Tình hình trang thiết bị tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 67 - 75)

STT Tên phòng ban Máy

tính PC

Máy tính xách tay

Máy in, photo, máy chiếu

1 P. Tuyên truyền và hỗ trợ 8 1 2

2 P. Kiểm tra nội bộ 3 1 1

3 P. Thanh tra thuế 7 2 2

4 P. Kiểm tra thuế số 1 6 2 1

5 P. Kiểm tra thuế số 2 6 1 1

6 P. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

7 1 2

7 P. TH-NV-Dự toán 6 1 1

8 P. Kê khai và kế toán thuế 8 1 1

9 P. HC-QT-TV-AC 12 2 5

10 P. Tổ chức cán bộ 7 1 2

11 P. Thuế thu nhập cá nhân 6 1 1

12 P. Quản lý các khoản thu từ đất

7 1 2

13 P. Tin học 5 2 3

14 Lãnh đạo cục thuế 2 4 3

Tổng 84 21 27

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Tính đến 31/12/2018 văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên có 84 máy tính để bàn, 21 máy tính xách tay, với số cán bộ sử dụng cho công việc hàng ngày đạt 100% công việc, số máy phô tô phục vụ công việc ở văn phòng Cục là 4 cái, bình quân mỗi phòng có trên 1 máy in tùy theo công việc cụ thuể, máy chủ phục vụ công việc của Cục thuế là 21 cái, máy chiếu phục vụ công việc giảng dạy và tập huấn là 2 cái.

3.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngcơ bản tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 nghiệp xây dựngcơ bản tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

3.3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên

“Các loại thuế và các khoản thu khác mà Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý thu theo các Luật thuế hiện hành đó là: Thuế GTGT; thuế TNDN; thuế TTĐB; thuế tài nguyên; Thuế Bảo vệ môi trường; thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ và các khoản phí, lệ phí.” (Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, 2019)

3.3.1.1. Kế hoạch thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản

“ cứ vào kế hoạch của Tổng cục Thuế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Cục Thuế thực hiện lập kế hoạch thu thuế GTGT ngay cho các phòng nghiệp vụ theo yêu cầu của Tổng cục thuế quản lý từ đầu năm.” (Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, 2019)

Bảng 3.6. Kế hoạch thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung nguồn thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Thuế GTGT DNXDCB 295.000 325.000 370.000 10,17 13,85 Tổng thu thuế GTGT 1.858.000 2.062.000 2.289.000 10,98 11,01 Tỷ trọng thuế GTGT DNXDCB/ Tổng thu thuế GTGT (%) 15,88 15,76 16,16 -0,73 2,56

Kế hoạch thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn giai đoạn 2016-2018 được giao cho Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đều năm sau cao hơn năm trước trên 10% bởi trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh khá cao, số lượng các công trình xây dựng lớn khá nhiều, do vậy các doanh nghiệp xây dựng cơ bản đã có những đóng góp không nhỏ đến ngân sách thu thuế GTGT. Tỷ trọng thuế GTGT của các doanh nghiệp XDC trên tổng thu thuế GTGT trên địa bàn dao động khoảng 15-16% và có xu hướng tăng nhẹ lên. Bởi vậy, kế hoạch thu thuế GTGT của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn cũng tăng lên tương ứng.

3.3.1.2. Kết quả thực hiện thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản

Tỷ lệ thực hiện thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đều tăng lên qua các năm và cao hơn so với kế hoạch trong giai đoạn 2016-2018.

Bảng 3.7. Tình hình thực hiện thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung nguồn thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) Thuế GTGT 328.275 358.487 396.448 9,20 10,59 Tổng thu thuế GTGT 1.986.394 2.165.137 2.341.845 9,00 8,16 Tỷ trọng thuế GTGT DNXDCB/ Tổng thu thuế GTGT (%) 16,53 16,56 16,93 0,19 2,24

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Năm 2016 tỉnh Thái Nguyên thu được số thuế GTGT là 328.275 triệu đồng (tương ứng 16,53% tổng thu thuế GTGT); đến năm 2018 giá trị thu thuế với nhóm đối tượng này là 396.448 triệu đồng (tương ứng 16,93% tổng thu

thuế GTGT trên địa bàn). Mức tăng hàng năm thu thuế GTGT là khoảng 9- 10% do trong thời gian gần đây, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế chung của đất nước, sự phát triển từ các khu công nghiệp tại tỉnh lân cận đã giúp cho nền kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá, bao gồm các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.

Số thực thu thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn và tổng thu ngân sách nhà nước đều vượt mức so với kế hoạch đặt ra. Việc thực hiện hoàn thành dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận để đóng góp cho Ngân sách của tỉnh và Ngân sách Nhà nước.

