Khái quát về doanhnghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Khái quát về doanhnghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp XDCB

Tính đến hết năm 2018 số doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 437 doanh nghiệp, và chiếm tỷ lệ 4,72% trên tổng số 9.268 doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần.

Bảng 3.1. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB xét theo loại hình

(%) (%)

1 Doanh nghiệp nhà nước 14 14 14 0,00 0,00

2 Công ty cổ phần 157 162 166 3,18 2,47

3 Công ty TNHH 144 149 154 3,47 3,36

4 Doanh nghiệp tư nhân 97 97 103 0,00 6,19

Tổng số 412 422 437 2,43 3,55

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên 3.1.3.2. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB

Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; số lượng các doanh nghiệp lớn là không nhiều, số liệu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB xét theo quy mô STT Quy mô doanh nghiệp 2016 2017 2018 2017/2016 STT Quy mô doanh nghiệp 2016 2017 2018 2017/2016

(%) 2018/2017 (%) 1 < 20 tỷ đồng 226 234 245 3,54 4,70 2 20-100 tỷ đồng 167 169 172 1,20 1,78 3 > 100 tỷ đồng 19 19 20 0,00 5,26 Tổng số 412 422 437 2,43 3,55

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Số lượng doanh nghiệp XDCB chủ yếu là có quy mô dưới 20 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng số doanh nghiệp XDCB trên địa bàn. Số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn trên 100 tỷ đồng là rất ít, đây là những doanh nghiệp có khả năng thầu các công trình lớn trên địa bàn.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XDCB

Trong giai đoạn 2016-2018 kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự tăng trưởng liên tục, được thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Doanh thu 453.939 494.596 549.745 8,96 11,15 Chi phí 438.569 477.754 530.611 8,93 11,06 Lợi nhuận 15.370 16.842 19.134 9,58 13,61

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng trên có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là khá cao và có hướng tăng lên. Cụ thể doanh thu năm 2016 của khối doanh nghiệp XDCB là 45.393.964 triệu đồng và đến năm 2018 tổng doanh thu tăng lên 54.974.558 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng trong hai năm 2017 và 2018 là 8,96% và 11,15%. Lợi nhuận năm 2016 là 1.537.063 triệu đồng và tăng lên 1.684.265 triệu đồng (tương ứng tăng 9,58%); đến năm 2018 lợi nhuận tăng 13,61% và đạt giá trị 1.913.476 triệu đồng. Với giá trị lợi nhuận tăng lên trong giai đoạn 2016-2018 thì số thuế GTGT nộp cho cục thuế tỉnh Thái Nguyên sẽ cao hơn.

3.1.3.4. Đóng góp của các doanh nghiệp XDCB trên địa bàn

Doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên đóng góp vào NSNN còn hạn chế, các doanh nghiệp xây dựng cơ bản của tỉnh chủ yếu phát triển nhanh về chiều rộng, giải quyết việc làm, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

- Về năng lực quản trị: Trình độ quản lý các doanh nghiệp không cao, khả năng quản lý điều hành hạn chế, việc am hiểu pháp luật thấp. Đặc biệt là những quy định về thủ tục trong khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận với các nguồn lực, những quy định về hành lang pháp lý đã dẫn đến sự hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự có chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường cụ thể, các khâu quảng cáo tiếp cận thị trường chưa được doanh nghiệp quan tâm cộng với trình độ, tay nghề lao động yếu, máy móc thiết bị lạc hậu đã làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

tỉnh Thái Nguyên còn thấp, bộ máy tổ chức không được rõ ràng.

- Tính minh bạch doanh nghiệp: Đây là yếu tố cơ bản nhất để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn vốn: Vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Được thể hiện qua công tác kế toán, chế độ thông tin báo cáo...báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tính minh bạch của các doanh nghiệp xây dựng cơ bảntỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đội ngũ kế toán yếu, không được đào tạo bài bản, kinh nghiệm thực tế không nhiều.

- Khả năng tự chủ nguồn vốn kinh doanh: Doanh nghiệp xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên có quy mô vốn nhỏ, rất dễ bị tác động của tình hình giá cả thị trường, do vậy nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng là rất cần thiết, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao và khó có thể vay được vốn ngân hàng. Trong khi đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, dự án thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)