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 36)

3.3.1 .Công tác thủy lợi nội đồng

4.1. Mô hình sản xuất 3 vụ lúa

4.1.1. Mô tả chung về mô hình 3 vụ lúa

4.1.1.1. Một số thông tin chung về nông hộ và một số chỉ tiêu có liênquan đến mô hình quan đến mô hình

Mô hình 3 vụ lúa được thực hiện ở xã Thành Lợi là chủ yếu. Tình hình chung về một số nguồn lực cho mô hình được thống kê mô tả như sau:

Bảng 6: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa

Chỉ tiêu mẫuSố Nhỏnhất Lớnnhất Trungbình Tổng số nhân khẩu trong gia đình (người) 40 3,00 6,00 4,80

Số người trong tuổi lao động (người) 40 2,00 6,00 3,70

Số người tham gia SXNN (người) 40 1,00 4,00 2,07

Diện tích đất nông nghiệp (hecta) 40 0,20 2,50 0,90

Khoảng cách từ nguồn nước đến nơi SX (m) 40 1,00 50,00 10,30

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Theo bảng 6, có 40 hộ được phỏng vấn, trong đó hộ có số nhân khẩu bình quân là 5 người, hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 3 người và cao nhất là 6 người. Bên cạnh đó, số người trong độ tuổi lao động bình quân là 4 người, hộ có số người trong độ tuổi lao động ít nhất là 2 người và nhiều nhất là 6 người. Và số

người tham gia sản xuất nông nghiệp trung bình là 2 người, trong đó hộ có số người tham gia sản xuất nông nghiệp ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 4 người. Qua đó ta thấy tuy số người trong độ tuổi lao động khá nhiều nhưng số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khá thấp chiếm 56,08% trong tổng số người ở độ tuổi lao động.

Đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp trung bình của một hộ là 0,9 ha, trong đó hộ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là 0,2 ha và hộ có diện tích đất cao nhất là 2,5 ha.

Về thủy lợi, ở đây chỉ tiêu để đánh giá hệ thống thủy lợi là khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất. Khoảng cách trung bình từ nguồn nước đến nơi sản xuất là 10,3m, trong đó hộ có khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất gần nhất là 1m và hộ có khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sản xuất xa nhất là 50m. Điều đó cho thấy hệ thống thủy lợi chủ động cho việc tưới tiêu còn hạn chế, khoảng cách trung bình từ nguồn nước đến nơi sản xuất còn khá xa.

Ngoài các chỉ tiêu trên, mô hình còn khái quát một số chỉ tiêu khác về nông hộ như: trình độ học vấn, vay vốn sản xuất, tham gia tập huấn, đọc tài liệu hoặc xem đài có liên quan đến mô hình. Các chỉ tiêu này được tổng hợp qua bảng 7 như sau:

Bảng 7: Kết quả thống kê tần số về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Cấp 1 12 30,00 Cấp 2 19 47,50 Cấp 3 8 20,00 Trình độ học vấn Đại học 1 2,50 Không vay 38 95,00

Vay vốn sản xuất Vay 2 5,00

Không tham gia 9 22,50

Tham gia tập huấn Có tham gia 31 77,50

Không 0 0,00

Xem đài hoặc đọc tài liệu

có liên quan đến mô hình Có 40 100,00

Bảng 8: Kết quả thống kê mô tả về tình hình khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật của nông hộ

Đơn vị tính: giờ/năm

Chỉ tiêu Nhỏnhất nhấtLớn Trungbình

Thời gian tham gia tập huấn (giờ/năm) 3,00 15,00 5,61 Thời gian xem đài, đọc tài liệu (giờ/năm) 50,00 150,00 85,05

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp nông hộ tháng 2-3 năm 2009)

Từ bảng 7 ta thấy trình độ học vấn của 40 hộ được phỏng vấn có cơ cấu như sau: trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ là 30%, trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ là 47,50%, trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ là 20%, và Đại học chiếm tỷ lệ là 2,50%.

Tình hình vay vốn sản xuất của 40 hộ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa như sau: chỉ có 2 hộ trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn là có vay vốn để sản xuất, chiếm tỷ lệ là 5%.

