VHDN9 0.835 VHDN4 0.775 VHDN3 0.769 VHDN2 0.766 VHDN5 0.766 VHDN7 0.764 VHDN8 0.764 VHDN1 0.632 VHUX10 0.827 VHUX6 0.808 VHUX4 0.797 VHUX8 0.753 VHUX3 0.751 VHUX7 0.717 VHUX2 0.713 VHUX9 0.59 TH6 0.838 TH2 0.805 TH5 0.793 TH3 0.77 TH4 0.752 TH1 0.693 TLKD2 0.795 TLKD3 0.774 TLKD4 0.76 TLKD5 0.727 TLKD1 0.7 Eigenvalues 5.39 4.707 3.556 2.416 Phương sai trích 17.403 34.38 48.38 59.516
- Phương sai trích bằng 59.516, thể hiện rằng sự biến thiên của các nhân tố được phân tích từ bước phân tích nhân tố này có thể giải thích được 59.51% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu đối với các biến quan sát trong nhóm biến độc lập, đây là mức ý nghĩa ở mức không cao, tuy nhiên vẫn trên mức 50%, vì thế vẫn được chấp nhận.
- Hệ số Eigenvalues của nhân tố thứ 4 bằng 2.416>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở nhân tố thứ 4, hay kết quả phân tích cho thấy có 04 nhân tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.
- Hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát thể hiện các nhân tố đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các nhân tố mà các biến này biểu diễn.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố đã chỉ ra có 04 nhân tố có tính phân biệt từ dữ liệu khảo sát thu được qua các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy về dữ liệu. Các nhân tố thu được sẽ đóng vai trò là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
3.3.4. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.11.Ma trận tương quan các nhân tố
Nhân tố TLKD TH VHUX VHDN BSVH TLKD 1 TH 0.006 1 VHUX .281** 0.135 1 VHDN -0.065 -0.118 -0.01 1 BSVH .467** .479** .440** .224** 1
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập tới biến phụ thuộc là bản sắc văn hóa của doanh nghiệp đều có hệ số tương quan khá cao và mức ý nghĩa đều đạt giá trị thấp hơn 0.01.Vì thế, các nhân tố đều có thể tham gia trong mô hình hồi quy. Sự tương quan giữa các biến độc lập là thấp, ngoại trừ mối tương quan giữa nhân tố triết lý kinh doanh và văn hóa ứng xử, bởi vì trong quá trình xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, chắc chắn rằng, các đơn vị cũng xây dựng những nét văn hóa riêng của từng đơn vị, trong những nét văn hóa này, có văn hóa ứng xử, do đó, trong quá trình phân tích hồi quy cũng cần xem xét đến vấn đề tự tương quan và đa cộng tuyến, thông qua kiểm định Durbin-Watson và VIF.
3.3.5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy
Bảng 3.12. Kết quả phân tích phương trình hồi quy
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .778a 0.605 0.596 0.303 1.915
a. Predictors: (Constant), VHDN, VHUX, TH, TLKD b. Dependent Variable: BSVH
Sum of Squares df Mean
Square F Sig. Regression 24.268 4 6.067 66.165 .000b Residual 15.863 173 0.092 Total 40.131 177 Unstandardized Coefficients Standardized
Coefficients t Sig. VIF
B Beta (Constant) -0.12 -0.53 0.597 TLKD 0.272 0.410 8.203 0.000 1.092 TH 0.343 0.477 9.809 0.000 1.035 VHUX 0.179 0.263 5.233 0.000 1.108 VHDN 0.215 0.310 6.416 0.000 1.019
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
- Hệ số R bình phương hiệu chỉnh trong phân tích bằng 0.596, thể hiện rằng, sự biến thiên của các nhân tố trong mô hình có thể giải thích được 59.6% sự biến thiên về đánh giá của nhân viên đối với bản sắc văn hóa của doanh nghiệp taxi.
- Hệ số Durbin-Watson trong phân tích bằng 1.915 gần giá trị 2, cho thấy rằng không xảy ra hiện tượng tự tương quan của phần dư giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy.
