Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 44 - 46)

Từ các khoản chi phí trên cho thấy tổng chi phí của vụ Đông Xuân là 11.150,87 ngàn đồng/ha, thu nhập của nông hộ trong vụ này là 31.381,36 ngàn đồng/ha, như vậy lợi nhuận mà nông hộ nhận được là 20.230,49 ngàn đồng/ha. Tổng số ngày công lao động của vụ Đông Xuân là 20,78 ngày (với đơn giá là 60 ngàn đồng/ngày công).

4.1.2.2. Vụ lúa Hè Thu

Các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 12: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu

Vụ lúa Hè Thu (3 vụ lúa)

Các khoản mục Đơn vị tính Số tiền

(ngàn đồng) Tỷ trọng(%)

1. Chi phí cày xới (ngàn đồng/ha) 1.089,35 8,31

2. Chi phí giống (ngàn đồng/ha) 1.213,22 9,26

3. Chi phí thuốc nông dược (ngàn đồng/ha) 2.405,84 18,36

4. Chi phí phân bón (ngàn đồng/ha) 6.357,21 48,52

5. Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng/ha) 382,43 2,92

6. Chi phí thuê lao động (ngàn đồng/ha) 316,74 2,42

7. Chi phí lao động gia đình (ngàn đồng/ha) 1.338,40 10,21

Tổng lao động gia đình (ngày công/ha) 22,31

Tổng chi phí (ngàn đồng/ha) 13.103,17

Tổng thu nhập (ngàn đồng/ha) 21.097,69

Tổng lợi nhuận (ngàn đồng/ha) 7.994,52

Chi phí cày xới: công việc cày xới ở vụ lúa Hè Thu cũng giống như vụ lúa Thu Đông nên chí phí cày xới ở vụ này là 1.089,35 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 8,31% trong tổng chi phí. Chi phí cày xới ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân nhưng khoảng chênh lệch này rất nhỏ (9,41 ngàn đồng/ha). Ở vụ này khâu làm đất cũng được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc.

Chi phí giống: hầu hết bà con nông dân vẫn sử dụng những giống có chất lượng cao như Jasmin 85, một số hộ sử dụng giống lúa của vụ lúa Đông Xuân trước để gieo sạ cho vụ này nên chi phí giống chiếm 9,26% trong tổng chi phí với số tiền là 1.213,22 ngàn đồng/ha. Nếu so với vụ Đông Xuân thì chi phí giống ở vụ này cao hơn vụ Đông Xuân là 124,72 ngàn đồng/ha do lượng giống được sử dụng trong vụ Hè Thu nhiều hơn giống sử dụng trong vụ Đông Xuân.

Chi phí thuốc nông dược: do ảnh hưởng trực tiếp của đợt tăng giá nên chi phí thuốc ở vụ này khá cao 2.405,84 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 18,36% trong tổng chi phí. Số lần xịt thuốc ở vụ này trung bình là 6 lần do ảnh hưởng bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Do đó chi phí thuốc nông dược trong vụ này cao hơn vụ Đông Xuân là 369,6 ngàn đồng/ha.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi phí phân bón với 48,52% tương đương 6.357,21 ngàn đồng/ha. Trong vụ này lượng phân bón sử dụng nhiều hơn ở vụ Đông Xuân nên chi phí phân bón vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân là 907,07 ngàn đồng/ha.

Chi phí tưới tiêu: khác với vụ lúa Đông Xuân ở vụ lúa Hè Thu nông dân phải bơm nước vào ruộng để canh tác. Chi phí tưới tiêu ở đây chủ yếu là chi phí thuê máy bơm nước với đơn giá trung bình là 40.000 đồng/giờ nên chi phí tưới tiêu trong vụ này là 382,43 ngàn đồng/ha, chiếm tỷ trọng 2,92%.

Chi phí lao động: do ít thuê mướn lao động nên chi phí thuê lao động chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2,42% tương đương 316,74 ngàn đồng/ha. Và Chi phí thuê lao động ở vụ Hè Thu nhiều hơn vụ Đông Xuân là 67,33 ngàn đồng/ha. Nhưng bù lại thì chi phí lao động nhà chiếm tỷ lệ lớn 10,21%, tương đương 1.338,40 ngàn đồng/ha. Cũng như các loại chi phí khác, chi phí lao động nhà ở vụ Hè Thu cũng cao hơn vụ Đông Xuân là 91,76 ngàn đồng/ha.

Cày xớ i, 8.31% Giống, 9.26% Thuốc, 18.36% Phân, 48.52% Tướ i tiêu, 2.92% Thuê lao động, 2.42% Lao động gia đình, 10.21%

Một phần của tài liệu SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HAI VỤ LÚA – MỘT VỤ ĐẬU NÀNH VÀ MÔ HÌNH BA VỤ LÚA Ở HAI XÃ THÀNH LỢI VÀ TÂN BÌNH HUYỆN BÌNH TÂN (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)