Phương thức tổ chức kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành của KTNN

3.2.3. Phương thức tổ chức kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành

Thực tế hiện nay, KTNN đang tổ chức đoàn kiểm toán theo hình thức lồng ghép kiểm toán chi thường xuyên, chi đầu tư và thu ngân sách trong một cuộc kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành.

Hình 4. Cơ cấu tổ chức Đoàn kiểm toán

Tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi của từng cuộc kiểm toán để xác định số lượng KTV cần thiết cho cuộc kiểm toán, thông thường mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Bộ, Ngành thường bố trí từ 15 đến 30 KTV, trong đó:

- Các tổ kiểm toán: Mỗi tổ kiểm toán thường được bố trí từ 3 đến 4 KTV, các tổ kiểm toán hoạt động độc lập. Tổ trưởng Tổ kiểm toán là cán bộ

Phó trưởng đoàn kiểm toán Phó trưởng đoàn kiểm toán

Trưởng đoàn kiểm toán Tổ kiểm toán: - Tổ trưởng - Thành viên trong Tổ Tổ kiểm toán: - Tổ trưởng - Thành viên trong Tổ Tổ kiểm toán: - Tổ trưởng - Thành viên trong Tổ

cấp phòng hoặc KTV có trình độ chuyên môn tốt và có kinh nghiệm. Mỗi tổ được giao kiểm toán từ 4 đến 6 đơn vị dự toán, các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công trình xây dựng cơ bản trực thuộc Bộ, Ngành. Tổ trưởng chịu trách nhiệm lập KHKT chi tiết, tổ chức và thực hiện kiểm toán, lập BCKT. Trong quá trình kiểm toán, các thành viên đoàn kiểm toán áp dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Quá trình triển khai còn nhiều bất cập như:

+ Hoạt động điều tra, trưng cầu giám định các phát hiện kiểm toán còn chưa được triển khai áp dụng rộng rãi trong khâu thực hiện kiểm toán lại các Tổ và Đoàn kiểm toán khi kiểm toán ngân sách tại các Bộ, Ngành.

+ Chưa chú trọng khâu kiểm toán tổng hợp tại đơn vị dự toán cấp I (Vụ Kế hoạch – Tài chính) đồng thời chưa quán triệt phương pháp kiểm toán chọn mẫu hoặc thủ tục kiểm soát xuyên suốt hoặc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ một cách triệt để, phù hợp và linh hoạt trong quá trình kiểm toán tổng hợp nhằm xác định các trọng yếu kiểm toán, làm cơ sở xác định nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán tại đơn vị dự toán cấp I. Nguyên nhân một phần do KTNN chưa có hướng dẫn hoặc chương trình kiểm toán áp dụng cho kiểm toán tổng hợp các Bộ, Ngành mà do các Tổ kiểm toán tự thiết kế dựa trên kinh nghiệm kiểm toán và trình độ của KTV, dẫn đến có sự khác biệt nhất định về phương thức thực hiện, chất lượng kiểm toán giữa các Tổ, Đoàn và BCKT.

+ Chưa có quy định về sự phối hợp, sử dụng các tư liệu, kết quả kiểm toán giữa các kiểm toán chuyên ngành, KTNN các khu vực và các đoàn kiểm

toán với nhau để đảm bảo hoạt động kiểm toán có hiệu quả. Mặt khác, trong nội bộ đoàn kiểm toán, các tổ kiểm toán chưa có sự trao đổi thông tin kịp thời để nhân rộng phát hiện kiểm toán hoặc các đoàn kiểm toán chưa mạnh dạn luân chuyển KTV có chuyên môn sâu giữa các tổ kiểm toán trong một cuộc kiểm toán để phát huy thế mạnh của từng KTV, giảm thiểu rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán tại bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán.

Về phương thức thực hiện kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành hiện nay mới chỉ thực hiện trực tiếp tại các đơn vị được kiểm toán mà chưa thực hiện kiểm toán tại trụ sở cơ quan kiểm toán và thực hiện hậu kiểm toán (sau khi kết thúc niên độ ngân sách của bộ, ngành). Với phương thức này có những hạn chế là:

- Tính hiệu lực của công tác kiểm toán chưa được phát huy và khắc phục kịp thời các sai sót cũng như chấn chỉnh các sai phạm trong Báo cáo quyết toán và điều hành ngân sách Bộ, Ngành.

Nguyên nhân của các hạn chế trên là Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin và phần mềm kế toán - tài chính còn chưa được triển khai một cách đồng bộ và nhất quán; công tác quyết toán ngân sách của các Bộ, Ngành còn chậm do luật định và một phần do chủ quan của các Bộ, Ngành nên số liệu quyết toán còn chưa đủ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)