CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu tài liệu tại bàn
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả muốn nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu tại bàn sẽ giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đồng thời giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.
Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp cần được thu thập và phân tích là dữ liệu về hoạt động kiểm toán chi NSNN tại một số Bộ, Ngành của KTNN (các Báo cáo kiểm toán tại các Bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trong giai đoạn 2009 - 2013 cùng hồ sơ kiểm toán của các cuộc kiểm toán nêu trên). Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá chất lượng kiểm toán chi NSNN tại một số Bộ, Ngành của KTNN trong giai đoạn 2009 - 2013.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia
Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá chất lượng kiểm toán chi NSNN tại một số Bộ, Ngành, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán NSNN, lãnh đạo các đơn vị được kiểm toán. Số lượng chuyên gia được phỏng vấn là 40 người, trong đó các cá nhân thuộc nội bộ KTNN là 20 người, các cá nhân bên ngoài thuộc các Bộ, Ngành được kiểm toán là 20 người, cụ thể như sau:
Các chuyên gia trong nội bộ KTNN, gồm: Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, Lãnh đạo các Vụ tham mưu, chức năng thuộc KTNN (đây là những đơn vị thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của các cuộc kiểm toán và đánh giá chất lượng BCKT của Đoàn kiểm toán, gồm: Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán), Trưởng đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán.
Các chuyên gia bên ngoài thuộc các Bộ, Ngành được kiểm toán (Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), gồm: Lãnh đạo Vụ Tài chính một số Bộ, Ngành (đơn vị thường được giao đầu mối làm việc với Đoàn KTNN của các Bộ, Ngành) và lãnh đạo một số đơn vị được kiểm toán chi tiết để chỉnh sửa mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng các công cụ thu thập số liệu sơ cấp.
Bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia được thiết kế gồm 2 mẫu sau:
Mẫu 1. Bảng hỏi dành cho chuyên gia thuộc nội bộ KTNN (Phụ lục số 01). Mẫu 2. Bảng hỏi dành cho các chuyên gia thuộc các Bộ, Ngành được kiểm toán (Phụ lục số 02).
Trên cơ sở nghiên cứu tại bàn và phương pháp chuyên gia, cùng với các dữ liệu sơ cấp thu thập được (tác giả sử dụng phần mềm MS.Excel để tích hợp và phân tích các số liệu trên các Phiếu phỏng vấn). Tham khảo ý kiến chuyên gia trong ngành tài chính, kiểm toán làm cơ sở để phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến chất lượng kiểm toán chi NSNN tại một số Bộ, Ngành của KTNN chưa cao, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán chi NSNN tại một số Bộ, Ngành của KTNN.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CHI NSNN TẠI MỘT SỐ BỘ, NGÀNH CỦA KTNN