Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển TĐKT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 100)

phát triển TĐKT ở Việt Nam.

Trong nền kinh tế ở mỗi quốc gia các TĐKT có vai trò to lớn. Sự gia tăng ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá càng làm tăng thêm vị thế và sự chi phối của các Tập đoàn đa quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và phát triển các TĐKT sẽ có tác động quan trọng thúc đẩy sự phát triển vững chắc của nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, để hiện thực hoá quá trình xây dựng các TĐKT có quy mô lớn thì phải tìm kiếm hướng đi và những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phải tính đến các yếu tố cụ thể trên các mặt khác nhau của nền kinh tế trong quá trình xây dựng và phát triển từ các TCT lớn thành các TĐKT.

Xét trên cơ sở lý luận, quan điểm phát triển phù hợp với thực tiễn là hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối liên hệ giữa điều kiện thực tiễn với sự tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng. Các điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội, có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các DN cũng như các TĐKT.

Quan điểm phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học về phạm trù lịch sử của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vấn đề đặt ra là phải dựa trên điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để xây dựng và phát triển các TĐKT một cách có chọn lọc.

Cơ sở để đưa ra quan điểm trên đây là dựa trên sự phân tích những yếu tố chủ yếu như sau:

Nước ta chưa có kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển của các TĐKT như các nước công nghiệp phát triển. Sự thiếu kinh nghiệm thể hiện ở cả cấp vi mô và vĩ mô.

Ở cấp vi mô, nhìn chung các TCT Nhà nước chưa tích luỹ được kinh nghiệm về quá trình Tập đoàn hoá trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Cơ chế quản lý và hệ thống quản lý nói chung còn hạn chế ở nhiều TCT Nhà nước nếu so với các Tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

Ở cấp vĩ mô, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện. Sự xuất hiện các TĐKT có nền móng là sở hữu toàn dân sẽ đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý xét từ góc độ quản lý Nhà nước. Như vậy, rõ ràng

cần có sự chọn lọc để phát triển các TĐKT, lấy một số mô hình thí điểm để tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng thêm một cách vững chắc.

Trong số 17 TCT 91 hiện có (không kể LHĐS Việt Nam), đã và đang diễn ra quá trình phân hoá ở một mức độ nhất định. Sự phân hoá đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển. Trong số các TCT nói trên chỉ có một số ít TCT hội đủ các điều kiện và tiềm năng phát triển thành lập các TĐKT.

Căn cứ vào những nhận định đó, có thể khẳng định rằng: Nhà nước nên lựa chọn một số TCT có nhiều yếu tố thuận lợi nhất để phát triển theo định hướng Tập đoàn. Đương nhiên, ngoài con đường hỗ trợ của Nhà nước, các TCT khác có thể phát triển một cách tự nhiên và có thể liên kết tự nguyện tạo thành các TĐKT.

Trong số các TCT 91 hiện có, xét tổng thể nhiều nhân tố - nên ưu tiên lựa chọn những TCT như: TCT Dầu khí Việt Nam (Petrol Việt Nam); TCT Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNTP); TCT Điện lực Việt Nam (EVN); TCT Hàng không Việt Nam (Việt Nam Airlines Corporation) ....

Trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ yêu cầu thực tế, phương hướng sắp xếp lại các DNNN đã từng bước được định hình một cách rõ nét, các chủ trương cụ thể được xác định thông qua các văn kiện quan trọng như:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: " sắp xếp lại các LHXN, TCT phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường... Xây dựng một số công ty hoặc LHXN lớn, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài..." [10].

Qua một số năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các LHXN và các TCT quốc doanh ngày càng bộc lộ

rõ những khó khăn cần được tháo gỡ: Mô hình tổ chức, cơ chế và phương thức quản lý cần được đổi mới. Nhìn một cách tổng thể, hình thành các TĐKT là một trong những định hướng chiến lược đáp ứng đòi hỏi của cả hai cấp độ: vi mô và vĩ mô.

Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ sự cần thiết phải cải cách cơ cấu của bản thân các TCT, các LHXN quốc doanh và xoá bỏ dần cơ chế bộ chủ quản. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá VII ghi rõ: "...Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn với mục đích tập trung, tích tụ cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. từng bước xoá bỏ chế độ chủ quản, cấp hành chính trung gian đối với DNNN" [10].

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: "Phải có phương án xây dựng các Tổng công ty thực sự trở thành những Tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả sức cạnh tranh cao, thực sự là xương sống của nền kinh tế. Xem xét, sắp xếp lại các TCT không phù hợp, hoạt động kém hiệu quả. Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi mô hình TCT theo hướng phối hợp các quan hệ liên kết theo chiều ngang với quan hệ liên kết theo chièu dọc; chuyên môn hoá theo một ngành hàng và từng bước thực hiện kinh doanh đa ngành nghề" [10].

Hội nghị Trung ương 3 khoá IX xác định: "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT Nhà nước; hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh" [12, 18 - 21], cụ thể là:

Thứ nhất: hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các TCT Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước,

có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học, công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả như: Dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng....

Thứ hai: TCT Nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó Nhà nước là chủ yếu, thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường....; có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh trạnh trên thị trường quốc tế.

Hoàn thành việc sắp xếp các TCT Nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả. Trong từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh phù hợp. Những TCT hoạt động không đảm bảo các yêu cầu thì sẽ được sắp xếp lại.

Thứ ba: TCT 100% vốn Nhà nước phải có Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại TCT, nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao, Nhà nước có quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Thứ tư: Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển TCT Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó

TCT đầu tư vốn vào các DNTV là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc là công ty cổ phần mà TCT giữ cổ phần chi phối. Mặt khác TCT có thể đầu tư vào các DN thuộc thành phần kinh tế khác.

"Công ty mẹ - công ty con" là một kiểu Tập đoàn tổ chức sản xuất kinh doanh được liên kết bởi nhiều pháp nhân kinh doanh, nhằm hình thành thống nhất mục tiêu, chiến lược, hợp nhất những nguồn lực của các DN, đồng thời thực hiện sự phân công, hợp tác theo chiến lược dài hạn hoặc ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các DN, tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm đầu tư vào các công ty con, theo đó chi phối các công ty con ở nhiều cấp độ tuỳ theo mức độ đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con đó (đầu tư 100% vốn; giữ cổ phần chi phối, hoặc cổ phần không chi phối). Các DN là công ty con tham gia mô hình này, đều là các pháp nhân đầy đủ, liên kết với công ty mẹ theo những mức độ khác nhau: chặt chẽ, nửa chặt chẽ và không chặt chẽ. Hiện nay trên thế giới có 3 loại công ty: công ty mẹ tài chính; công ty mẹ kinh doanh; công ty mẹ là đơn vị nghiên cứu khoa học.

Cơ chế quản lý tổ chức "công ty mẹ - công ty con" thể hiện chủ yếu thông qua quyền quản lý tài sản, trong đó công ty mẹ là chủ sở hữu tài sản của chính nó và tài sản tham gia đầu tư vào các công ty con; mối quan hệ liên kết được hình thành tuỳ thuộc vào vốn góp của công ty mẹ theo nguyên tắc: công ty con nào được công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì có mối liên kết chặt chẽ hơn. Dựa vào tỷ lệ góp vốn của công ty con, hàng năm công ty mẹ chia lãi theo kết quả hoạt động. Công ty mẹ còn có quyền quyết định đầu tư vốn cho công ty con độc lập, có quyền tăng hoặc giảm phần vốn Nhà nước từ công ty con này sang công ty con khác nhằm mục đích phát triển toàn TCT.

