Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 36)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

2.2.4.1. Phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc mô tả đặc trưng của các tập dữ liệu quan sát.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét nội dung nghiên cứu.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Phương pháp này được sử dụng trước khi phân tích nhân tố EFA để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số alpha từ 0,6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào vào phân tích những bước tiếp theo (Nunally & Burnstein, 1994). Thông thường, thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 đến gần 1 là thang đo lường tốt.

Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor

Analyses): để kiểm định giá trị khái niệm của các thang đo còn lại nhằm xác định các

tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

Sau khi loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy qua đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Để có thể phân tích nhân tố thì phải đảm bảo các điều kiện:

+/ Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5 thì dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố;

+/ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

+/ Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue, chỉ số này đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pricipal Component Analysis đi cùng với phép xoay Varimax.Trong bảng Rotated Compenent Matrix chứa các hệ số tải nhân tố. Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

• Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; • Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng;

• Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Tác giả Hair & ctg (1998) khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 - 350 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu < 100 thì Factor loading > 0,75.

Đề tài nghiên cứu với cỡ mẫu 180, vì vậy các biến có hệ số tải Factor loading > 0,55 được đưa vào phân tích.

2.2.4.4. Hồi quy tuyến tính bội

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn Thái Nguyên và đảm bảo có ý nghĩa thống kê.

H1

H2

H3

H4

Sau khi rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bộ: phân tích ma trân tương quan, hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflatinon factor). Quy tắc là khi VIF > 10 có dấu hiệu đa cộng tuyến (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.

Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính bội

Từ mô hình hồi quy tác giả tiến hành đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết kỳ vọng.

2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Qua tổng hợp và nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1, đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu có 04 yếu tố: (1) triết lý kinh doanh; (2) thương hiệu; (3) văn hóa ứng xử; và (4) văn hóa doanh nhân với 30 biến để đo lường các yếu tố này.

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Dựa vào mô hình nghiên cứu trên, tác giải tiến hành sử dụng phần mềm SPSS để tìm ra biến thật sự tác động đến bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và tìm ra mô hình phù hợp nhất.

2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

H1: Triết lý kinh doanh và bản sắc văn hóa kinh doanh có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tức là khi yếu tố triết lý kinh doanh được phát triển củng cố thì có thể làm gia tăng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi và ngược lại.

Triết lý kinh doanh Thương hiệu Văn hóa ứng xử Văn hóa doanh nhân

Bản sắc văn hóa kinh doanh

H2: Thương hiệu và bản sắc văn hóa kinh doanh có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tức là khi yếu tố thương hiệu được phát triển củng cố thì có thể làm gia tăng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi và ngược lại

H3: Văn hóa ứng xử và bản sắc văn hóa kinh doanh có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tức là khi yếu tố văn hóa ứng xử được phát triển củng cố thì có thể làm gia tăng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi và ngược lại

H4: Văn hóa doanh nhân và bản sắc văn hóa kinh doanh có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tức là khi yếu tố văn hóa doanh nhân được phát triển củng cố thì có thể làm gia tăng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi và ngược lại

Ngoài ra, tác giả còn thực hiện kiểm định Anova để tìm hiểu thêm về các biến như: địa lý, khách hàng có tương quan với bản sắc văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp vận tải taxi hay không. Bên cạnh đó, nếu có thể so sánh bản sắc văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp vận tải taxi với các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.4. Thang đo

Thang đo bản sắc văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 04 yếu tố gồm 30 biến quan sát, trong đó:

+/ Triết lý kinh doanh: thể hiện nhưng tuyên bố (sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi) mà doanh nghiệp vận tải taxi hướng đến được thể hiện trong mọi hoạt động, sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, bao gốm 05 biến quan sát.

+/ Thương hiệu: được thể hiện qua hình ảnh bên ngoài của các trang thiết bị, trang phục của đội ngũ nhân viên, logo, khẩu hiệu …, gồm 06 biến quan sát.

+/ Văn hóa ứng xử: thể hiện qua sự chăm sóc khách hàng ân cần, danh chó khách hàng sự phục vụ tốt nhất, thái độ của nhân viên với khách hàng và sự đoàn kết thống nhất nội bộ của toàn bộ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm 10 biến quan sát.

