CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán chi ngân
4.2.1. Nâng cao chất lượng khâu lập KHKT
Chú trọng đến công tác khảo sát, lập KHKT là rất cần thiết đối với một cuộc kiểm toán. Một KHKT đầy đủ thông tin, xác định rõ ràng mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán, có thông tin đầy đủ về tình hình sử dụng kinh phí và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sẽ giúp cho các KTV dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán.
Đối tượng kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành: Theo qui định tại điều 5 Luật KTNN, đối tượng kiểm toán của KTNN là hoạt động có liên quan đến quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Như vậy toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của Bộ, Ngành đều là đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành phải hiểu theo nghĩa rộng, đối tượng đó không chỉ đơn thuần là các thông tin tài chính như cơ chế vận hành của bộ máy, nhân sự, biên chế… những nhân tố này liên quan đến việc sử dụng bao nhiêu tiền, tài sản và sử dụng như thế nào để tiết kiệm chi phí nhất. Tóm lại đối tượng kiểm toán khi kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành bao gồm việc tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ (cả công tác tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ, bộ máy quản lý tài chính kế toán); trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; công tác quản lý, điều hành ngân sách từ khâu lập, chấp hành đến kế toán quyết toán chi ngân sách tại Bộ, Ngành và tại các đơn vị trực thuộc; việc quản lý sử dụng các nguồn kinh phí thuộc NSNN và tài sản nhà nước từ cấp Bộ, Ngành đến các đơn vị cấp dưới.
Phạm vi kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành: Thông thường phạm vi kiểm toán hiện nay là Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Bộ, Ngành trong 1 năm ngân sách và các thời kỳ trước sau có liên quan. Tuy
nhiên phạm vi này chưa bao quát hết đối tượng kiểm toán tại các Bộ, Ngành vì kinh phí được kiểm toán chỉ đơn thuần là phần kinh phí do Bộ, Ngành trực tiếp quản lý sử dụng chưa đề cập đến nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách theo lĩnh vực. Đồng thời nếu hiểu một cách đơn thuần thì chỉ là Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Bộ, Ngành tổng hợp từ các đơn vị trực thuộc còn lại tiền và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Ngành nhưng được nhận các khoản kinh phí mà Bộ, Ngành có trách nhiệm quản lý không thuộc phạm vi kiểm toán. Nên để kiểm toán toàn diện chi ngân sách, tiền và tài sản của Bộ, Ngành thì phạm vi kiểm toán phải là Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí và các nội dung liên quan đến ngân sách, tiền và tài sản của một hoặc nhiều niên độ ngân sách (tùy thuộc vào qui mô kiểm toán và quyết định kiểm toán) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, Ngành. Tức là không gian kiểm toán là tất cả các đơn vị có liên quan đến việc quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước (kể cả các doanh nghiệp trực thuộc và các đơn vị không phải là đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành); thời gian kiểm toán tùy thuộc vào qui mô, tính chất của cuộc kiểm toán có thể là một năm ngân sách hoặc nhiều năm ngân sách.
Mỗi cuộc kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành phải thực hiện được các mục tiêu chính sau:
- Đánh giá được vai trò trách nhiệm của Bộ, Ngành và cá nhân người đứng đầu trong việc quản lý điều hành ngân sách, sử dụng tiền và tài sản Nhà nước.
- Xác định tính đúng đắn và trung thực của Báo cáo quyết toán ngân sách của Bộ, Ngành và của các đơn vị dự toán thuộc, trực thuộc;
- Đánh giá tính tuân thủ pháp luật, các chính sách chế độ tài chính của Nhà nước, phát hiện các sai phạm, đồng thời yêu cầu đơn vị khắc phục, chỉnh sửa các sai phạm đó;
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước đối với Bộ, Ngành và các đơn vị dự toán; trên cơ sở đó đề xuất với Nhà nước, với Bộ, Ngành giải pháp hoàn thiện chính
sách chế độ nhất là các chế độ chi, quy trình chuẩn mực thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của Bộ, Ngành.
- Thông qua kiểm toán nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý và sử dụng NSNN, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể, kiến nghị xử lý theo quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đánh giá việc thực hiện công tác triển khai Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đánh giá việc thực hành các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội liên quan đến năm ngân sách được kiểm toán.