Vai trò của TĐKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 41)

Các TĐKT có một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới. Ở mỗi quốc gia khác nhau, vai trò của những Tập đoàn cũng khác nhau, nó tuỳ thuộc vào cấu trúc kinh tế, hệ thống chính trị - xã hội của mỗi nước.

Xu hướng TCH nền kinh tế thế giới đã tạo ra một làn sóng phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia khổng lồ. Một số Tập đoàn

có vai trò chi phối ngày càng lớn không chỉ ở phạm vi quốc gia mà đối với cả nền kinh tế thế giới. Ví dụ: 1998. Tập đoàn Microsoft ( Mỹ) chiếm 60% đến 70% thị phần dịch vụ phần mềm Intenet toàn thế giới; hai Tập đoàn Coca - Cola, Pepsi chiếm khoảng 3/4 thị phần đồ uống nhẹ có ga của thế giới [44, 18]

Đối với một số quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản... các Tập đoàn lớn giữ vị trí đặc biệt quan trọng chi phối nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, ví dụ: ở Mỹ, doanh thu của các TĐKT chiếm gần 90% tổng sản phẩm quốc nội [52]; sản phẩm của 4 Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc là Sam Sung, Huyndai, Lucky Goldstar, Daewo chiếm 40% tổng sản phẩm quốc dân, 50 % hàng xuất khẩu [49].

TĐKT được coi là trụ cột kinh tế của mỗi đất nước, các sản phẩm đặc trưng của các Tập đoàn mạnh thường tạo nên sản phẩm đặc trưng của đất nước. Nói đến nước Mỹ người ta nói đến ngành công nghiệp điện tử, luyện kim; nói đến nước Nhật Bản là phải nói đến ngành công nghiệp ô tô, điện lạnh; nước Đức là công nghiệp hoá chất; nước Anh là dầu lửa... Sự lớn mạnh của TĐKT quyết định chủ yếu sự phát triển kinh tế đất nước, ngược lại sự suy yếu của TĐKT sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến xu hướng chính trị và đường lối phát triển mỗi quốc gia cũng như khu vực thậm chí ảnh hưởng đến cả thế giới, có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc khủng hoảng kinh tế đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 vừa qua.

Đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, TĐKT có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là giải pháp chiến lược để bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự chèn ép của các Tập đoàn khổng lồ trên thế giới. Thực tế cho thấy, với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và những chiến lược đúng đắn, các TĐKT ở các nước

dụ , các Chaebol Hàn Quốc, các Tập đoàn ở Thái Lan...Như vậy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia dù ở trình độ nào đều chịu sự chi phối bởi các TĐKT .

Các TĐKT xuyên quốc gia trở thành lực lượng cơ bản trong mọi tiến trình kinh tế của thế giới, đặc biệt trong tiến trình khu vực hoá và quốc tế hoá hiện nay. Chúng là lực lượng chủ yếu trong tất cả các lĩnh vực, quá trình giao lưu thế giới như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, phát triển khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phân bổ các nguồn lực. Chúng có thể ảnh hưởng đến đường lối, chính sách kinh tế lớn của các chính phủ và có khả năng tạo lập mô hình sản xuất kinh doanh quốc tế kiểu mới trên cơ sở thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu. Trước thềm thế kỷ XXI, nhờ hoạt động của TĐKT xuyên quốc gia, sự phụ thuộc giữa các quốc gia và các nền kinh tế riêng biệt có trình độ phát triển khác nhau được neo chặt lại thành các khối kinh tế lớn, và cũng nhờ hoạt động của chúng, quá trình TCH được thúc đẩy nhanh chóng hơn.

Vai trò to lớn của TĐKT thể hiện chủ yếu trên một số mặt sau:

Một là, làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của mỗi thành viên cũng như của cả Tập đoàn, thống nhất các tổ chức kinh doanh đơn lẻ thành một hệ thống các ngành kinh tế - kỹ thuật trong nội bộ mỗi quốc gia cũng như quốc tế.

Hai là, tập trung điều hoà vốn: Việc hình thành TĐKT là một đòi hỏi khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt. Nó sẽ tạo nên sự tập trung cần thiết về vốn của các công ty thành viên để đầu tư vào những dự án có hiệu quả nhất, tạo ra sức mạnh quyết định cho sự phát triển của Tập đoàn. Mặt khác, vốn của công ty này được huy động vào công ty khác và ngược lại giúp cho các công ty liên kết với nhau một cách chặt chẽ hơn, hỗ

trợ, bổ sung cho nhau trong việc huy động vốn và đảm bảo tính hiệu quả của đồng vốn của mỗi công ty cũng như của toàn bộ Tập đoàn.

Ba là, TĐKT đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên.

Bốn là, TĐKT có ý nghĩa rất lớn đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn, là một giải pháp hữu hiệu và quan trọng giúp các nước tiến hành công nghiệp hoá sau thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ nước ngoài một cách hiệu quả nhất.

Ngoài các vấn đề nêu trên, vai trò quan trọng của TĐKT còn thể hiện qua sự chi phối trên một số mặt khác như: Mức độ chi phối thị phần hàng hoá và dịch vụ lớn; Các Tập đoàn đảm bảo nguồn thu lớn của ngân sách Chính phủ; Sự chi phối về tài chính đối với nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư, các giao dịch tài chính với khối lượng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính; Giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động cũng như cơ cấu lao động trong xã hội .... (Xem thêm phụ lục số 1, 2, 3, 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)