Vụ đậu nành Hè Thu

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 60 - 65)

3.3.1 .Công tác thủy lợi nội đồng

4.2.2.2.Vụ đậu nành Hè Thu

4.2. Mô hình luân canh 2 lúa 1đậu nành

4.2.2.2.Vụ đậu nành Hè Thu

Các chỉ tiêu kinh tế của vụ đậu nành Hè Thu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 21: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ Đậu nành Hè Thu

Vụ lúa Đông Xuân (2 lúa 1 đậu nành)

Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền

( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)

1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 372,54 2,50

2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.662,05 11,16

3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.888,28 19,39

4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 5.302,05 35,60

5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 1.049,65 7,05

6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 1.392,21 9,35

7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.822,62 12,24

8. Chi phí khấu hao máy móc (ngàn đồng/ha) 405,96 2,73

Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 30,38

Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 14.895,37

Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 30.130,78

Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 15.235,41

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Nếu vụ Đông Xuân sạ đúng tiến độ thì sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân xong nông dân bắt đầu sạ đậu nành Hè Thu. Yếu tố mùa vụ ở đây là một nhân tố chính quyết định năng suất và phẩm chất của cả mô hình vì nông dân gieo trồng đậu nành tập trung vào 15 tháng Giêng thì cây con sinh trưởng tốt, đủ sức kháng chịu sâu bệnh do điều kiện khí hậu ấm áp, mát mẻ. Hơn nữa, nếu vụ đậu nành được gieo đúng thời vụ thì cũng có nghĩa là vụ Hè Thu sẽ thu hoạch kịp tiến độ để sản xuất vụ Thu Đông. Nếu chỉ cần một mùa vụ gieo sạ không đúng tiến độ thì nó sẽ làm lệch mùa vụ của hai vụ còn lại trong năm. Và nếu mùa vụ bị lệch thì những ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như: nắng hạn, mưa dầm, sự bùng phát của sâu bệnh… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây trồng; ngoài ra, các yếu tố tác động bên ngoài như giá cả đầu vào và đầu ra cũng ảnh hưởng nhiều đến mùa vụ và có tác động trực tiếp đến thu nhập của nông hộ cũng như lợi nhuận mà họ thu được.

Theo bảng 21, nếu ta gieo sạ kịp thời vụ thì ta chỉ tốn 372,54 ngàn đồng/ha cho việc cày xới, chiếm tỷ lệ 2,50% trong tổng chi phí. Do ở khâu cày xới của vụ đậu nành có phần khác biệt với trồng lúa, phần lớn bà con nông dân không thuê mướn máy xới đất mà chỉ thuê máy phát rạ rồi rải rơm. Riêng khâu rải rơm tốn ít

thời gian và chủ yếu được làm bởi những người trong gia đình. Đó là lý do tại sao chi phí làm đất ở vụ này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.

Do giá cả giống đậu nành cao (trung bình từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg đậu nành giống) nên chi phí giống cho vụ đậu nành Hè Thu là 1.662,05 ngàn đồng/ha, chiếm 11,16% trong tổng chi phí.

Chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là chi phí phân bón, chiếm 35,60% tương đương 5.302,05 đồng/ha. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau phân là chi phí thuốc nông dược, chiếm 19,39% (tương đương 2.888,28 ngàn đồng/ha). Do đặc tính của cây đậu nành nặng về phân và thuốc, thêm vào đó do giá vật tư trên thị trường lúc bấy giờ đang sốt cao nên đã làm cho chi phí phân bón và thuốc nông dược chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.