- Trong phân tích ANOVA, F= 66.165, giá trị Sig= 0.000< 0.05, như vậy việc phân tích ANOVA đã đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê, từ đó kết quả phép phân tích hồi quy cũng đảm bảo được độ tin cậy.
- Trong bảng hệ số hồi quy, hệ số Sig của mỗi nhân tố trong mô hình đều bằng 0.000, điều này cho thấy các biến trong mô hình đều có sự tương quan với biến phụ thuộc, như vậy mô hình hồi quy được xây dựng mà không phải loại bỏ đi bất kỳ nhân tố nào.
- Hệ số VIF trong phép phân tích của mỗi nhân tố đều nằm trong khoảng nhỏ hơn 2, điều này cho thấy, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình.
Như vậy kết quả phân tích hồi quy đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong phân tích, vì thế mà phương trình hồi quy thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình được xây dựng như sau:
Bản sắc văn hóa = 0.410* Triết lý kinh doanh+ 0.477* Thương hiệu + 0.263* Văn hóa ứng xử + 0.310* Văn hóa doanh nhân
Kết quả này phản ánh sự ảnh hưởng lớn của triết lý kinh doanh và thương hiệu đối với bản sắc văn hóa của các doanh nghiệp taxi, hệ số ảnh hưởng là 0.410, có thể thấy rằng, việc xây dựng bản sắc văn hóa của một doanh nghiệp, không riêng gì các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải taxi đều được hình thành một cách mạnh mẽ từ triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, đó là hiển nhiên, vì triết lý kinh doanh có sự bao quát những điểm liên quan đến tư tưởng, định hướng trong giao tiếp, trong công việc, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, cũng có mối liên hệ chặt chẽ với bản sắc văn hóa, với hệ số 0.477, vì ngoài hình ảnh thương hiệu, giá trị của thương hiệu còn được đánh giá qua cảm nhận của khách hàng về thương hiệu đó, trong các cảm nhận này, có những cảm nhận thuộc về tình cảm, sự ưa thích của khách hàng đối với những giá trị văn hóa mà thương hiệu đó mang lại. Yếu tố văn hóa doanh nhân và văn hóa ứng xử có mức độ ảnh hưởng thấp hơn, với hệ số lần lượt là 0.263 và 0.310, hay nói cách khác đó là mức độ thể hiện bản sắc văn hóa của doanh nghiệp ở mức độ thấp hơn.
3.3.6. Đánh giá về bản sắc văn hóa các doanh nghiệp taxi
Đánh giá về yếu tố triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên, tác giả thu được kết quả đánh giá như sau:
Bảng 3.13. Đánh giá về triết lý kinh doanh
TLKD Triết lý kinh doanh 3.744
TLKD1 Xây dựng các tuyên bố (sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi) rõ ràng,
dễ hiểu phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp 3.63 TLKD2 Các quy định về hoạt động kinh doanh được xây dựng rõ ràng,
chi tiết và phổ biến đến CBNV trong DN 3.747
TLKD3 Quản trị nguồn nhân lực của DN được quy định rõ ràng, công
khai và minh bạch (tuyển dụng và đào tạo) 3.713 TLKD4 Xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho CBNV của DN một cách hợp lý 3.837
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
Số điểm trung bình chung của triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên được đánh giá khá cao ở mức 3,744 điểm. Số điểm này cho thấy các doanh nghiệp taxi trên địa bàn đã khá thành công trong việc xây dựng triết lý kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung khảo sát đạt số điểm cao nhất là các doanh nghiệp đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho CBNV của DN một cách hợp lývới 3,837 điểm. Theo khảo sát, tại các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn mỗi nhân viên có một sổ tay làm việc cập nhật tất cả các quy tắc ứng xử do ban lãnh đạo các doanh nghiệp quy định. Mỗi doanh nghiệp có một bộ quy tắc ứng xử riêng phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp minh, song điểm chung trong bộ quy tắc ứng xử mà tất cả các doanh nghiệp taxi trên địa bàn đều áp dụng với nhân viên trong quá trình phục vụ khách hàng là: Không hút thuốc trong thời gian làm việc, trong thời gian lái xe nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh trong sạch và sức khỏe của người lao động; Phố biến toàn bộ quy định về việc sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, quy định giờ nghỉ trưa nhằm đảm bảo sức khỏe song vẫn có thể phục vụ khách hàng khi có nhu cầu; quy định các điểm đỗ, điểm bắt khách: nhà ga, bến tàu, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện và các điểm quan trọng...
