Vài nét về sự hình thành và phát triển của các TĐKT Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 56)

TĐKT Trung Quốc (thường gọi là tập đoàn doanh nghiệp) theo quan điểm của Trung Quốc: là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. Trong đó có một DN là nòng cốt của Tập đoàn, là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia cổ phần, hiệp tác, DN nòng cốt gắn bó với một loạt DN ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Những DN này đều có tư cách pháp nhân độc lập. Nói ngắn gọn, TĐDN là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hiệp tác [45, 604].

Quan điểm của các nhà lãnh đạo và các DN Trung Quốc về TĐKT là nhất quán và tương đối thống nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy nhiên, do tính đặc thù của Trung Quốc nên sự hình thành và phát triển của các TĐKT cũng có những nét đặc trưng chủ yếu sau:

1.5.3.1. Đặc thù hình thành và mô hình tồn tại.

TĐKT được thử nghiệm từ khá sớm nhưng đến tháng 5 - 1988, Uỷ ban Nhà nước về cải cách thể chế đưa ra yêu cầu phát triển các quan hệ chặt chẽ trong các TĐDN. Từ đó Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển các TĐDN. Theo thống kê, đến 1990, Trung Quốc có 1630 TĐDN có quy mô tương đối lớn [45], đầu những năm 90, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện quyết định chọn 100 TĐDN lớn cấp quốc gia để thí điểm, ở các tỉnh cũng thành lập nhiều TĐDN cấp tỉnh.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng sự phát triển của các TĐDN đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Cụ thể, trong số 100 TĐDN thí điểm đến nay đã giải quyết được hơn 93.000 lao động dư thừa, trong đó chuyển

ra xã hội 6.006 người, đào tạo lại cho 9.413 người, thông qua phát triển dịch vụ sắp xếp công việc cho 55.200 người nghỉ hưu 23.300 người (kể cả nghỉ hưu sớm); Cơ cấu tổ chức nội bộ TĐDN cũng hoàn thiện hơn: 100 TĐDN thí điểm đã thành lập được 584 công ty con, 437 công ty khống chế cổ phần con, 310 công ty chi nhánh và 610 công ty cổ phần [41, 137 - 162].

Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau:

Hình thức thứ nhất, là Tập đoàn tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐDN nắm trong tay nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, thương mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng được tổ chức thành 4 cấp là: công ty mẹ; công ty con; công ty cháu và công ty chắt.

Hình thức thứ hai, là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền: Loại này chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thường lấy một DN lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Hình thức thứ ba, là Tập đoàn phối hợp đồng bộ: Loại Tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số DN công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu.

Hình thức thứ tư, làTập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh: Lấy liên kết phát triển kỹ thuật mới làm nút liên kết. Loại Tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp cong nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hình thức thứ năm, là Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành: Đây là hình thức biến tướng của những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề, nó xuất hiện khi cải cách thể chế kinh tế kế hoạch. Chúng chính là sản phẩm của sự cải cách thể chế liên doanh cũ thành Tập đoàn liên kết màng lưới cùng ngành, gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực trong đó chế độ công hữu làm chủ thể.

Hình thức thứ sáu, là Tập đoàn theo mô hình cổ phần (loại TĐDN được thành lập theo mô hình cổ phần): Loại TĐDN này lấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm nòng cốt. DN nòng cốt thể hiện sự khống chế của mình đối với DN khác bằng cách mua cổ phần hoặc các DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cá nhân khác... tự nguyện tham gia Tập đoàn bằng hình thức tham dự cổ phần. Toàn bộ Tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần.

1.5.3.2. Đặc thù về cơ cấu tổ chức của các TĐDN ở Trung Quốc.

Đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất thể hiện ở chỗ các TĐDN là những cụm DN có mối quan hệ chặt chẽ đan xen giữa các đơn vị thành viên trong đó lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm chủ thể. Các DN nòng cốt, các DN ở chế độ trực tiếp của đại đa số các TĐDN lấy chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất làm chủ thể.