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý của các cán bộ tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên về kế hoạch thu thuế GTGT

STT Tiêu thức đánh giá 1 2 3 4 5 ĐTB

1 Ông/bà thấy cách thức tổ chức và quản lý thuế hiện nay là hợp lý

4 17 21 98 73 4,03

2 Ông/bà biết rõ kế hoạch thu thuế với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản

8 21 26 92 66 3,88

3 Cục thuế đã thực hiện tốt kế hoạch thu thuế với các DNXDCB

9 21 29 91 63 3,84

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ kết quả khảo sát)

Qua bảng trên có thể thấy, các cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh đã đánh giá khá cao về việc thực hiện kế hoạch thu thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn. Cụ thể các mức điểm đánh giá trung bình với các tiêu chí này đều ở mức tốt, trong đó điểm cao nhất là tiêu chí về cách thức tổ chức và quản lý thuế hợp lý (4,03 điểm).

Đạt được kết quả như vậy là do Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện những giải pháp quản lý chặt các ngồn thu như: Các đơn vị có số thu mới

phát sinh là đôn đốc nộp, tăng cường công tác thanh kiểm tra và giám sát chặt hồ sơ khai thuế của các đơn vị kê khai, thực hiện các giải pháp đồng bộ theo quy trình để giảm số nợ đọng thuế và phối hợp với các sở ban ngành trong thành phố để nắm được các nguồn vốn giải ngân theo kế hoạch.

3.3.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngcơ bản tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên nghiệp xây dựngcơ bản tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Quản lý công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế a. Quản lý công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Công tác kê khai thuế đối với các doanh nghiệp được quản lý thông qua số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới và số lượng hồ sơ kê khai thuế hàng năm.

Quản lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế là hoạt động đầu tiên trong hệ thống quản lý nhà nước về thuế. Tình hình đăng ký thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9. Số doanh nghiệp xây dựng cơ bản cấp mã số thuế mới tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: đơn vị

Tên khối doanh nghiệp cấp mã số thuế mới Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) Công ty cổ phần 12 14 13 16,67 -7,14 Công ty TNHH 16 15 17 -6,25 13,33

Doanh nghiệp tư nhân 4 4 5 0,00 25,00

Tổng 32 33 35 3,13 6,06

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Việc đăng ký và cấp mã số thuế mới đối với các doanh nghiệp XDCB tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng dần do tình hình kinh tế trên địa bàn đã dần hồi phục lại từ sau khủng hoảng kinh tế. Cụ thể năm 2016 có 32 doanh nghiệp xây dựng cơ bản được cấp mã số thuế mới,

đến năm 2017 có 33 doanh nghiệp tương ứng tăng 3,13% so với năm 2016. Đến năm 2018 số doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới là 45, tương ứng tăng 6,06% so với năm 2017. Số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng dần lên trong giai đoạn này. Trong đó, khối Công ty TNHH có mức tăng cao hơn so với các khối còn lại nhưng tỷ lệ tăng không đều qua các năm. Khối doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với các loại công ty khác bởi xây dựng là một ngành đòi hỏi số vốn lớn, đầu tư máy móc thiết bị nhiều.

b. Quản lý công tác kê khai thuế, tính thuế

Công tác quản lý kê khai và nộp tờ khai thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thông qua số liệu trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế giúp cơ quan thuế biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó giúp cho việc quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hiệu quả, đánh giá đúng tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế để có những biện pháp tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với người nộp thuế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, Tổng Cục Thuế đã có các văn bản chỉ đạo, Cục Thuế hướng dẫn người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng với mục tiêu tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn tờ khai, đồng thời luôn đảm bảo số liệu chính xác khi gửi hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế.

Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên đã cử cán bộ tham gia lớp tập huấn kê khai thuế điện tử, các điều kiện để người nộp thuế tham gia khai thuế điện tử, các nội dung quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng hệ thống, ứng dụng do Cục thuế tổ chức; Cục thuế đã tổ chức 1 lớp tập huấn kê khai thuế điện tử cho doanh nghiệp. Với việc tổ chức tập huấn đã giúp các doanh nghiệp tham gia tập huấn được trang bị các kiến thức cần thiết để thực hiện khai thuế điện tử. Việc này sẽ giúp cho

doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí đi đến các Cục thuế để nộp tờ kê khai thuế, đặc biệt tránh đi lại nhiều trong trường hợp bị kê sai, kê thiếu.

Có thể thấy công tác kê khai thuế điện tử đã được thực hiện khá tốt tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên. Cho đến nay 100% các doanh nghiệp XDCB đã thực hiện kê khai thuế qua mạng. Do vậy đã phần nào giảm bớt những sai sót cho doanh nghiệp khi thực hiện khai thuế.

