Tăng cường công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối vớ

4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra thuế

Công tác kiểm tra, thanh tra có vai trò rất lớn trong công tác quản lý thuế GTGT. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảm bảo công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận.

Với cơ chế doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế hiện nay thì công tác hậu kiểm của cơ quan thuế là rất quan trọng, do đó để nhằm tăng cường công tác kiểm tra về thuế thì cần nhiều giải pháp cụ thể.

Tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp XDCB, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng kiểm tra tại bàn, trên cơ sở phân tích rủi ro (TTR) nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai sai, kê khai thiếu thuế phải nộp, đảm bảo công tác có hiệu quả. Tăng cường xem và phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, để phát hiện các sai phạm của người nộp thuế như kê khai thiếu doanh thu, kết chuyển giá vốn sai….để tiến hành yêu cầu giải trình hồ sơ khai thuế.

Tham mưu chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra... Thực hiện đúng quy định tại Quy trình thanh tra thuế, kiểm tra thuế. Trọng tâm nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, phát hiện kịp thời các vi phạm, chấn chỉnh đề xuất xử lý đúng quy định; Triển khai thực hiện

các Nghị định, Thông tư về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra...

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành nhất là việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế của cán bộ công chức ngành thuế. Cần xử lý nghiêm các cán bộ thuế cấu kết với các đối tượng nộp thuế để bòn rút tiền thuế, hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác gây thất thu thuế cho Nhà nước, có như vậy mới góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ thuế.

Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ thuế do đơn vị quản lý; cần tập trung kiểm tra, phân tích, đánh giá đối với hồ sơ khai thuế liên quan đến việc giảm thuế GTGT; hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, kinh doanh vận tải, thương mại, ngân hàng, tạm nhập, tái xuất; doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ rất lớn, kéo dài nhưng không đề nghị hoàn thuế...

Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tối thiểu đạt 80% số hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau hoàn. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại qua giá.

Tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ, từ đó lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế để bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2018 hoặc tổ chức kiểm tra tại doanh nghiệp. Việc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật thuế, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Kịp thời đôn đốc thu hồi số tiền phát hiện, ghi thu sau thanh tra, kiểm tra vào NSNN.

Đẩy mạnh công tác xác minh hoá đơn, trọng tâm là xác minh đối với các trường hợp xuất khẩu, kinh doanh vận tải, các trường hợp đề nghị hoàn thuế GTGT...

Tập trung lực lượng kiểm tra, thanh tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm được Tổng Cục giao chỉ tiêu và đã được Cục Thuế duyệt. Qua kiểm tra phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời các doanh nghiệp vi phạm việc chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN, đảm bảo thực hiện đúng quy định của luật quản lý thuế, hàng năm tỷ lệ kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế cần xây dựng năm sau cao hơn nămtrước để chấn chỉnh công tác hạch toán của đơn vị cũng như việc chấp hành chính sách thuế với nhà nước.

Trong hoạt động thanh tra kiểm tra phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện đúng các yêu cầu, nguyên tắc, trình tự thủ tục, nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo mọi cuộc kiểm tra hoặc thanh tra tại cơ sở NNT đều phải được phân tích sâu về doanh nghiệp, xác định rõ những nghi ngờ, rủi ro về thuế trước khi kiểm tra, thanh tra. Khai thác tốt các chức năng trong chương trình ứng dụng quản lý thuế, phục vụ tốt công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

Triển khai thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu đăng ký kê khai nộp thuế sử dụng hoá đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán đến việc thu nộp tiền thuế, hoàn thuế quyết toán thuế, tập trung vào các doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng kê khai nộp thuế có biểu hiện vi phạm về thuế, quản lý chặt chẽ công tác đóng dấu tên - địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 hoá đơn tại cơ quan thuế trước khi sử dụng.

Thực hiện tốt quản lý thuế theo mô hình chức năng, phối hợp liên kết các chức năng khác để thực hiện tốt chương trình cải cách của ngành, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế.

Duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ ngành về việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế GTGT, thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp kinh tế, hành chính trong công tác thu thuế.

Tiến hành tổ chức kiểm tra theo chuyên đề như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản âm thuế thường xuyên, doanh nghiệp xây dựng cơ bản không có số thuế nộp ngân sách, doanh nghiệp lỗ liên tục. Ngoài ra tập trung kiểm tra các doanh nghiệp xây dựng cơ bản có độ rủi ro cao về thuế, thường xuyên rút ra các kinh nghiệm bài học, tập huấn về công tác kiểm tra. Tăng cường thảo luận, trao đổi kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra NNT, các văn bản chính sách pháp luật mới ban hành bằng nhiều hình thức đối với công chức trong làm công tác kiểm tra.

Lập kế hoạch kiểm tra trên kết quả phân tích rủi ro, có sự phân tích chuyên sâu, phân loại các đối tượng rủi ro về thuế để ngay từ khâu đưa vào kế hoạch đã lựa chọn các DN xây dựng cơ bản có điểm rủi ro cao, thực hiện phân tích hồ sơ doanh nghiệp xây dựng cơ bản trước khi tiến hành kiểm tra để tiến hành kiểm tra có trọng tâm trọng điểm, rút ngắn thời gian kiểm tra và đạt kết quả tốt. Ngay sau khi kế hoạch kiểm tra hàng năm được phê duyệt, gửi thông báo cho các DN xây dựng cơ bản đã lập kế hoạch để DN có sự chủ động trong khâu chuẩn bị, không phải hoãn, lùi thời gian kiểm tra.

Việc gian lận trốn lậu thuế luôn luôn là vấn đề bức xúc trong công tác quản lý thuế và đang ngày càng gia tăng, việc thực hiện quy trình tự kê khai, tự tính thuế tạo điều kiện cho các đối tượng xấu gian lận. Do đó cần tập trung lực lượng cán bộ thuế để đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra ĐTNT nhằm chặn đứng các gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế. Tiến hành tổng kiểm tra và tập trung quản lý thu thuế đối với các hoạt động còn thất thu: kinh doanh vận tải, thương mại, xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Tăng cường kiểm tra, khai thác nguồn thu, làm cho các chính sách thuế GTGT thực sự đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tại cục thuế tỉnh thái nguyên​ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)