Đặc điểm thứ hai là các TĐDN chủ yếu được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, cùng phát triển, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì nó "không giống như ở các nước tư bản là các TĐDN được hình thành theo phương thức cá lớn nuốt cá bé" [45, 611].

1.5.3.3. Đặc thù về hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành của TĐDN Trung Quốc.

Chiến lược hoạt động tác nghiệp của các TĐDN Trung Quốc là đa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá. Các TĐDN không chỉ là những Tập đoàn xuyên vùng, xuyên ngành gồm nhiều hình thức sở hữu mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sản xuất, thương mại, nghiêu cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ....Nó thể hiện khá rõ ở chỗ:

Các DNTV được chuyên môn hoá, tổ chức quản lý phân công sâu sắc với nhiều chi nhánh, nhiều cấp độ; Sản phẩm đa dạng hoá, sản xuất hàng loạt, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ liên quan xoay quanh sản phẩm chuyên biệt có lợi thế; Biện pháp kinh doanh đa dạng với nhiều hình thức phong phú như: liên kết đầu tư, đầu tư 100% vốn, liên kết kinh doanh, kinh doanh chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo...

Về quản lý và cơ chế điều hành trong TĐDN Trung Quốc cũng tương đối phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau, có thể khái quát thành ba dạng chủ yếu sau:

Loại thứ nhất: Đối với TĐDN có quy mô cực lớn, thị trường hướng nội. Thường áp dụng hình thức công ty - Tập đoàn , thể chế quản lý hai cấp đối với công ty con. Công ty Tập đoàn là một cổ đông lớn, thông qua việc nắm giữ cổ phần khống chế và Hội đồng quản trị để nắm quyền quản lý đối công ty con.

Loại thứ hai: TĐDN quy mô tương đối lớn, thị trường hướng ngoại. Thường áp dụng thể chế quản lý ba cấp, kết hợp tập quyền và phân quyền, nhưng trên thực tế, các phòng nghiệp vụ là cầu nối của công ty mẹ đôí với công ty con.

Loại thứ ba: Là những TĐDN quy mô không lớn, thị trường hướng ngoại, thường áp dụng thể chế quản lý kiểu song song, ở trong nước thì có 2 cấp công

ty Tập đoàn - công ty con; ở nước ngoài thì quản lý kiểu 3 cấp, công ty Tập đoàn - phòng nghiệp vụ ở nước ngoài - công ty con.

1.5.3.4. Đánh giá vai trò của các TĐDN Trung Quốc.

Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh của các DN là rất lớn. TĐDN Trung Quốc có hình thức liên kết phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ưu thế là thị trường nội địa hết sức rộng lớn để phát triển và thử nghiệm các mô hình quản lý, tổ chức, nâng cao khả năng cạnh tranh trước khi mở rộng sang phạm vi xuyên quốc gia. Đó là một lợi thế rất lớn của các TĐDN Trung Quốc.

* * *

Tóm lại, từ việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận về TĐKT, phân tích rõ các hình thức tổ chức, các đặc trưng, nguồn gốc hình thành cũng như vai trò và xu hướng phát triển của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới, đồng thời tham khảo thực tiễn hình thành và phát triển của TĐKT ở một số nước cụ thể, cho phép đi đến kết luận rằng:

TĐKT ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan hợp quy luật vận động đi lên của lịch sử tích tụ và tập trung sản xuất.

Mặc dù có những hạn chế từ sự phát triển của mô hình Tập đoàn, nhưng, với những ưu thế vượt trội về nhiều mặt so với các loại hình doanh nghiệp khác, TĐKT đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc gia cũng như quốc tế.

Nhà nước có một vai trò quan trọng trong sự hình thành, hoạt động và phát triển của TĐKT. Ở những mức độ khác nhau, vai trò của Nhà nước được thể hiện ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu cũng như hỗ trợ những điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự phát triển của TĐKT gây ra.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)