Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ các nguồn sau:

- Báo cáo tổng kết về công tác thu ngân sách hàng năm của Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên.

- Báo các thực hiện công việc hàng năm của các phòng chuyên môn như: phòng kê khai thuế, số hồ sơ cấp mã số thuế, kiểm tra thuế về số thu ngân sách hàng năm của Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn, phát sinh giải trình so với kê khai và số hồ sơ đề nghị đi kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế…, phòng thanh tra thuế, tuyên truyền.

- Các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các sở, ban ngành, số liệu báo cáo thống kê chính thức hàng năm của các cơ quan chức năng. Các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về quản lý người nộp thuế trong các lĩnh vực.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra: các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên và các cán bộ thuế có làm việc liên quan đến công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên.

- Số mẫu điều tra:

Đề tài tiến hành điều tra là những cán bộ thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp XDCB do Cục thuế quản lý.

Việc khảo sát đội ngũ cán bộ thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp XDCB do Cục thuế quản lý sẽ được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra đến từng cán bộ thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và các doanh nghiệp XDCB do Cục thuế quản lý hoặc gửi bảng hỏi khảo sát qua email. Tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

+ Cán bộ Cục thuế tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay ngành thuế tỉnh Thái Nguyên có tổng 455 cán bộ nhân viên. Tác giả lựa chọn số mẫu theo công thức Slovin như trên:

n = 455/(1+455*0,052) = 212,87

Tác giả điều tra theo cách chọn mẫu thuận tiện 213 các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên và các chi cục thuế các huyện, thành phố.

Bảng 2.1. Đối tượng và mẫu điều tra tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Đối tượng điều tra Số lượng (người Đối tượng điều tra Số lượng (người

)

Tỷ lệ (%)

1. Văn phòng Cục thuế Tỉnh Thái

Nguyên 126 59,15

Phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT 9 4,23

Phòng Kiểm tra nội bộ 11 5,16

Phòng Thanh tra thuế 16 7,51

Phòng kiểm tra thuế 18 8,45

Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 10 4,69

Phòng TH-NV Dự toán 9 4,23

Phòng kê khai và kế toán thuế 12 5,63

Phòng HC-QT-TV-AC 14 6,57

Phòng Tổ chức cán bộ 8 3,76

Phòng quản lý các khoản thu từ đất 14 6,57

Phòng tin học 5 2,35 2. CCT TP Thái Nguyên 22 10,33 3. CCT TP Sông Công 20 9,39 4. CCT Thị xã Phổ Yên 15 7,04 5. CCT huyện Đồng Hỷ 15 7,04 6. CCT huyện Đại Từ 15 7,04 Tổng 213 100,0

+ Các doanh nghiệp XDCB do Cục thuế quản lý: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 437 doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Tác giả lựa chọn số mẫu theo công thức Slovin:

n = 437/(1+437*0,052) = 208,84

Tác giả điều tra thuận tiện 209 doanh nghiệp xây dựng trên các địa bàn thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thị xã Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ.

Bảng 2.2. Đối tượng và mẫu điều tra các doanh nghiệp XDCB Đối tượng điều tra Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Đối tượng điều tra Số lượng (DN) Tỷ lệ (%)

Thành phố Thái Nguyên 65 31,10 Thành phố Sông Công 27 12,92 Thị xã Phổ Yên 36 17,22 Huyện Đồng Hỷ 31 14,83 Huyện Phú Bình 22 10,53 Huyện Đại Từ 28 13,40 Tổng 209 100,00

- Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm: các tiêu chí và các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựngcơ bản trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, giúp tác giả biết được những khó khăn, vướng mắc hiện tại của công tác quản lý thuế GTGT, qua đó có đánh giá đúng về công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn thành phố.

- Thang đo của bảng hỏi:Để đánh thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp XDCB, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá hoạt động quản lý thu thuế GTGT và tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các donah nghiệp XDCBcủa các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert: Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt

1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xứ lý trên phần mềm Excel trên máy tính. Đối với những thông tin định lượng, tác giả tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, sơ đồ.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như số thu thuế GTGT, tình hình thu thuế GTGT theo các các năm, tình hình quản lý thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế Thành phố.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở thống kê, thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp XDCB trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, đó là:

- Số doanh nghiệp xây dựngcơ bản tại các thời điểm, các năm, cơ cấu loại hình doanh nghiệp;

- Các số liệu về khai thuế, nộp thuế, nợ thuế. Từ đó mô tả, đánh giá tình hình, thực trạng của các doanh nghiệp XDCB trên địa bànTỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.3. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp XDCB trên địa bàn Tỉnh

Thái Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT. Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Sử dung phương pháp này để so sánh sự khác nhau về tình hinh quản lý thu thuế GTGT cũng như tình hình thu thuế, thất thu thuế trong giai đoạn nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 50)