Đối với công tác quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 107 - 109)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối vớ

4.2.2. Đối với công tác quản lý nợ thuế

Một là, rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế đến 31/12 hàng năm. Việc phân loại nợ là điều kiện cần để từ đó cơ quan thuế áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Thực hiện việc phân loại và phân tích nguyên nhân nợ đến từng doanh nghiệp theo các tiêu chí: nợ do khó khăn kinh tế (tác động của khủng hoảng), nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn, phá sản hay nợ do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Nếu quản lý, phân loại nợ không tốt sẽ làm cho số nợ tăng hoặc không phản ánh đúng tính chất nợ tại cơ quan thuế, mặt khác sẽ làm

cho tình trạng nợ kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Hai là, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thu nợ nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời cho NSNN.

Đối với các khoản nợ thông thường cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích về nghĩa vụ cho người nộp thuế; theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để nắm bắt kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

Đối với các khoản nợ chờ xử lý do các nguyên nhân chờ điều chỉnh, tạm khoanh nợ, giãn thời hạn nộp thuế, thì tiếp tục theo dõi, đến hết thời hạn mà người nộp thuế chưa nộp hết số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ thuế. Đối với các khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại, cục thuế rà soát lại các thủ tục giải quyết khiếu nại, xem xét giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cục thuế hoặc báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính để giải quyết. Khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại cần đôn đốc cán bộ quản lý nợ xử lý dứt điểm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại. Đối với các khoản nợ khó thu do chây ỳ thì phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế vào NSNN. Cần xử lý nghiêm mọi trường hợp nợ đọng dây dưa nguyên nhân không do khách quan đều phải xử phạt.

Ba là,giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho từng bộ phận tham gia thực hiện quy trình quản lý nợ thuế, đảm bảo các bộ phận trong cơ quan thuế đều có trách nhiệm với công tác đôn đốc thu tiền nợ thuế. Xây dựng kế hoach thu tiền thuế nợ hàng năm theo từng tháng, quý chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng khoản thu, từng sắc thuế, từng địa bàn, từng khu vực kinh tế, đồng thời đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả như: đối với các doanh nghiệp chây ỳ tiền thuế nợ tiến hành các biện pháp cưỡng chế ban hành quyết định đình chỉ hóa đơn không còn giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…. tiến hành xử phạt những doanh

nghiệp nợ thuế kéo dài theo quy trình quản lý nợ thuế

Bốn là,phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư, sở ban ngành để biết tiến độ giải ngân vốn đầu tư và tiền về trong các tài khoản của doanhnghiệp để tiến hành cưỡng chế thu hồi nợ thuế có hiệu quả. Ban hành 100% thông báo tiền nợ thuế và phạt chậm nộp theo quy định.

Xây dựng chương trình nâng cấp ứng dụng áp dụng vào công tác quản lý nợ thuế tốt hơn nữa để cho cán bộ thuế không phải tính phạt chậm nộp tiền thuế bằng thủ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)