Khái quát một số đặc điểm của TCT theo mô hình TĐKT ở Việt Nam (dưới đây gọi tắt là TCT).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 67)

(dưới đây gọi tắt là TCT).

Từ khi quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành cho đến nay đã có 18 TCT được thành lập. Đó là các TCT sau:

1. TCT Điện lực Việt Nam 2. TCT than Việt Nam 3. TCT dầu khí Việt Nam 4. TCT xi măng Việt Nam 5. TCT Dệt - May Việt Nam 6. TCT Thép Việt Nam 7. TCT thuốc lá Việt Nam 8. TCT giấy Việt Nam 9. TCT hoá chất Việt Nam 10. TCT cà phê Việt Nam 11. TCT cao su Việt Nam 12. TCT lương thực Miền Bắc 13. TCT lương thực Miền Nam

14. TCT hàng không dân dụng Việt Nam 15. TCT bưu chính viễn thông Việt Nam 16. TCT vàng bạc đá quý Việt Nam 17. TCT hàng hải Việt Nam

18. Liên hiệp đường sắt Việt Nam.

Qua khảo sát thực tế quá trình hình thành và phát triển của các TCT có thể thấy được những đặc trưng cơ bản sau:

Về sở hữu: Tất cả các TCT Việt Nam được thành lập theo quyết định 91/TTg hiện nay thành phần khá đa dạng nhưng đều có điểm tương đồng, đó là các TCT đều thuần khiết về sở hữu (đơn nhất về sở hữu), chỉ bao gồm các DNNN nên còn gọi là TCT Nhà nước. Đây là điểm khác biệt khá điển hình so với các nước trên thế giới. TCT là một pháp nhân đựơc Nhà nước giao quản lý

vốn, tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao. Các đơn vị thành viên trong TCT có mức độ độc lập khác nhau. Nhà nước là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định việc thành lập, quản lý bao gồm cả nhân sự của bộ máy quản lý TCT.

Về phạm vi hoạt động: Các TCT đã thành lập tuyệt đại đa số là các TCT toàn quốc, TCT khu vực chỉ duy nhất có trong ngành lương thực.

Về quy mô: Thực lực, quy mô và khả năng về tài chính của các TCT Nhà nước Việt Nam còn rất hạn chế. So với trình độ phát triển kinh tế trong nước thì các TCT có quy mô tương đối lớn, nhưng so với các nước khác thì chúng chỉ thuộc loại vừa và nhỏ.

Về lĩnh vực hoạt động: TCT có thể là đa ngành hoặc đơn ngành song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo. Theo quy định, TCT được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ. Tuy nhiên, thực tế phần lớn các TCT được tổ chức theo chuyên ngành và lĩnh vực hoạt động, thâu tóm gần như toàn bộ các cơ sở sản xuất Nhà nước trong đó. Nhìn chung các TCT có cơ cấu tổ chức sản xuất khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối bao gồm: sản xuất, dịch vụ công nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn, đầu tư và xây dựng.

Về huy động vốn, các TCT đều được phép và đã nhanh chóng thành lập công ty tài chính để huy động vốn, điều hoà vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển của nội bộ TCT hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác. Tuy nhiên, vai trò, chức năng và cơ chế hoạt động của công ty tài chính này chưa thể hiện rõ, chưa hoạt động như một tổ chức hạch toán, lấy thu bù chi, chưa phát huy được tác dụng thực sự tích cực đối với sự phát triển của các công ty thành viên.

Hội đồng quản trị của TCT gồm 7-9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Những trách nhiệm và quyền hạn chính của Hội đồng quản trị là thực hiện quyền sử dụng và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước, phân giao điều hoà vốn chung trong nội bộ TCT, quyết định chiến lựơc phát triển và phương án kinh doanh của TCT, quyết định phương án tổ chức bộ máy điều hành TCT và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bãi miễn Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng của TCT.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của TCT trong quan hệ kinh doanh trước bạn hàng, trước pháp luật, tổ chức xây dựng kế hoạch, điều hành toàn bộ hoạt động của TCT theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Các DNTV có quyền hạn và trách nhiệm theo đúng quy định của điều lệ TCT, tuân thủ pháp luật Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Về cơ cấu tổ chức: Trong TCT có rất nhiều đơn vị thành viên, có thể khái quát thành ba loại sau: Đơn vị hạch toán độc lập; Đơn vị hạch toán phụ thuộc; Đơn vị sự nghiệp.

Về quyền hạn: TCT có nhiều hạn chế bởi vì nó không phải là chủ sở hữu, hầu hết các TCT đều không có quyền độc lập quyết định chiến lựơc kinh doanh, phương hướng đầu tư, mà chỉ là người đề xuất để cơ quan ra quyết định thành lập (chủ sở hữu), tức là Chính phủ ra quyết định.

Theo quy định, thì sự can thiệp của chủ sở hữu là rất lớn, nhưng phân định chủ sở hữu đích thực thì chưa rõ. Có nhiều tổ chức cùng thực hiện vai trò chủ sở hữu, như: các bộ chức năng, bộ chuyên ngành.... Trước kia theo quy định TCT 91/TTg Chính phủ trực tiếp quản lý, nhưng sau khi thành lập vì số lượng nhiều

Chính phủ đã uỷ quyền cho các bộ chuyên ngành quản lý. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng nhiều khi là tiêu cực tới các hoạt động của các TCT.

Về phương thức và con đường hình thành: các TCT theo mô hình TĐKT đều có chung nền tảng tổ chức ban đầu, đó là sự chuyển đổi từ LHXN, TCT kiểu cũ sang TCT theo mô hình TĐKT. Điều này cho thấy việc thành lập các TCT theo mô hình TĐKT ở nước ta dường như có thuận lợi là dựa trên một số điều kiện đã có, tuy nhiên, sự thu gom một tập hợp các DN độc lập mang tính chất hành chính này mới chỉ đơn thuần tạo nên sự lớn lên về số lượng còn sức mạnh tổng hợp như thế nào còn phụ thuộc lớn vào chất lượng hoạt động phối hợp hiệp tác giữa chúng.

Sự hình thành các TCT cho phép đạt được một số kết quả nhất định trong tổ chức sắp xếp lại các DNNN đưa hoạt động của chúng vào trật tự hơn, khắc phục được tình trạng phân tán trước kia, tuy nhiên đã làm tăng tính chất độc quyền Nhà nước trong từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)