2.3.1.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của các TCT Việt Nam gồm hai cấp: cấp TCT và cấp các DNTV. Ngoài ra TCT còn có các chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty tài chính trực thuộc.
TCT là cấp trên của DN, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc, văn phòng và các phòng ban chức năng;
Các DNTV bao gồm ba loại: DNTV hạch toán độc lập; DNTV hạch toán phụ thuộc vàDN sự nghiệp.
DN tự quyết định các vấn đề quản lý, nhưng phải báo cáo TCT và được TCT nhất trí. Đó là các vấn đề như: Được chủ động vốn để kinh doanh và được thay đổi cơ cấu vốn tài sản của DN, nhưng không được làm thay đổi sở hữu tài sản. Quyết định bổ nhiệm cấp phó phòng, cử đại diện vốn góp của DN vào DN khác, vay vốn để đầu tư có bảo lãnh của TCT.
Như vậy, vấn đề đáng lưu ý hiện nay là quyền độc lập, tự chủ kinh doanh của các DNTV độc lập đã và đang bị thu hẹp dần trong khi đó nhiều hoạt động đang được tập trung vào TCT. Đây là một điều bất lợi, làm giảm tinh thần chủ động, sáng tạo, năng động của các DN và có nguy cơ khô cứng trong hoạt động tác nghiệp.
2.3.1.2. Thực trạng vềquan hệ liên kết kinh tế trong TCT.
Thứ nhất, mối quan hệ liên kết ngang: Hầu hết các TCT Nhà nước thuộc các ngành sản phẩm như thép Việt Nam, xi măng Việt Nam, giấy Việt Nam...đều có dạng liên kết ngang giữa các DNTV cùng loại sản phẩm chính. Các TCT Việt Nam theo ngành sản phẩm đều là những công ty độc quyền. Song, trong các TCT còn có các DN dịch vụ như xuất - nhập khẩu, tư vấn đầu tư, nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo... là quan hệ liên kết dọc (đầu vào, đầu ra) với các DN cùng loại sản phẩm, thực chất đây là mối quan hệ liên kết hỗn hợp ngang, dọc để tạo mô hình TCT khép kín theo sơ đồ chung như sau: