Đào tạo lực lượng KTV chuyên nghiệp thực hiện kiểm toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán chi ngân

4.2.5. Đào tạo lực lượng KTV chuyên nghiệp thực hiện kiểm toán chi ngân sách

sách Bộ, Ngành

Như chúng ta đã biết, hoạt động kiểm toán là hoạt động nghề nghiệp, các KTV chỉ có thể thực thi nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất khi có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực được phân công. Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí là một tài liệu mang tính tổng hợp, phản ánh hoạt động tài chính ngân sách của một Bộ, Ngành diễn ra trong một năm. Kết quả kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành đã đóng góp một phần quan trọng trong kết quả kiểm toán NSNN. Do vậy, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm toán nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên làm nhiệm vụ kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành nói riêng là điều kiện cần thiết mà KTNN phải thực hiện trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm toán của KTNN, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Quốc hội, Chính phủ trong việc quản lý tài chính và tài sản Nhà nước. Đây là đội ngũ có tính quyết định đến sự thành công của công tác kiểm toán cũng như chất lượng kiểm toán. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đa số các nước đã phát triển kiểm toán ở mức cao, kiểm toán hoạt động được coi là thế mạnh đối với

công tác kiểm toán thì yêu cầu đào tạo KTV càng trở nên bức xúc để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa hoạt động kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành của KTNN hiện nay còn chưa có các hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, kinh nghiệm về lĩnh vực này của các KTV không nhiều, do vậy việc đào tạo cán bộ, KTV chuyên nghiệp là nhu cầu cần thiết đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung, chất lượng công tác kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành nói riêng.

Để có thể đào tạo đội ngũ cán bộ, KTV chuyên nghiệp, KTNN cần sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau trong đó nguồn kinh phí NSNN cấp là rất quan trọng. KTNN nên chủ động sử dụng nguồn kinh phí này một cách có hiệu quả. Ngoài ra, KTNN cần tranh thủ các nhà tài trợ để tăng thêm kinh phí cho đào tạo. Các dự án tài trợ cho đào tạo KTV là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đào tạo của KTNN.

4.2.6. Xây dựng chế tài nhằm nâng cao hiệu lực của các kiến nghị kiểm toán

Xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý đối với những đơn vị được kiểm toán không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của KTNN về xử lý tài chính, chấn chỉnh công tác quản lý, tài chính, kế toán là việc rất cần thiết (những chế tài xử lý này được áp dụng đối với việc thực hiện những kiến nghị đúng pháp luật, khả thi của KTNN). Qua đó góp phần làm tăng hiệu lực của các kết luận, kiến nghị của KTNN. Khi có chế tài xử lý, các đơn vị được kiểm toán sẽ nghiêm túc hơn trong việc thực hiện kịp thời, đầy đủ kết luận và kiến nghị trong BCKT về xử lý thu hồi nộp NSNN, giảm trừ quyết toán chuyển quyết toán hay kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán chi NSNN tại các Bộ, Ngành của KTNN.

Có thể áp dụng một số hình thức xử lý như: phạt vi phạm hành chính; cắt giảm kinh phí thi đua, khen thưởng từ nguồn NSNN cấp cùng các danh

hiệu thi đua trong năm; xử lý kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, … đối với những đơn vị không thực hiện đầy đủ kiến nghị của KTNN sau khi đã được KTNN đôn đốc bằng văn bản nhiều lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)