Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Theo Hiệp hội các tổ chức Hữu nghị Việt Nam: “Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km²”.

“Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.” (thainguyen.gov.vn)

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: “Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn”.

3.1.1.2. Khí hậu

“Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến

2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.” (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010)

Được ưa chuộng bởi khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. “Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha và diện tích rừng trồng là khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu để chế biến gỗ nhân tạo và làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh có diện tích tương đối lớn để lên kế hoạch cho đồng cỏ, phát triển mạnh mẽ chăn nuôi gia súc và chăn nuôi bò sữa.” (Vufo, 2018)

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên KS dồi dào trong các loại, là một lợi thế so sánh lớn trong sự phát triển của ngành luyện kim và khai thác... Thái Nguyên được coi là trữ lượng than lớn thứ hai trong số các tỉnh và thành phố trongcả nước bao gồm than mỡ và than tập trung ở 2 huyện Đại Tự và Phú Lương.

“Tiềm năng của than cốc là hơn 15 triệu tấn, trong đó khối lượng thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phan Mê, Lăng Cẩm, Am Hòn.Thái Nguyên có nhiều KSVLXD trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây

mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành VLXD, trong đó có xi măng và đá ốp lát.” (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010)

Nhìn chung, nguồn lực của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, nhiều trong số đó có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt mang lại cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành luyện kim và khai thác mỏ ... để trở thành một trong những trung tâm luyện kim lớn của đất nước.

3.1.1.4. Giao thông vận tải

- Đường bộ: “Tổng chiều dài Đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó:Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa.Hệ thống Đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.” (Vufo, 2018)

- Đường sắt: Hệ thống Đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.Hệ thống Đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.

“Tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội.Tuyến Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển KS (vận chuyển than).Tuyến Đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến Đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến Đường sắt này cũng nối tỉnh Thái

Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.” (Vufo, 2018) - “Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến Đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.

Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.” (thainguyen.gov.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)