Xây dựng phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 57 - 61)

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá cho một tổ chức. Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hoá tổ chức (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức). Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều biểu hiện khác nhau. Tại các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Thái Nguyên, việc xây dựng phong cách lãnh đạo trong kinh doanh chủ yếu xây dựng trên các khía cạnh như năng lực, khả năng và phong cách, cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Xây dựng phong cách lãnh đạo Xây dựng phong Xây dựng phong

cách lãnh đạo Mai Linh Gang Thép Sông Công

Xây dựng năng lực người lãnh đạo Quản lý bản thân; Lãnh đạo người khác; Quản lý công việc; Sáng tạo; Trách nhiệm xã hội Lãnh đạo người khác; Quản lý công việc Quản lý bản thân; Quản lý công việc

Xây dựng khả năng người lãnh đạo

Nhận thức; Có kế hoạch; Xây dựng các mối quan hệ; Phân bổ công việc; Là người chính trực

Nhận thức; Xây dựng các mối quan hệ; Phân bổ công việc; Nhận thức; Xây dựng các mối quan hệ Xây dựng phong cách lãnh đạo Xây dựng phong cách uỷ thác: khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận sự thay đổi trong tổ chức.

Xây dựng phong cách dân chủ: Chú trọng sự nhiệt tình, mong muốn của đội ngũ tài xế và chủ yếu dựa vào mối quan hệ gắn bó và sự tin cậy để khích lệ tính năng động, sáng tạo của đội ngũ nhân viên

Xây dựng phong cách gia trưởng: Đòi hỏi cấp dưới tuân thủ các mệnh lệnh và rất coi trọng thành tích, sáng kiến của người lao động.

3.2.2.3. Xây dựng đạo đức kinh doanh

Để làm cho các chuẩn mực và hệ thống chuẩn mực trong triết lý kinh doanh tại các doanh nghiệp taxi có hiệu lực cũng như để tạo điều kiện triển khai hệ thống các giá trị bản sắc văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng các chương trình đạo đức kinh doanh toàn diện, khả thi. Các chương trình đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp taxi gồm các hoạt động, kế hoạch hay chương trình hành động nhằm phổ biến và giáo dục cho đội ngũ người lao động và những người hữu quan về hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức và hỗ trợ, thúc đẩy và giám sát việc triển khai các chương trình đạo đức. Nhìn chung, công tác xây dựng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp taxi trên địa bàn được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phổ biến về các chuẩn mực đạo đức mà doanh nghiệp theo đuổi đến tất cả mọi người trong đơn vị, khách hàng và đối tác.

Bước 2: Hỗ trợ đội ngũ người lao động trong việc quán triệt và vận dụng nội dung của các chuẩn mực trong thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.

Bước 3: Chỉ định vị trí quản lý chịu trách nhiệm thi hành.

Bước 4: Thông báo trong toàn đơn vị về nghĩa vụ phải nghiên cứu, quán triệt các chuẩn mực và mục đích của việc ban hành các chuẩn mực đạo đức đến người lao động.

Bước 5: Soạn thảo và ban hành quy chế xử lý vi phạm.

Bước 6: Soạn thảo khẩu hiệu hay tuyên bố ngắn gọn thể hiện phương châm đạo đức kinh doanh chủ đạo của tổ chức để sử dụng trong tất cả các văn bản, cơ hội hay hoạt động liên quan đến đạo đức.

Nhận thấy, các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Thái Nguyên đã thực hiện xây dựng các chương trình đạo đức kinh doanh tạo tiền đề hình thành nên các yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp mình.Tuy nhiên, công tác này tại các doanh nghiệp taxi trên địa bàn chưa thật sự được coi trọng nên các doanh nghiệp chưa thiết kế những quy trình riêng để hoạch định các kế hoạch, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đây, khiến các chương trình đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp xây dựng không mang đặc thù, tạo nên nét riêng trong bản sắc văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp taxi trên địa bàn.

3.3. Phân tích đánh giá

3.3.1. Mô tả mẫu

Phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát theo các yếu tố: giới tính, độ tuổi, số năm làm việc, vị trí làm việc, tác giả thu được các bảng số liệu sau:

+ Về giới tính

Biểu đồ 3.1. Thông tin về giới tính của đối tượng khảo sát

Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Trong tổng số 178 phiếu khảo sát thu về có 32 phiếu của lao động nữ chiếm 32% và 146 phiếu từ lao động nam chiếm 82%. Như vậy, có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ trong các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên. Cơ cấu lao động này hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh và đặc thù của ngành.

+ Về độ tuổi

Độ tuổi của người lao động tại các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên tương đối trẻ, cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.2. Thông tin về độ tuổi đối tượng khảo sát

Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

32 146 Nữ Nam 72 54 30 22 Dưới 30 30-40 40-50 Trên 50

Độ tuổi chủ yếu của người lao động là dưới 30 tuổi với 72 người chiếm 40,4%; Độ tuổi từ 30-40 tuổi có 54 lao động chiếm 30,3%; Số lao động trong độ tuổi từ 40- 50 tuổi có 30 lao động chiếm 16,9% và có trên 22 lao động trên 50 tuổi tương ứng tỷ lệ 12,4%. Trong các doanh nghiệp vận tải taxi, người lao động chủ yếu giữ nhiệm vụ là các tài xế lái xe. Công việc này không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm song cần có sức khỏe và kỹ năng. Do đó, những lao động trẻ sẽ đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn và đây cũng là xu hướng tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp taxi trên địa bàn.

+ Về số năm làm việc

Khảo sát, phân chia đặc điểm đối tượng khảo sát theo tiêu chí số năm làm việc, tác giả thu được kết quả sau:

Biểu đồ 3.3. Thông tin về số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Nhận thấy, lao động được phỏng vấn có thời gian làm việc khá dài, chủ yếu trong khoảng thời gian từ 4-8 năm với 110 lao động chiếm 61,8%; Lao động làm việc dưới 4 năm có 24 người chiếm tỷ lệ 13,5% và lao động làm việc trên 8 năm có tất cả 44 người tương ứng 24,7% trong tổng số đối tượng khảo sát. Như vậy, lao động có thời gian làm việc lâu tại doanh nghiệp sẽ có những đánh giá chính xác về văn hóa cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo kết quả khảo sát của tác giả có độ tin cậy cao.

+ Về vị trí làm việc 24 110 44 Dưới 4 năm Từ 4-8 năm Trên 8 năm

Các vị trí làm việc tại các doanh nghiệp vận tải taxi nói chung và trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng gồm: nhân viên văn phòng, tài xế và bộ phận quản lý lãnh đạo. Số lượng đối tượng khảo sát tại từng vị trí như sau:

Biểu đồ 3.4. Thông tin về vị trí công tác của đối tượng khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Ở vị trí nhân viên văn phòng có 19 lao động tương ứng tỷ lệ 10,7%; vị trí quản lý có 9 lao động chiếm 5,1%. Số lượng tài xế chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 150 lao động chiếm 84,3%. Tỷ lệ này hoàn toàn hợp lý trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi do đội ngũ tài xế là lao động chính, lao động trực tiếp tạo ra lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải taxi nói riêng.

3.3.2. Hệ số tin cậy và kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 57 - 61)