Kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành của KTNN

3.2.5. Kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành

Chất lượng là thước đo trong đánh giá hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan. Kiểm soát chất lượng là phương sách đảm bảo và duy trì, nâng cao chất lượng mọi hoạt động, là yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hội nhập và phát triểu hiện nay. Đặc biệt KTNN Việt Nam là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, người đại diện hợp pháp của dân trong việc xác minh và đánh giá mọi hoạt động của Nhà nước trước hết là hoạt động tài chính. Tầm nhìn hoạt động của KTNN trong sự thay đổi của xu

hướng phát triển, hội nhập kiểm toán, sự thay đổi cơ chế điều hành, quản lý tài chính cùng phương hướng tổ chức kiểm toán trong quyết toán ngân sách Bộ, Ngành tập trung giải quyết những khâu cơ bản là những vấn đề cốt lõi để tạo lập và nâng cao lòng tin của công chúng, đảm bảo minh bạch hóa nền tài chính, nhất là trước yêu cầu của mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong khi đó, KTNN Việt Nam mới được hình thành và đang trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động. Theo đó, công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán có vai trò quan trọng và ngày càng được quan tâm và xác định đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng kiểm toán và giảm rủi ro kiểm toán. Một vài năm gần đây, KTNN đã quan tâm tới khâu kiểm tra, soát xét kiểm toán qua các hình thức và phương thức đa dạng ngay từ khâu lập KHKT đến khâu cuối cùng là phát hành BCKT. Có thể thấy ngoài việc các đoàn kiểm toán tự kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngay từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và lập BCKT thì còn có hệ thống kiểm tra, soát xét kiểm toán “nóng” (kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán ngay khi các đoàn kiểm toán đang thực hiện kiểm toán), kiểm tra “nguội” (kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán thông qua hồ sơ kiểm toán của các đoàn kiểm toán đã phát hành BCKT). Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán còn được thực hiện dưới 2 góc độ:

- Đối với kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của cấp ngành: Các vụ chức năng tiến hành kiểm tra, soát xét và thẩm định KHKT trình Tổng KTNN phê duyệt trước khi đoàn kiểm toán tiến hành kiểm toán đồng thời thẩm định BCKT trước khi các đoàn kiểm toán phát hành chính thức.

- Đối với kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của cấp vụ: Các đoàn kiểm toán tự kiểm tra, soát xét BCKT trước khi trình Hội đồng thẩm định cấp vụ cho ý kiến, nhận xét về tính logic và khả thi của các kết luận, kiến nghị kiểm toán trong BCKT.

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán còn có những bất cập sau đây:

- Công tác tổng kết và đánh giá kiểm soát chất lượng kiểm toán trong thời gian qua, đúc rút những bài học kinh nghiệm, những mặt đã đạt được, những mặt hạn chế còn chưa thường xuyên và kịp thời.

Kiểm soát chất lượng tại khâu lập KHKT còn chưa có hiệu quả do những hạn chế khâu khảo sát, thu thập bằng chứng kiểm toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, trọng yếu và rủi ro kiểm toán còn mang tính lý thuyết và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước mà chưa thu thập một cách đầy đủ, thích hợp các bằng chứng kiểm toán, làm cơ sở xác định các nội dung, phạm vi và lịch trình kiểm toán phù hợp với đặc thù các Bộ, Ngành.

- Do hạn chế ở khâu thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán ở khâu lập kế hoạch nên việc soát xét KHKT của các vụ chức năng (thẩm định kế hoạch kiểm toán cấp ngành) cũng có những hạn chế nhất định. Việc thẩm định chủ yếu là xem xét, đối chiếu với các mục tiêu, nội dung kiểm toán đã hướng dẫn mà chưa quan tâm đúng mức đến các cơ sở dẫn liệu khác của các bộ, ngành; chưa xem xét mối quan hệ giữa việc thu thập bằng chứng kiểm soát, với mục tiêu kiểm toán đoàn kiểm toán đặt ra.

- Việc kiểm tra, soát xét kiểm toán chưa mang tính độc lập, còn tách rời với các bằng chứng kiểm toán và còn mang nặng tính hình thức chưa thực sự khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)