Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp XDCB vẫn còn một số tồn tại và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn:

- Số doanh nghiệp sau khi thành lập chưa thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế GTGT còn nhiều.

- Tình trạng thất thu thuế GTGT vẫn còn xảy ra.

thực sự tích cực, chủ động trong việc phân tích hồ sơ khai thuế gắn với thực trạng, quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Còn nhiều doanh nghiệp xây dựng cơ bản kê khai không có số nộp, âm thuế kéo dài hoặc số nộp thấp nhưng chưa đánh giá được nguyên nhân thỏa đáng.

- Chưa phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai sai, các trường hợp điều chỉnh tăng, giảm có nghi vấn trên tờ khai.

- Các trường hợp doanh nghiệp có phát sinh chứng từ nộp thuế tỉnh ngoài nhưng không kê khai doanh thu.

Thứ hai, công tác quản lý nợ thuế vẫn còn một số tồn tại và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, tình trạng dây dưa, nợ đọng thuế còn tiếp diễn, chưa khắc phục được triệt để..

Thứ ba, công tác hoàn thuế GTGT tại phòng kiểm tra thuế số 2 là chưa thực hiện kiểm tra được 100% số hồ sơ hoàn thuế trong năm hoàn mà thường kéo dài, có doanh nghiệp đã được hoàn thuế nhưng đến khi hết năm quyết toán mới kết hợp để kiểm tra.

Thứ tư, công tác quản lý ấn chỉ, hóa đơn chứng từ chưa chặt chẽ. Tình trạng doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn, giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thanh toán của khách hàng, dùng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn để hợp thức hóa đầu vào vẫn còn nhiều.

Thứ năm,công tác kiểm tra mặc dù được đẩy mạnh nhưng do số lượng cán bộ có hạn, số lượng doanh nghiệp phải quản lý nhiều nên chỉ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm còn các doanh nghiệp khác thì chưa có điều kiện để tiến hành. Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế…

3.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Qua phân tích có thể thấy hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên do một số

nguyên nhân như sau:

- Đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bảnlà ngành xây dựng chủ yếu phát sinh các hoạt động tư vấn, thiết kế và giám sát còn các công trình xây dựng thì do đặc thù phải thi công dài ngày nên không thể phát sinh doanh thu ngay được; ngành dịch vụ có GTGT cao nên khi phát sinh số thuế phải nộp các doanh nghiệp còn chậm nộp, kê khai sai số thuế phải nộp.

Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định và có những nội dung không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với các cán bộ thuế lẫn người nộp thuế. Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp doanh nghiệp xây dựng cơ bản cố tình không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.

- Các ứng dụng quản lý thuế vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn việc khai thác các số liệu kê khai thuế, số liệu nộp thuế của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.

- Trình độ cũng như năng lực của một số cán bộ, nhân viên quản lý thuế còn hạn chế do đó chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, giải thích, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế từ việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về thuế nói chung và về thuế giá trị gia tăng nói riêng một cách hiệu quả. Kỹ năng phân tích, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của một số cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế, thiếu tính chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp; nộp đúng, nộp đủ số thuế đã kê khai. Cán bộ được phân công theo dõi doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc phân tích hồ sơ khai thuế gắn với thực trạng, quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Còn nhiều doanh nghiệp kê khai không có số nộp, âm thuế kéo

dài hoặc số nộp thấp nhưng chưa đánh giá được nguyên nhân thỏa đáng.

- Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nợ còn chưa chặt chẽ, phân tán do đó không thể kiểm soát được số nợ thuế chính xác, phân loại các khoản nợ thiếu kịp thời, chưa cương quyết áp dụng các biện pháp xử phạt; tổ chức cưỡng chế nợ còn nhiều lúng túng.

- Công tác phối hợp chưa được thường xuyên và chưa chặt chẽ giữa bộ phận kiểm tra và các bộ phận khác trong cơ quan thuế, giữa cơ quan thuế và các ngành như: Công an, Viện kiểm soát…

Việc để xảy ra tình trạng thất thu thuế không những không đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, làm ảnh hưởng không tốt tới uy tín của cục thuế mà còn làm cho các doanh nghiệp coi thường luật pháp vì vậy một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm tới là cục thuế cần phải đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế đặc biệt là đối với công tác quản lý chống thất thu thuế GTGT.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI CỤC THUÊ TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại Cục thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 102)