“Đội dự toán kê khai thuế thường xuyên đôn đốc các đơn vị nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm theo đúng quy định, xử lý đối với hồ sơ khai thiếu, sai sót, khai sai mẫu, khai bổ sung. Đội dự toán kê khai cũng đã thực hiện tham mưu xử phạt đối với các hồ sơ khai thuế nộp chậm quá hạn, ấn định thuế đối với những đơn vị không nộp hồ sơ khai thuế, khai sai làm giảm số thuế phải nộp theo quy định.” (Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, 2019)

Bảng 3.10. Kết quả quản lý hồ sơ khai thuế GTGT các doanh nghiệp xây dựng cơ bản giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: hồ sơ

Hồ sơ khai thuế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

Số hồ sơ khai thuế GTGT

phải nộp 417 421 437 0,96 3,80

Số hồ sơ khai thuế GTGT

đã nộp 392 394 411 0,51 4,31

Số hồ sơ khai thuế GTGT

nộp đúng hạn 362 360 378 -0,55 5,00

Số hồ sơ khai thuế GTGT

nộp chậm dưới 5 ngày 25 28 27 12,00 -3,57

Số hồ sơ khai thuế GTGT

Số hồ sơ khai thuế GTGT

chưa nộp 25 27 26 8,00 -3,70

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng trên có thể thấy, số hồ khai thuế phải nộp tăng dần trong giai đoạn 2016-2018, cụ thể năm 2016, số hồ sơ khai thuế phải nộp là 417 hồ sơ, đến năm 2017 phải nộp 421 hồ sơ và đến năm 2018 tăng lên 437 hồ sơ tương ứng với tỷ lệ 0,96% và 3,80%.

“Để thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ kê khai thuế, Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác và xử lý số liệu, nhằm bám sát yêu cầu quản lý thuế theo lộ trình cải cách hệ thống thuế của nước ta. Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác khai thuế qua mạng, tiện ích cho người nộp thuế, kết nối thông tin trong việc đăng ký thuế với sở Kế hoạch và Đầu tư, việc kết nối thông tin giữa các ngành Thuế - Hải qua - Kho bạc - Tài chính theo chương trình hiện đại hóa thu NSNN. Ngoài ra, công tác nộp thuế qua các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng được thực hiện tốt.” (Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, 2019)

Vào ngày 20 hàng tháng cán bộ ở bộ phận kê khai và kế toán thuế phải tổng hợp và báo cáo chính xác số doanh nghiệp xây dựng cơ bản ngừng, tạm nghỉ kinh doanh để đưa ra khỏi danh sách theo dõi đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế. Đối với những doanh nghiệp xây dựng cơ bản có thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quá 05 ngày mà chưa gửi hồ sơ khai thuế, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tiến hành ra thông báo đôn đốc yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế để doanh nghiệp biết và thực hiện.

Trường hợp sau 3 lần đôn đốc mà doanh nghiệp vẫn không nộp hồ sơ khai thuế thì đội kê khai phối hợp với đội kiểm tra để kiểm tra thực tế tại đơn vị và có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt trong quá trình xử lý hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nếu phát hiện các doanh nghiệp xây

dựng cơ bản kê khai sai, kê khai bổ sung không đúng quy định thì các bộ phận có liên quan phối hợp với nhau để xem xét giải quyết theo đúng quy trình quản lý thuế. Nhờ việc phối hợp trong quản lý kê khai thuế nên số hồ sơ khai thuế nộp chậm tại Cục thuế đã giảm dần trong giai đoạn 2016-2018.

* Kết quả khảo sát cán bộ tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý của các cán bộ tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên về quản lý hồ sơ khai thuế GTGT

STT Tiêu thức đánh giá 1 2 3 4 5 ĐTB

1 Quản lý cấp mã số thuế với các DNXDCB tại Cục thuế được thực hiện đúng quy định

3 12 24 102 72 4,07

2 Phương thức nộp tờ kê khai thuế qua mạng được triển khai tới tất cả các DNXDCB

5 19 27 96 66 3,93

3 DNXDCB kê khai thuế đúng và đầy đủ thông tin

11 23 29 87 63 3,79

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ kết quả khảo sát)

Có thể thấy hoạt động cấp mã số thuế với các DNXDCB tại cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện đúng quy định. Phương thức nộp tờ khai thuế qua mạng đã được cục thuế chú trọng triển khai đến các doanh nghiệp nhưng một số doanh nghiệp không có mặt trong các buổi tập huấn nên chưa được biết đầy đủ thông tin. Mức điểm thấp nhất là tiêu chí “DNXDCB kê khai thuế đúng và đầy đủ thông tin” với số điểm 3,79 điểm. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp khi kê khai còn chưa đầy đủ thông tin.

* Kết quả điều tra người nộp thuế về nguyên nhân kê sai thuế

Trong số 209 doanh nghiệp được điều tra thì có 92 doanh nghiệp đã từng kê khai sai thuế, các nguyên nhân được kể đến gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)