Những phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển TĐKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 104 - 107)

Thứ nhất, việc thành lập, phát triển các TĐKT phải gắn liền và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

TĐKT là sản phẩm của sự phát triển khách quan của nền kinh tế thị trường, có vai trò rất quan trọng đối nền kinh tế mỗi quốc gia và tăng khả năng cạnh tranh cho bản thân các DN. Đối với Việt Nam, thành lập và phát triển TĐKT là một trong những giải pháp chiến lược trên con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó TĐKT phải là "đầu tầu", là lực lượng nòng cốt chủ đạo của nền kinh tế. Vì vậy việc thành lập, quản lý và tổ chức các TĐKT phải gắn liền yêu cầu, nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN.

Thứ hai, phải chọn đúng ngành trọng điểm và có đủ điều kiện thành lập TĐKT ở nước ta, tuyệt đối tránh thành lập tràn lan mà hoạt động không tốt làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Ngành được lựa chọn để thành lập TĐKT phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Sản xuất kinh doanh của các đối tượng liên quan phải đạt được trình độ tích tụ và tập trung đến mức độ nhất định và để phát triển kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ tích tụ, tập trung cao hơn. Không nhất thiết phải đưa tất cả các đối tượng liên quan vào TĐKT nếu như tính độc lập cao của nó vẫn bảo đảm hiệu quả. Vì vậy trong hệ thống kinh tế quốc dân, bên cạnh những tổ chức kinh tế lớn (dạng TCT hay TĐKT) vẫn còn tồn tại nhiều DN quy mô vừa và nhỏ, các loại DN này bổ sung hỗ trợ nhau chứ không triệt tiêu nhau.

Số DNTV và vốn của Tập đoàn không nhất thiết phải là 7 DN và 1000 tỷ đồng như đã quy định. Quy mô tối thiểu có hiệu quả là bao nhiêu, điều đó còn tuỳ thuộc vào trình độ quản lý và phương tiện kỹ thuật. Quy mô này ở các nước khác nhau, các ngành khác nhau, trong từng giai đoạn khác nhau đều khác nhau. Đây là vấn đề thuộc quy mô - một phạm trù luôn vận động về mặt không gian và thời gian.

- Các DNTV của TĐKT phải có mối quan hệ với nhau. Chính mối quan hệ này sẽ tạo mối liên kết giữa các đối tượng ấy trong một thể thống nhất.

Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ quan trọng, quyết định việc thành lập một chủ thể mới - TĐKT từ các chủ thể riêng rẽ phải là quan hệ về lợi ích, sự gắn bó tương hỗ về lợi ích kinh tế. Cũng chính loại quan hệ này chi phối bền vững và tính hiệu quả của chủ thể mới. Trong điều kiện cơ chế thị trường, nhiều trường hợp các chủ thể kinh tế có quan hệ lỏng lẻo về sản xuất, nhưng lại có quan hệ

chặt chẽ về lợi ích kinh tế. Chẳng hạn, hai chủ thể kinh doanh ở hai lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng phối hợp đầu tư khai thác một cơ hội kinh doanh nào đó. Mối quan hệ này, trong nhiều trường hợp, lại chặt chẽ hơn mối quan hệ về sản xuất.

- Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc thành lập TĐKT phải nhằm vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có nhu cầu và khả năng phát triển mạnh. Những ngành có điều kiện thành lập TĐKT như: Điện, Than, Thép, Dầu khí, Xi măng, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Cao su, Cà phê, Dệt - May...

Thứ ba, thành lập, phát triển TĐKT theo hướng đa dạng hoá về sở hữu và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhưng mỗi TĐKT cần phải có ngành, lĩnh vực giữ vai trò chủ đạo.

Sự phát triển liên kết kinh tế theo hướng liên kết dọc, liên kết ngang và kết hợp hỗn hợp dọc - ngang, sự biến đổi nhanh, nhạy của thị trường dưới tác động của khoa học - công nghệ và giao lưu quốc tế, yêu cầu chống rủi ro, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tất yếu dẫn tới TĐKT phải đa dạng hoá về sở hữu, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

Những hoàn cảnh, điều kiện của sự ra đời, phát triển TĐKT ở nước ta khác so với nhiều nước. Sự khác nhau đó là: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; các DN tư nhân ở nước ta còn nhỏ bé; DNNN chiếm tỷ trọng lớn và áp đảo, tiền thân của các TĐKT sẽ hình thành trong tương lai là những TCT Nhà nước theo mô hình TĐKT. Việc ra đời của các TCT đó là kết quả của quá trình tổ chức lại DNNN nhằm tăng cường tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại

hoá. Trong bối cảnh đó, DNNN phải có khả năng giữ vai trò chủ đạo trong TĐKT đa sở hữu và mỗi TĐKT cần phải có ngành, lĩnh vực kinh doanh chiếm vị trí chủ đạo. Điều này cần được thể hiện trong việc thiết kế mô hình TĐKT và trong việc xác định bước đi, điều kiện thành lập TĐKT ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)