Như vậy rõ ràng mô hình "công ty mẹ - công ty con" có ưu thế hơn hẳn so với mô hình TCT đã và đang tồn tại ở chỗ:

- Về quan hệ sở hữu, TCT Nhà nước nhận vốn và tài sản Nhà nước giao cho các đơn vị thành viên chỉ là hình thức, chưa gắn được quyền lợi, trách nhiệm với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi đó công ty mẹ với vai trò là một trong những chủ đầu tư vốn vào các công ty con sẽ chủ động tính toán, lựa chọn phương án đầu tư vốn có hiệu quả trong từng thời kỳ, được hưởng phân phối tương ứng mức vốn góp và hiệu quả hoạt động. Do đó, công ty mẹ có hai chức năng chủ yếu: Vừa đầu tư vốn vào các công ty con, vừa tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Về phạm vi liên kết, quan hệ giữa TCT Nhà nước với các đơn vị thành viên chủ yếu là biện pháp hành chính, gượng ép. Còn đối với "công ty mẹ - công ty con" thì việc liên kết bằng tài sản sẽ gắn được lợi ích kinh tế, làm cho mối quan hệ được được hình thành một cách tự nhiên, khách quan hơn. Mặt khác, xuất phát từ hiệu quả kinh tế, phạm vi liên kết của các công ty mẹ rất rộng, hoạt động không giới hạn phạm vi ngành, nghề, lĩnh vực,... từ đó sử dụng được những lợi thế của công ty con, tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

- Về cơ chế vận hành, việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là mục tiêu hàng đầu của TCT Nhà nước và các đơn vị thành viên, nhưng vẫn chưa đủ động lực để DN phát triển. Với công ty mẹ - công ty con, thông qua mức độ góp vốn sẽ tạo nhiều tầng liên kết, công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân chi phối do đó sẽ kết hợp được yêu cầu của công tác kế hoạch với yêu cầu của cơ chế thị trường. Xuất phát từ mục tiêu hàng đầu là hiệu quả kinh tế, công ty mẹ sẽ linh hoạt trong việc điều tiết vốn trong nội bộ toàn công ty.

- Về địa vị pháp lý, hoạt động của TCT Nhà nước mang nhiều màu sắc của một cơ quan quản lý hành chính vì không giữ nhiều vốn và không có sản phẩm cụ thể, các công ty thành viên lại không chủ động hoàn toàn về tổ chức, nhân sự và tài chính. Trong khi đó ở mô hình "công ty mẹ - công ty con" thì công ty mẹ và các công ty con đều có pháp nhân đầy đủ, địa vị pháp lý rõ ràng, hoạt động tự chủ theo sự điều chỉnh của pháp luật tương ứng.

Tóm lại, mô hình "công ty mẹ - công ty con" có ưu điểm hơn hẳn mô hình TCT Nhà nước hiện nay về tính linh hoạt trong tổ chức vận hành, trong quan hệ sở hữu, trong sản xuất kinh doanh,... việc xây dựng mô hình "công ty mẹ - công ty con" là một trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trên bước đường xây dựng TĐKT ở Việt Nam.

Việc xúc tiến thí điểm thành lập các TCT theo mô hình TĐKT là cần thiết khách quan, hợp với xu thế chung của phát triển các loại hình kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, tuy chưa có đầy đủ và đồng bộ các điều kiện cần thiết cho sự ra đời TĐKT theo đúng nghĩa đầy đủ của nó nhưng chúng ta đã có những điều kiện cơ bản để thí điểm hoạt động các TCT theo mô hình Tập đoàn. Sự ra đời các TCT theo mô hình TĐKT có thể coi là sự hội tụ của điều kiện cần và những yếu tố cơ bản của điều kiện đủ, chứ không phải là việc làm khiên cưỡng, gò ép. Chính sự chọn lọc một số ngành, một số lĩnh vực cơ bản để triển khai thí điểm thành lập TCT theo mô hình TĐKT chứ không phải triển khai đại trà rộng khắp là một trong những biểu hiện của việc tính toán, phân tích có cân nhắc thận trọng các điều kiện chủ quan và khách quan ấy. Bởi vậy, hiệu quả tích cực của quá trình thí điểm này phụ thuộc trực tiếp và chủ yếu vào tổ chức vận hành của nó trong điều kiện cụ

thể của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá nhiều vào chúng và đặt ra cho chúng những mục tiêu quá cao vượt quá khả năng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 100)