Trong năm, xã cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, kết quả là có 31 trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn có tham gia, chiếm tỷ lệ 77,50%. Hộ có thời gian tham gia tập huấn ít nhất là 3 giờ/năm (một lần tập huấn trong năm), và hộ có thời gian tham gia tập huấn cao nhất là 15 giờ/năm, số giờ tham gia tập huấn trung bình của một hộ là 5,61 giờ.

Bên cạnh dự các lớp tập huấn, nông dân còn tự cập nhật những thông tin về khuyến nông thông qua việc xem đài hoặc đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất. Kết quả phỏng vấn 40 hộ cho thấy 100% nông dân có xem đài hoặc đọc sách báo liên quan đến mô hình sản xuất và thời gian tìm hiểu trung bình là 85,05 giờ/năm. Hộ có thời gian tìm hiểu ít nhất là 50 giờ/năm và hộ có thời gian tìm hiểu cao nhất là 150 giờ/năm.

4.1.1.2. Thông tin về thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu ra và đầu vào

Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS về những khó khăn và thuận lợi của đầu vào và đầu ra sản xuất của những hộ nông dân sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 9: Thống kê tần số các yếu tố đầu ra và đầu vào có ảnh hưởng đến mô hình 3 vụ lúa

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Bảng 9 là bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn có nhiều lựa chọn của nông hộ cho thấy được sự ảnh hưởng của những thuận lợi, khó khăn đối với thị trường đầu ra và đầu vào như sau:

a. Những khó khăn và thuận lợi của thị trường đầu vào

Yếu tố thuận lợi lớn nhất là có sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, chiếm 18,85%, từ đó cho thấy công tác khuyến nông ở huyện đã hoàn thiện và phát triển. Cùng với tỷ lệ này là yếu tố thuận lợi về vốn sản xuất, có 18,85% hộ nông dân trả lời là đủ vốn sản xuất. Đây là hai nhân tố thuận lợi có tỷ lệ hộ nông dân

Nhân tố tác động Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

I. Thị trường đầu vào

1. Thuận lợi 131 100,00

a. Nguồn cung cấp vật tư nông nghiệp 12 9,16 5

b. Đủ vốn 26 19,85 1

c. Có sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật 26 19,85 1

d. Giao thông thuận lợi 16 12,21 4

e. Nhà Nước hỗ trợ vay vốn 4 3,05 6

g. Có kinh nghiệm 25 19,08 2

h. Các yếu tố khác 22 16,79 3

2. Khó khăn 80 100,00

a. Giá đầu vào cao 37 46,25 1

b. Cách xa nơi bán 3 3,75 5

c. Thiếu vốn 5 6,25 4

d. Thiếu kinh nghiệm sản xuất 5 6,25 4

e. Giao thông khó khăn 22 27,50 2

g. Không được hỗ trợ vay vốn 8 10,00 3

II. Thị trường đầu ra

1. Thuận lợi 88 100,00 a. Chủ động khi bán 34 38,64 1 b. Sản phẩm có chất lượng 27 30,68 2 c. Gần nơi bán 12 13,64 4 d. Bán được giá 15 17,05 3 2. Khó khăn 115 100,00 a. Thiếu lao động 26 22,61 2 b. Sản phẩm kém chất lượng 2 1,74 6 c. Giá biến động 34 29,57 1

d. Không có phương tiện chuyên chở 23 20,00 3

e. Bị ép giá 22 19,13 4

chọn là cao nhất. Ngoài hai nhân tố này còn một số nhân tố khác cũng tác động đến mô hình như: có kinh nghiệm (chiếm tỷ lệ 19,08%), được hỗ trợ lúa giống từ Nhà Nước (chiếm tỷ lệ 16,79%), giao thông thuận lợi (chiếm tỷ lệ 12,21%)… Yếu tố thuận lợi chiếm tỷ lệ thấp nhất là sự hỗ trợ vay vốn của Nhà Nước với 3,05%.