Chi phí thuê lao động cho vụ đậu nành phát sinh ở những khâu: làm đất (rất ít), cấy giặm làm cỏ (rất ít), phun thuốc (ít), bón phân (ít) và gieo trồng (là chủ yếu). Để giảm chi phí thuê lao động ở khâu cấy giặm làm cỏ thì người nông dân chú trọng nhiều ở khâu gieo sạ. Có hai hình thức gieo sạ đậu nành: sạ lan và tỉa lỗ. Hai hình thức này không khác biệt nhiều về năng suất nhưng chỉ khác biệt ở chi phí giống, hình thức tỉa lỗ sử dụng ít giống hơn nên chi phí giống đậu nành thấp hơn và khi làm cỏ cũng dễ dàng hơn nhưng bù lại chi phí thuê lao động để gieo sạ cao hơn nhiều vì hầu hết nông dân phải thuê mướn nhân công xuống giống và khâu xuống giống thường tốn nhiều thời gian. Đa số nông dân chọn hình thức tỉa lỗ để sạ đậu nành. Do đó, chi phí thuê lao động cho vụ đậu nành tương đối cao 1.392,21 ngàn đồng/ha chiếm tỷ lệ 9,35%.

Do chỉ sử dụng chi phí thuê lao động cho khâu gieo sạ là chủ yếu nên các khâu còn lại được thực hiện bằng công lao động gia đình. Đó là lý do tại sao chi phí lao động gia đình chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí 12,24%, tương đương 1.822,62 ngàn đồng/ha.

Do đặc tính cây đậu nành cần nhiều nước nên những hộ nông dân trồng đậu nành tự trang bị cho họ những máy bơm nước nhỏ gọn và lưu động, thường là những loại máy xăng với công suất nhỏ. Tùy vào chất lượng của máy mà chi phí khấu hao khác nhau. Cá biệt một vài hộ sử dụng motor điện để tưới tiêu. Vì đa số hộ nông dân chỉ sử dụng máy để tưới tiêu cho vụ đậu nành là chủ yếu nên chi phí

khấu hao chỉ được tính cho vụ đậu nành Hè Thu. Chi phí khấu hao máy móc cho vụ này là 405,96 ngàn đồng/ha/, chiếm tỷ lệ 2,73% trong tổng chi phí.

Nhìn tổng thể vụ đậu nành Hè Thu ta có thể thấy rằng tổng chi phí cần thiết cho vụ này là 14.895,37 ngàn đồng/ha và tổng ngày công lao động là 30,38 ngày công/ha. Với khoản chi phí đó, người nông dân sẽ nhận được một khoản thu nhập là 30.130,78 ngàn đồng/ha và như vậy khoản lợi nhuận mà họ có được sau vụ đậu nành là 15.235,41 đồng/ha (nếu so với vụ lúa Đông Xuân thì khoản lợi nhuận của vụ đậu nành thấp hơn 7.631,48 ngàn đồng/ha). Lý do cho sự thấp hơn của vụ đậu nành là sự tăng giá đột biến của lúa trong vụ Đông Xuân kết hợp với các yếu tố thuận lợi khác làm cho năng suất lúa tăng cao.

Cày xới, 2.50% Giống, 11.16% Thuốc, 19.39% Phân, 35.60% Tưới tiêu, 7.05% Thuê lao động, 9.35% Lao động nhà, 12.24% Chi phí khấu hao, 2.73%

4.2.2.3. Vụ lúa Thu Đông

Các chỉ tiêu kinh tế của vụ lúa Thu Đông được tổng hợp như sau:

Bảng 22: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Thu Đông

Vụ lúa Thu Đông (2 lúa 1 đậu nành)

Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền

( ngàn đồng) Tỷ trọng(%)

1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.043,24 8,65

2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.126,66 9,34

3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 1.873,63 15,53

4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 6.049,90 50,15

5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 356,02 2,95

6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 236,07 1,96

7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.377,30 11,42

Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 22,95

Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 12.062,81

Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 17.799,90

Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 5.737,09

(Nguồn: tổng hợp từ 80 mẫu phỏng vấn trực tiếp tháng 2-3 năm 2009)

Sau vụ đậu nành Hè Thu, nông dân vẫn tiến hành cày xới và trục đất như vụ Đông Xuân trước với mức chi phí là 1.043,24 ngàn đồng/ha, chiếm 8,65%, khâu này được cơ giới hóa một cách triệt để. Nếu so với vụ Đông Xuân thì chi phí cày xới ở vụ Thu Đông thấp hơn vụ Đông Xuân 221,31 ngàn đồng/ha vì sau khi sạ vụ đậu nành Hè Thu thì đất rất tơi xốp và màu mỡ nên khâu làm đất ở vụ Thu Đông không tốn nhiều chi phí.