Tại nội dung khảo sát, các quy định về hoạt động kinh doanh được xây dựng rõ ràng, chi tiết và phổ biến đến CBNV trong DN, tác giả cũng thu được số điểm đánh giá khá cao là 3,747 điểm. Nội dung được sự đánh giá cao từ phía người trả lời là do trong tất cả các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn, ban lãnh đạo các doanh nghiệp
luôn chú trọng xây dựng các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng và phổ biến đến người lao đông thực hiện. Cụ thể, doanh nghiệp taxi Mai Linh lấy chất lượng là mục tiêu kinh doanh hàng đầu và hoạt động với phương châm “An toàn - chất lượng - mọi lúc - mọi nơi’. Doanh nghiệp taxi Thái Nguyên hoạt động kinh doanh với mục tiêu xây dựng những sản phẩm có tính văn hóa đích thực với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại. Doanh nghiệp taxi Gang Thép lại xây dựng mục tiêu kinh doanh hướng đến khách hàng, tất cả vì khách hàng....
Trong triết lý quản trị nguồn nhân lực, các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn cũng xây dựng những quy định rõ ràng, chi tiết và minh bạch về công tác tuyển dụng và đào tạo. Hoạt động tuyển dụng và đào tạo được thực hiện công khai đảm bảo tuyển chọn được những cá nhân có chất lượng cao nhất để đáp ứng công việc và những cá nhân phù hợp nhất để cử đi đào tạo nhằm bố trị vào những vị trí công việc mới. Từ đó, nội dung khảo sát cũng nhận được số điểm đánh giá ở mức khá cao là 3.713 điểm.
Nội dung khảo sát có số điểm thấp nhất là xây dựng các tuyên bố (sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi) rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp đạt 3,63 điểm, số điểm không thấp song cũng thể hiện những hạn chế trong việc xây dựng các tuyến bố về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trong các doanh nghiệp taxi. Hạn chế ở đây xuất phát từ nhận thức của cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp về các giá trị được tuyên bố của tổ chức không cao. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa phân biệt được rạch ròi các yếu tố về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi nên việc xây dựng những yếu tố này không đảm bảo sự rõ ràng và chi tiết.
Như vậy, triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên được đánh giá cao.Điều này là yếu tố tạo nên thành công trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn.
+ Về thương hiệu
Nhìn chung, các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên còn khá xa lạ với khách hàng. Ngoài Taxi Mai Linh đã trở thành thương hiệu quen thuộc thì các hãng taxi khác chưa được khách hàng biết đến rộng rãi. Khảo sát về nội dung này, tác giả thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.14. Đánh giá về thương hiệu
TH Thương hiệu 3.362
TH1 Logo ấn tượng, mang bản sắc riêng của doanh nghiệp 3.534
TH2 Phương tiện được trang bị hiện đại 3.247
TH3 Các phương tiện được đồng bộ hóa với màu sắc ấn tượng, phù hợp với logo
3.281 TH4 Đồng phục nhân viên gon gàng, thoải mái, hợp thời trang 3.416 TH5
Bố trí logo, khẩu hiệu, số liên lạc trên bề mặt xe hợp lý, dễ nhận
biết 3.365
TH6
Bảng giá cước phí và đồng hồ tình phí được niêm yết bố trí chỗ dễ nhận biết
3.331
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
Số điểm đánh giá chung của yếu tố thương hiệu đạt 3,362 điểm, số điểm dưới mức trung bình điều này phù hợp vói nhận định ban đầu của tác giả. Trong tất cả nội dung khảo sát, nội dung có số điểm nhỉnh hơn chút ít là Logo ấn tượng, mang bản sắc riêng của doanh nghiệp đạt 3,534 điểm. Mặc dù, không được khách hàng biết đến nhiều song mỗi doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn đã thiết kế cho mình những logo riêng mang tên của từng hãng với những ý nghĩa khác nhau.Điển hình có thể kể đến, Logo của taxi Mai Linh là hình ảnh của những ngọn núi được tạo nên bởi 2 chữ ML vẽ cách điệu mang màu sắc chủ đạo là màu xanh phía trên là hình ảnh của Chim hạc với ý nghĩa “đất lành chim đậu”; Logo của taxi Thái Nguyên lấy màu trắng là màu chủ đạo với hình chiếc lá hướng lên trên thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường; Logo của taxi Việt Bắc là hình ảnh của những đường nằm ngang tượng trưng cho dòng sông hiền hòa với ý nghĩa của sự hòa hợp giữa thiên, địa, nhân.... Tuy nhiên, theo đánh giá việc bố trí logo, khẩu hiệu, số liên lạc của các hãng taxi chưa thật sự hợp lý, một vài doanh nghiệp thực hiện thiết kế logo trên thân xe, do logo nhỏ nên gây khó khăn trong việc nhận biết của khách hàng. Từ đó, nội dung phỏng vấn không đạt số điểm cao chỉ nhận được 3,365 điểm.