+/ Văn hóa doanh nhân: thể hiện trình độ chuyên môn, thái độ và phong cách làm việc của nhà quản trị trong doanh nghiệp, gồm 09 biến quan sát.

2.5. Mã hóa biến

Bảng 2.1. Mã hóa biến khảo sát

STT Mã hóa Diễn giải

I TLKD Triết lý kinh doanh

1 TLKD1 Xây dựng các tuyên bố (sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi) rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp

2 TLKD2 Các quy định về hoạt động kinh doanh được xây dựng rõ ràng, chi tiết và phổ biến đến CBNV trong DN

3 TLKD3 Quản trị nguồn nhân lực của DN được quy định rõ ràng, công khai và minh bạch (tuyển dụng và đào tạo)

4 TLKD4 Xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho CBNV của DN

5 TLKD5 Xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho CBNV hợp lý

II TH Thương hiệu

6 TH1 Logo ấn tượng, mang bản sắc riêng của doanh nghiệp 7 TH2 Phương tiện được trang bị hiện đại

8 TH3 Các phương tiện được đồng bộ hóa với màu sắc ấn tượng, phù hợp với logo

9 TH4 Đồng phục nhân viên gon gàng, thoải mái, hợp thời trang 10 TH5 Bố trí logo, khẩu hiệu, số liên lạc trên bề mặt xe hợp lý, dễ nhận biết 11 TH6 Bảng giá cước phí và đồng hồ tình phí được niêm yết bố trí chỗ

dễ nhận biết

III VHUX Văn hóa ứng xử

12 VHUX1 Tuyên truyền, hướng dẫn CBNV nắm bắt được hệ thống giá trị của doanh nghiệp

13 VHUX2 Chấp hành nghiêm chỉnh bộ quy tắc ứng xử, quy tắc nội bộ của doanh nghiệp

14 VHUX3 Thái độ cởi mở và xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất của CBNV trong doanh nghiệp

15 VHUX4 Tôn trọng và có tình thần trách nhiệm đối với công việc, nhiệm vụ được giao

STT Mã hóa Diễn giải

16 VHUX5 Năng động và sáng tạo trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ

17 VHUX6 Tư vấn và trả lời khách hàng nhẹ nhàng, nhanh chóng và thỏa đáng 18 VHUX7 Ân cần, lịch sự với khách hàng (mở cửa xe, xách đồ giúp khách

hàng)

19 VHUX8 Thân thiện với khách hàng (trò chuyện, chỉ dẫn đường …) 20 VHUX9 Chấp hành quy định về an toàn giao thông

21 VHUX1

0 Đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu

IV VHDN Văn hóa doanh nhân

22 VHDN1 Cán bộ quản trị có kinh nghiệm, năng lực trình độ chuyên môn 23 VHDN2 Hướng dẫn, định hướng nhân viên thực hiện các công việc được

giao hợp lý

24 VHDN3 Cán bộ quản trị tạo dựng niềm tin và sự khâm phục của nhân viên 25 VHDN4 Có khả năng định hướng và dự báo chiến lược, kế hoạch phù hợp

với tình hình biển đổi của thị trường

26 VHDN5 Tạo dựng được các mối quan hệ thân thiết với đối tác và CBNV 27 VHDN6 Luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu

28 VHDN7 Chú trọng, quan tâm đến đời sống và lợi ích của CBNV trong doanh nghiệp

29 VHDN8 Nghiêm túc và gương mẫu trong việc thực hiện các quy tắc, quy định cũng như công việc.

30 VHDN9 Phong cách làm việc linh hoạt

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

 Hệ số Cronbach Alpha

𝜶 = 𝐍𝛒

𝟏 + 𝝆(𝑵 − 𝟏)

Trong đó:

N: tổng số mục hỏi

 Mô hình phân tích nhân tố được thể hiện bằng phương trình

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi

Trong đó:

Xi: biến thứ i chuẩn hóa

Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố thứ j đối với biến i F: các nhân tố chung

Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui: nhân tố đặc trưng của biến

m: số nhân tố chung

Mô hình hồi quy tuyến tính bội được thể hiện bằng phương trình

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + … + βpXpi + ei

Trong đó:

Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i β0: hệ số chặn

βp: hệ số hồi quy từng phần ei: sai số ngẫu nhiên Yi: biến phụ thuộc

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢN SẮC VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TAXI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên nằm ở phía đông bắc Việt Nam, giáp với Hà Nội.Thái Nguyên nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng trung du và miền núi phía bắc.Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về mặt kinh tế và xã hội. Được biết đến với các điểm tham quan du lịch nổi bật như: Hồ Núi Cốc thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thămquan; Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà; Di tích lịch sử an toàn khu huyện Định Hóa; Thác nước 7 tầng Khuôn Tát thuộc khu di tích lịch sử an toàn khu.

Với sự phát triển của kinh tế và du lịch như trên, nhu cầu đi lại cũng như tham quan du lịch của người dân và khách du lịch trên địa bàn rất lớn. Do đó, để thuận tiện cho việc đi lại, tham quan nghỉ dưỡng, các hãng taxi trên địa bàn đã lần lượt ra đời. Tính đến hết năm 2016, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải Taxi trên địa bàn gồm: hãng taxiMai Linh,Hoàng Gia, Taxi Thái Nguyên,Cường Tùng, Đại Từ, Đăng Quang, Đức Quỳnh,Gang Thép, Hà Lan,Hoa Mai,Hưng Hải, Kiên Cường, Mai Nga, Nam Mây, Phú Lương Sao, Quý Đa, Quỳnh Hoa, Sông Công, Thái Bảo, Việt Bắc.

Trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi kể trên thì Taxi Mai Linh là doanh nghiệp có lịch sử ra đời lâu nhất và hiện đang là hãng taxi có thị phần lớn nhất trên địa bàn. Hãng có màu xanh lá cây đặc trưng đại diện cho Màu xanh cuộc sống, Màu xanh môi trường và Màu xanh an toàn giao thông. Với lợi thế của doanh nghiệp đi trước, Mai Linh đang không ngừng mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng phương tiện, phát triển dịch vụ, huấn luyện đội ngũ lái xe, ứng dụng cập nhật công nghệ trong phục vụ khách hàng. Và là doanh nghiệp vận tải đầu tiên của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng được tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế cấp Chứng nhận “Hệ thống quản lý An toàn giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 39001:2012”.

Trong thời gian đầu thành lập, các hãng taxi trên địa bàn Thái Nguyên chỉ có một vài đầuxe. Sau qua thời gian phát triển, mỗi hãng taxi trên địa bàn đã phát triển lên hàng chục xe chuyên dụng để phục vụ kinh doanh taxi chở khách, chủ yếu gồm 4 dòng xe là: Huyndai I10, Vios, Nisan Sunny, Innova. Với quy mô ngày càng phát triển lớn mạnh, các hãng Taxi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình của cuộc sống, phục vụ nhu cầu di chuyển và đi lại của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm một cách chu đáo và tận tâm nhất.

Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được.Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành - Ngô Kim Thanh (2011). Dưới đây ta có biểu đồ về thị phần của doanh nghiệp taxi trên địa bàn Thái Nguyên.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phản ánh thị phần của các doanh nghiệp taxi giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại doanh nghiệp)

Căn cứ vào biểu đồ 3.1 ta thấy được tình hình phân chia thị phần vận tải của các hãng taxi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

Năm 2014, taxi Mai Linh, Hoàng gia và taxi Ba Sao là các hãng có thị phần lớn với thị phần lần lượt là 15, 14 và 13%. Các hàng taxi nhỏ trong thời điểm này có

tỷ lệ thị phần khá lớn với 35%. Sang năm 2015 và năm 2016, thị phần các hãng taxi nhỏ sụt giảm mạnh, do việc xiết chặt quản lý các xe taxi hoạt động nhỏ lẻ, thị phần các hãng này giảm xuống 20% năm 2015 và chỉ còn 12% trong năm 2016, trong khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản sắc văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải taxi trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 36)