Chi phí lúa giống của vụ này là 1.126,66 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 9,34%. Chi phí giống vụ này cao hơn chi phí giống của vụ Đông Xuân 11,05 ngàn đồng/ha.

Chi phí thuốc nông dược và phân bón vẫn là hai khoản chi phí cao nhất trong tổng chi phí. Chi phí thuốc nông dược là 1.873,63 ngàn đồng/ha, tương đương 15,53%, cao hơn vụ Đông Xuân 153,63 ngàn đồng/ha do. Lượng phân sử dụng ở vụ này thương đối thấp do trong rễ cây đậu nành có các vi khuẩn cố định đạm nên sau vụ trồng đậu nành dinh dưỡng của đất được củng cố nhưng do giá phân trong thời gian này đang tăng cao nên làm cho chi phí phân ở vụ này lên đến 6.049,90 ngàn đồng/ha, chiếm 50,15% (cao hơn vụ Đông Xuân là 738,52

ngàn đồng/ha). Sự chênh lệch chi phí phân thuốc của hai vụ là do ảnh hưởng mạnh của đợt tăng giá vật tư nông nghiệp.

Ở vụ Thu Đông vẫn cần đến việc tưới tiêu nên chi phí thuê máy tưới tiêu là 236,07 ngàn đồng/ha, chiếm 2,95%.

Chi phí thuê lao động trong vụ này là 236,07 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 1,96% trong tổng chi phí. Chi phí thuê lao động ở vụ này có cao hơn chi phí thuê lao động vụ Đông Xuân nhưng khoảng chênh lệch này không nhiều (32,05 ngàn đồng/ha).

Chi phí lao động gia đình mà hộ nông dân phải bỏ ra là 1.377,30 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ lệ 11,42% trong tổng chi phí. Chi phí lao động gia đình ở vụ Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân là 134,34 ngàn đồng/ha. Vì lượng phân và thuốc nông dược ở vụ này sử dụng nhiều hơn vụ Đông Xuân nên số lần bón phân và phun thuốc cũng nhiều hơn, hai khâu này chủ yếu thực hiện bằng công lao động gia đình. Thêm vào đó, do vụ Thu Đông là vụ trái mùa nên nông dân phải tốn nhiều công sức cho việc cấy giặm.

Cày xới, 8.65% Giống, 9.34% Thuốc, 15.53% Phân, 50.15% Tưới tiêu, 2.95% Thuê lao động, 1.96% Lao động nhà, 11.42%

Tóm lại, qua các khoản chi phí cụ thể ta có thể kết luận rằng tổng chi phí của vụ lúa Thu Đông là 12.062,81 ngàn đồng/ha (cao hơn tổng chi phí của vụ Đông Xuân là 1.204,30 ngàn đồng/ha vì những khoản chi phí trong vụ Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân), số ngày công lao động gia đình được sử dụng là 22,95 ngày công/ha. Từ đó tổng thu nhập mà người nông dân nhận được là 17.799,90 ngàn đồng/ha (thấp hơn vụ Đông Xuân là 15.925,49 ngàn đồng/ha vì năng suất của vụ Thu Đông thấp hơn vụ Đông Xuân) và lợi nhuận mà họ nhận được là 5.737,09 ngàn đồng/ha (vì chi phí vụ Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân nhưng lại có mức thu nhập thấp hơn).

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 60 - 65)