Ngoài những thuận lợi trên thì đầu vào sản xuất còn gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể, khó khăn lớn nhất là giá đầu vào cao (chiếm tỷ lệ 46,25%). Năm qua do tác động của đợt tăng giá vật tư nông nghiệp nên giá phân bón và thuốc trừ sâu tăng rất cao, làm cho chi phí sản xuất của nông hộ tăng rất nhiều. Khó khăn thứ hai là khó khăn về hệ thống giao thông nông thôn, chiếm tỷ lệ 27,50%. Tuy giao thông nông thôn được đầu tư nhiều nhưng chủ yếu là tập trung vào những tuyến giao thông chính nên những hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Yếu tố khó khăn chiếm tỷ lệ thấp nhất là cách xa nơi bán các vật tư đầu vào cho sản xuất, chiếm 3,75%.

b. Những khó khăn và thuận lợi của thị trường đầu ra

Yếu tố thuận lợi lớn nhất là nông dân có thể chủ động khi bán, chiếm 38,64%, nghĩa là họ có thể bán hay dự trữ tùy vào tình hình biến động của giá cả thị trường. Yếu tố thuận lợi thứ hai giúp nông sản bán được giá là do sản phẩm có chất lượng, chiếm 30,68%. Có được như vậy là do nông dân sử dụng những giống lúa và đậu nành có độ thuần cao, đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Một yếu tố thuận lợi khác cho đầu ra của sản phẩm là bán được giá, chiếm tỷ lệ 17,05%. Trong đợt biến động của giá lúa vừa qua, một số hộ nông dân đã tranh thủ thời cơ bán ngay trong lúc giá lúa đang tăng cao (giá đậu nành ít biến động hơn) nên làm cho thu nhập của nông hộ tăng lên. Yếu tố thuận lợi chiếm tỷ trọng thấp nhất là gần nơi bán, chiếm 13,64%.

Tồn tại song song với những thuận lợi đó là những khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Khó khăn lớn nhất là sự biến động của giá cả thị trường, chiếm 29,57%. Sự biến động của giá làm cho một số hộ có lãi nhưng cũng làm cho một số hộ bị lỗ. Một khó khăn khác chiếm tỷ lệ 22,61% là việc thiếu lao động ở địa phương. Tình trạng thiếu lao động như vậy sẽ đẩy giá lao động lên cao góp phần làm giảm thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, còn một số khó khăn khác đối với thị trường đầu ra như: thiếu phương tiện chuyên chở (chiếm tỷ lệ 20%), bị ép giá

(chiếm tỷ lệ 19,13%), thiếu phương tiện nắm bắt thông tin (chiếm 6,96%). Yếu tố khó khăn có tỷ lệ thấp nhất là sản phẩm kém chất lượng (chiếm 1,74%).

Qua những thuận lợi và khó khăn của đầu vào và đầu ra sản xuất cho thấy rằng nông hộ được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đủ vốn để sản xuất và kết hợp với việc chủ động khi bán ra thị trường là những thuận lợi lớn cho việc sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa. Tuy nhiên giá đầu vào cao, sự biến động của giá nông sản và tình trạng thiếu lao động là những khó khăn lớn cho việc sản xuất theo mô hình 3 lúa. Những khó khăn này cần khắc phục để mô hình có hiệu quả hơn.

4.1.1.3. Năng suất qua các vụ của mô hình 3 vụ lúa

Năng suất các vụ của nông hộ khi sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Kết quả chạy thống kê mô tả năng suất 3 vụ lúa

Đơn vị tính: tấn/ha

Mô hình 3 vụ lúa mẫuSố Nhỏnhất nhấtLớn Trungbình Độ lệchchuẩn

Vụ lúa Đông Xuân 40 6,00 9,00 7,34 0,71

Vụ lúa Hè Thu 40 5,00 7,00 5,89 0,46

Vụ lúa Thu Đông 40 4,00 6,00 4,61 0,42

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Từ bảng 10 cho thấy ở vụ lúa Đông Xuân có năng suất trung bình là 7,34 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 6 tấn/ha, cao nhất là 9 tấn/ha.

Ở vụ lúa Hè Thu thì năng suất giảm hơn so với vụ Đông Xuân với năng suất trung bình là 5,89 tấn/ha, hộ sản xuất có năng suất thấp nhất là 5 tấn/ha và cao nhất là 7 tấn/ha.

Vụ lúa cuối cùng trong năm là vụ Thu Đông, vụ này có năng suất thấp hơn so với vụ Hè Thu với năng suất trung bình là 4,61 tấn/ha. Hộ sản xuất có năng suất thấp nhất trong vụ Thu Đông là 4 tấn/ha, cao nhất là 6 tấn/ha.

Nhìn chung, vụ lúa Đông Xuân là vụ có năng suất cao nhất, kế đến là vụ Hè Thu và Thu Đông là vụ có năng suất thấp nhất trong năm.