Khi khảo sát về các phương tiện vận tải, tác giả nhận được những đánh giá không cao, nội dung phương tiện được trang bị hiện đại chỉ nhận được 3,247 điểm và nội dung các phương tiện được đồng bộ hóa với màu sắc ấn tượng, phù hợp với logo nhận được 3,281 điểm, đều là số điểm thấp. Theo phản hồi, nhiều hãng taxi trên địa bàn đầu tư phương tiện từ thời kỳ đầu thành lập nên này đã hết thời gian khấu hao mà chưa nâng cấp, thay thế các phương tiện vận tải mới. Nhiều hãng sử dụng loại xe Daewoo, Matiz... xe đời cũ đã lạc hậu và không được vệ sinh sạch sẽ. Một vài doanh nghiệp sử dụng các phương tiện không có điều hòa, phải mở cửa khi vận chuyển hành khách đồng thời mức độ tiếng ồn lớn gây khó chịu cho khách hàng sử dụng phương tiện... Đây là những lý do khiến các nội dung khảo sát không đạt số điểm đánh giá cao.
Về mức cước phí áp dụng tại các doanh nghiệp taxi, tác giả đưa ra nội dung khảo sát bảng giá cước phí và đồng hồ tình phí được niêm yết bố trí chỗ dễ nhận biết và thu được 3,331 điểm. Theo quy định của Pháp lệnh giá và các văn bản hướng dẫn thi hành thì giá cước vận tải taxi không nằm trong danh mục giá do Nhà nước quản lý. Như vậy, các doanh nghiệp taxi chỉ cần thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý giá địa phương và các cơ quan có liên quan, trên cơ sở đó niêm yết công khai giá theo quy định tại thông tư liên Bộ Giao thông vận tải - Tài chính hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, qua khảo sát tác giả nhận được ý kiến phản hồi giá cước vận tải taxi hiện nay tại các doanh nghiệp trên địa bàn không căn cứ trên cơ sở giá thành làm cho giá cước không thật, một số doanh nghiệp khi xây dựng giá thành đã rút ngắn thời gian khấu hao để thu hồi nhanh vốn. Trong khi đó lại không tính đến giá trị thu hồi phương tiện sau khi hết khấu hao làm cho chi phí khấu hao bị đội lên, hoặc những doanh nghiệp có bộ máy quản lý cồng kềnh dẫn đến chi phí quản lý tăng khiến cho giá thành tăng theo. Một vài lái xe lại cố tình gian lận điều chỉnh đồng hồ tính giá để thu thêm cước phí của khách hàng... những điều này khiến việc áp dụng cac mức cước phí không nhận được sự đánh giá cao từ đối tượng khảo sát.
Như vậy, thương hiệu của các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Thái Nguyên chưa được khách hàng biết đến nhiều là do những nguyên nhân xuất phát từ thực
trạng phương tiện vận tải, từ mức cước phí, từ đồng phục của nhân viên chưa tạo ra