Đối với KTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 82 - 85)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

4.3.1. Đối với KTNN

- Tăng cường đủ về mặt số lượng và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho KTV, chú trọng nâng cao nghiệp vụ kiểm toán chi ngân sách Bộ, Ngành.

Để không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan KTNN và chất lượng kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành, KTNN cần tiêu chuẩn hóa đội ngủ KTV nhà nước về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trình độ chuyên môn hóa, theo quan điểm KTV tinh thông một số lĩnh vực kiểm toán nhưng phải biết kiểm toán nhiều lĩnh vực, từ đó cân đối giữa số lượng KTV hiện có với nhu cầu nhiệm vụ để xác định số lượng KTV cần tuyển dụng thêm. Trong quá trình tuyển chọn cần chú ý tính cân đối hợp lý giữa cơ cấu ngành nghề, như chuyên ngành thu, chi ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản…; cân đối giữa cán bộ, KTV đã có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách với việc tổ chức thi tuyển tiếp nhận KTV từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học. Đồng thời KTNN phải có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, KTV để ngăn ngừa mọi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho KTV nên theo hướng chuyên sâu của từng hình thức kiểm toán: kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ…; chuyên sâu theo từng chuyên đề như kiểm toán quá trình đấu thầu, kỹ năng lập BCKT… Đào tạo bồi dưỡng theo cấp bậc, chức vụ, kiểm toán như đào tạo Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán. Kết hợp việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn với việc rèn luyện đạo đức

nghề nghiệp cho KTV. Ngoài ra nên mở các lớp chuyên đề có tính chất mở rộng và nâng cao kiến thức toàn diện cho các KTV, trong đó đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chi NSNN.

KTNN nên tận dụng triệt để các dự án của nước ngoài như GTZ, ADB, ODA… để giúp cho KTV có điều kiện học tập các lớp bồi dưỡng do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy hoặc đi nước ngoài học tập nghiên cứu. Khả năng hội nhập quốc tế của KTNN Việt Nam có nhanh hay không phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là chúng ta có khả năng tận dụng được tốt các mối quan hệ quốc tế về hoạt động kiểm toán hay không.

- Hoàn thiện chuẩn mực KTNN dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực hiện thực tế tại Việt Nam.

Đa số các nước trên thế giới, các kết quả kiểm toán quyết toán NSNN của KTNN là thủ tục pháp lý cơ bản và bắt buộc để Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN. Báo cáo quyết toán NSNN, sau khi được kiểm toán phải kèm theo BCKT do Tổng KTNN ký xác nhận. Đây là việc áp dụng chuẩn mực của INTOSAI trong việc lập và kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN. Để thực hiện được việc kiểm toán Quyết toán ngân sách với đầy đủ các nội dung, đầy đủ các loại hình kiểm toán, đặc biệt để khai thác và sử dụng kết quả kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành nói riêng, NSNN nói chung cho việc cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và hệ thống cho Chính phủ, Quốc hội có được cơ sở để xem xét, phê chuẩn quyết toán và quyết định dự toán NSNN. Việt Nam cần ứng dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đối với Báo cáo quyết toán NSNN và quyết toán ngân sách Bộ, Ngành. Báo cáo quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội phê chuẩn phải được Tổng KTNN ký xác nhận và gửi kèm báo cáo quyết toán NSNN. Để đảm bảo việc kiểm toán áp dụng được các tiêu chuẩn quốc tế thì việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc lập và kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách là cần thiết. Vấn đề

này sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng đầy đủ các loại hình kiểm toán cũng như các kỹ thuật hiện đại vào quyết toán ngân sách. Đây cũng là một điều kiện giúp cho KTNN Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới và khu vực.

- Trong thời gian tới KTNN cần được tiếp tục tuyên truyền Luật KTNN bằng các hình thức phù hợp để các cơ quan, đơn vị được kiểm toán và xã hội hiểu rõ các quy định của Luật, cùng với KTNN thực hiện tốt Luật KTNN; chú trọng công tác triển khai thực hiện, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các văn bản hướng dẫn Luật, các quyết định của Tổng KTNN có liên quan đến tổ chức và hoạt động kiểm toán; khẩn trương ban hành các văn bản còn thiếu để phục vụ kịp thời cho hoạt động kiểm toán, trọng điểm là xúc tiến xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực, quy định và hồ sơ kiểm toán cho từng lĩnh vực kiểm toán, trong đó có hoạt động kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành.

- Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện cần thiết để tiếp cận nhanh với các phương pháp kiểm toán hiện đại và giúp các KTV rút ngắn được thời gian kiểm toán. Hơn thể nữa, công nghệ thông tin còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các ngành, các cấp có liên quan. Và KTNN có thể tích hợp hệ thống dữ liệu Quyết toán ngân sách giữa các năm, tạo điều kiện cho việc so sánh, phân tích và đánh giá về tính hình quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.

- Địa vị pháp lý của cơ quan KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính công của Nhà nước hiện nay được quy định trong Luật KTNN, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp những quy định về KTNN để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Và hướng tới mục tiêu đưa KTNN trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho Quốc hội có cơ sở trong

đề có liên quan đến quá trình hoạt động của NSNN và thực hiện đường lối chủ trương về phát triển KTNN đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX “… Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán như một công cụ mạnh của Nhà nước”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại một số bộ ngành của kiểm toán nhà nước (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)