4.1.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế

Chi phí sản xuất lúa (Chi phí giá thành sản phẩm) bao gồm các khoản chi phí: chi phí cày xới, chi phí giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, thuê lao động và công lao động gia đình.

4.1.2.1. Vụ lúa Đông Xuân

Qua quá trình tổng hợp số liệu từ 80 mẫu phỏng vấn ta có bảng sau:

Bảng 11: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông Xuân

Vụ lúa Đông Xuân (3 vụ lúa)

Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền

( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)

1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.079,94 9,68

2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.088,50 9,76

3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.036,24 18,26

4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 5.450,14 48,88

5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 0,00 0,00

6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 249,41 2,24

7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.246,64 11,18

Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 20,78

Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 11.150,87

Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 31.381,36

Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 20.230,49

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Chi phí làm đất: Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, đây là vụ sau mùa mưa nên khi làm đất nông dân thường thuê máy cày hoặc xới rồi thuê máy trục thêm 2 tác/công. Tổng chi phí tương đương 1.079,94 ngàn đồng/ha chiếm 9,68% tổng chi phí. Ở đây ngày công lao động hầu như không có cho thấy khâu chuẩn bị đất đã được cơ giới hóa hoàn toàn.

Chi phí giống: ở vụ này người nông dân sử dụng trung bình 240,55 kg/ha với mức giá trung bình là 4.525 đồng/kg nên tổng chi phí giống ở vụ này là 1.088,50 ngàn đồng/ha chiếm tỷ lệ 9,76% trong tổng chi phí. Do chủ yếu người dân sử dụng những giống lúa nguyên chủng có độ thuần cao như: Jasmine 85, OM 2517, OM 2514, AS 996… nên chi phí giống ở vụ này tương đối cao. Tuy nhiên, do một số nông hộ sử dụng giống có sẵn đã gieo trồng ở vụ trước và những giống này là những giống lúa có chất lượng trung bình như: Hàm Châu,

Tài Nguyên… nên đã làm giảm một phần chi phí giống ở vụ này làm cho chi phí giống không quá cao trong tổng chi phí.

Chi phí thuốc nông dược: khoản chi phí này gồm: chi phí thuốc xử lý giống, thuốc diệt mầm, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng (thuốc dưỡng và phân bón lá). Nông dân ở đây phần lớn có tham gia tập huấn theo mô hình 3 giảm 3 tăng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Nhưng do đặc tính của những giống lúa sử dụng như Jasmine có mùi thơm nên thường bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy chi phí thuốc nông dược trong vụ này là khá cao 2.036,24 ngàn đồng/ha chiếm tỷ lệ 18,26% trong tổng chi phí. Ở vụ Đông Xuân, nông dân thường phun thuốc 4 - 5 lần, công việc này chủ yếu được thực hiện bởi lao động gia đình.

Chi phí phân bón: phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, đồng thời trả lại một phần chất dinh dưỡng cho đất bị mất sau mỗi vụ. Trong mùa vụ này nông dân thường bón phân 3 lần, và công việc bón phân thường được thực hiện bởi lao động gia đình. Các loại phân hóa học thường được nông dân sử dụng như: Urea, NPK, DAP, Lân, Kali. Phần lớn liều lượng sử dụng phân được người nông dân dựa theo kinh nghiệm nên lượng phân sử dụng còn lớn làm cho chi phí phân bón trong vụ này lên đến 5.450,14 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí là 48,88%.

Chi phí tưới tiêu: Đông Xuân là vụ sau mùa mưa nên các sông hồ có lượng nước khá phong phú và việc dẫn nước vào ruộng được thực hiện thông qua một hệ thống kênh mương chằn chịt. Vì vậy, trong mùa này nông dân không phải tốn chi phí bơm nước vào ruộng. Điều đó đã là cho chí phí tưới tiêu ở vụ này gần như không có.

Chi phí lao động: do canh tác trên diện tích nhỏ nên hầu như các khâu sản xuất chủ yếu (bao gồm khâu: gieo sạ, cấy giặm, làm cỏ, xịt thuốc, bón phân) được thực hiện bằng công lao động gia đình nên chi phí lao động gia đình ở vụ Đông Xuân là 1.246,64 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 11,18% trong tổng chi phí.

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)