Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 60)

Trong Luật DNNN ban hành ngày 30/4/1995, điều 13 có ghi: "TCT Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành

viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ. thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ".

TCT Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo quản và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNNN. TCT có thể có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp.

Ngày 7/3/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 90/TTg nhằm tiếp tục thành lập và đăng ký các LHXN, TCT (gọi tắt là TCT 90) và Quyết định 91/TTg về thí điểm thành lập TĐKT. Đây là những TCT được thí điểm hoạt động theo mô hình TĐKT, thường gọi là Tập đoàn kinh tế Nhà nước (hay gọi tắt là TCT 91).

Xét mô hình tổ chức của các TCT được thành lập theo quyết định 90, 91 chúng ta thấy, TCT có mô hình khác hẳn với mô hình LHXN quốc doanh trước đây:

Thứ nhất, về hình thức tổ chức quản lý đã đa dạng hơn: Các TCT 90, 91 do cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương (Chính phủ, các Bộ...) và địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thành lập. Các cán bộ chủ chốt quản lý và điều hành TCT 91 do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, loại "90" do các Bộ trưởng được uỷ quyền thành lập bổ nhiệm.

Thứ hai, về phạm vi hoạt động: có TCT hoạt động theo các vùng địa phương như các TCT ở Thành phố Hồ Chí Minh: TCT thương mại Sài Gòn, TCT xây dựng và phát triển giao thông công chính, TCT sản xuất vật liệu xây dựng...; có TCT hoạt động theo khu vực như TCT than; cũng có TCT hoạt động theo ngành kinh tế - kỹ thuật trên phạm vi cả nước như TCT Bưu chính viễn thông, TCT dầu khí, TCT muối...

Thứ ba,về bản chất, đây là các TCT kinh doanh, tạo nên sự hợp lực mạnh về vốn, công nghệ và các dịch vụ chung, vừa phát huy được trí tuệ và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, vừa kết hợp được sự phân cấp quyền chủ động của các đơn vị thành viên.

Sự khác biệt cơ bản của hai mô hình LHXN và TCT còn được thể hiện rõ ở các quy định về tài chính: Điều 22 - Nghị định 50/HĐBT (22/3/1988) nêu: "Tài sản của liên hiệp bao gồm tài sản cố định, vốn lưu động và các quỹ tập trung do cơ quan liên hiệp trực tiếp quản lý, không bao gồm tài sản cố định, vốn lưu động và các loại quỹ của các xí nghiệp thành viên". Với quy định đó, LHXN không thể là một tổ chức kinh doanh có pháp nhân đầy đủ theo đúng nghĩa. Còn với các TCT, điều lệ mẫu ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày3/10/1996 quy định: "...Vốn Nhà nước giao cho TCT bao gồm cả vốn của các thành viên...". Như vậy, TCT có đầy đủ pháp nhân của một tổ chức kinh doanh, có quyền điều hoà, tập trung tiềm lực tài chính phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn TCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)