CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng doanh nghiệp XDCB thực tế kê khai nộp thuế/Tổng số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả quản lý người nộp thuế GTGT của cơ quan thuế. Nếu chỉ tiêu này đạt 100% tức là cơ quan thuế đã làm tốt công tác quản lý người nộp thuế. Nếu chưa đạt 100% thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mới có thể đi đến kết luận về hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.
- Số lượng và tỷ lệ những sai sót về đăng ký thuế/Tổng số doanh nghiệp phải kê khai đăng ký thuế: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ chấp hành và khả năng chấp quy định về đăng ký thuế của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh tính hiệu quả trong hướng dẫn đăng ký thuế của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế GTGT nộp đúng hạn/Tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ chấp hành thời hạn nộp tờ khai của người nộp thuế GTGT. Nó cũng phản ánh tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý hồ sơ khai thuế và đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế GTGT có sai sót được phát hiện qua kiểm tra tại cơ quan thuế so với tổng số tờ khai thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ về hình thức của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh hiệu quả của hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế của bộ phận kiểm tra hồ sơ khai thuế.
- Số lượt doanh nghiệp được kiểm tra thuế tại trụ sở: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thực hiện kiểm tra thuế của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra thuế tại trụ sở/Tổng số doanh nghiệp:
Chỉ tiêu này cũng phản ánh năng lực thực hiện kiểm tra thuế của cơ quan thuế. - Tổng số thuế GTGT gian lận phát hiện được: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ gian lận của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh năng lực phát hiện gian lận của cơ quan thuế. Nó phản ánh năng lực đấu tranh chống trốn lậu thuế.
- Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp/Tổng số thuế GTGT kê khai của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng phát hiện gian lận và đôn đốc thu nộp số thuế GTGT gian lận của cơ quan thuế.
- Tổng số tiền phạt về vi phạm thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình xử lý gian lận thuế GTGT của cơ quan thuế.
- Số thuế GTGT đã hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả giải quyết hoàn thuế của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ số thuế GTGT đã hoàn/Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ giải quyết hoàn thuế của cơ quan thuế. Nếu có sự chênh lệch cao thì cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể xem đó là tín hiệu tốt hay xấu của hoạt động quản lý thuế GTGT. Việc hoàn ít hơn so với số thuế đề nghị hoàn có thể là tín hiệu tốt nếu nó phản ánh rằng cơ quan thuế đã phát hiện gian lận và loại bỏ không hoàn thuế. Nó có thể là tín hiệu xấu nếu cơ quan thuế hoàn thuế ít hơn số đề nghị do giải quyết chậm hoặc do gây khó dễ cho người nộp thuế.
- Tổng số thuế GTGT thu được từ các doanh nghiệp/Tổng số thuế GTGT phải nộp theo kê khai của các doanh nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ về nộp thuế của người nộp thuế. Nó cũng phản ánh khả năng đôn đốc thu nộp và giải quyết nợ thuế của cơ quan thuế. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản lý và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
- Tổng số nợ thuế GTGT được đôn đốc thu nộp vào NSNN: Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của đôn đốc nợ thuế GTGT của cơ quan thuế. Chỉ tiêu
này càng thấp càng tốt.
- Tỷ lệ số lượt doanh nghiệp XDCB nộp thuế GTGT nợ quá hạn/Tổng số người nộp thuế GTGT: Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định. Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo Hiệp hội các tổ chức Hữu nghị Việt Nam: “Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km²”.
“Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.” (thainguyen.gov.vn)
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: “Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn”.
3.1.1.2. Khí hậu
“Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến
2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.” (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010)
Được ưa chuộng bởi khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. “Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha và diện tích rừng trồng là khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu để chế biến gỗ nhân tạo và làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh có diện tích tương đối lớn để lên kế hoạch cho đồng cỏ, phát triển mạnh mẽ chăn nuôi gia súc và chăn nuôi bò sữa.” (Vufo, 2018)
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên KS dồi dào trong các loại, là một lợi thế so sánh lớn trong sự phát triển của ngành luyện kim và khai thác... Thái Nguyên được coi là trữ lượng than lớn thứ hai trong số các tỉnh và thành phố trongcả nước bao gồm than mỡ và than tập trung ở 2 huyện Đại Tự và Phú Lương.
“Tiềm năng của than cốc là hơn 15 triệu tấn, trong đó khối lượng thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phan Mê, Lăng Cẩm, Am Hòn.Thái Nguyên có nhiều KSVLXD trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây
mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành VLXD, trong đó có xi măng và đá ốp lát.” (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010)
Nhìn chung, nguồn lực của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, nhiều trong số đó có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt mang lại cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành luyện kim và khai thác mỏ ... để trở thành một trong những trung tâm luyện kim lớn của đất nước.
3.1.1.4. Giao thông vận tải
- Đường bộ: “Tổng chiều dài Đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó:Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa.Hệ thống Đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các Đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống Đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.” (Vufo, 2018)
- Đường sắt: Hệ thống Đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.Hệ thống Đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.
“Tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội.Tuyến Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển KS (vận chuyển than).Tuyến Đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến Đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến Đường sắt này cũng nối tỉnh Thái
Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.” (Vufo, 2018) - “Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến Đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km. Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km.
Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công, cần nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.” (thainguyen.gov.vn)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
“Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...” (thainguyen.gov.vn)
“Năm 2018, giá trị SXCN của tỉnh Thái Nguyên đạt hơn 670 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ và là tỉnh đứng thứ nhất trong vùng TDMNPB, đứng thứ hai vùng Thủ đô và xếp thứ tư trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Tốc độ tăng trưởng KT đạt 10,4%. KNXK đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 10,2% so năm 2017, trong đó, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 24,6 tỷ USD.” (Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Thái Nguyên 2018)
Tỉnh sẽ nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, không triển khai hoặc triển khai thực hiện không đúng mục đích đã đăng ký. Cùng với việc phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; xác lập các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
“Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư có tiềm năng vào các lĩnh vực: SXCN có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các SP từ chè; Các dự án đầu tư lớn để nâng cấp KDL Hồ Núi Cốc lên thành KDL trọng điểm Quốc gia; KDL sinh thái - lịch sử Thần Sa Võ Nhai, Hồ Suối Lạnh; Các Dự án Sân golf ở Hồ Núi Cốc, khu Sinh thái Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối Lạnh - Phổ Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; Xây dựng mới, cải tạo các chung cư, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các KCN tập trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thương mại, Nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên; Các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tư về Trường Đại học Quốc tế với các ngành học thiết thực, Bênh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại Thái Nguyên.”(Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Thái Nguyên 2018)
3.1.3. Khái quát về doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp XDCB
Tính đến hết năm 2018 số doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 437 doanh nghiệp, và chiếm tỷ lệ 4,72% trên tổng số 9.268 doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn chủ yếu là các công ty TNHH và công ty cổ phần.
Bảng 3.1. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB xét theo loại hình
(%) (%)
1 Doanh nghiệp nhà nước 14 14 14 0,00 0,00
2 Công ty cổ phần 157 162 166 3,18 2,47
3 Công ty TNHH 144 149 154 3,47 3,36
4 Doanh nghiệp tư nhân 97 97 103 0,00 6,19
Tổng số 412 422 437 2,43 3,55
Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên 3.1.3.2. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB
Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; số lượng các doanh nghiệp lớn là không nhiều, số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp XDCB xét theo quy mô STT Quy mô doanh nghiệp 2016 2017 2018 2017/2016 STT Quy mô doanh nghiệp 2016 2017 2018 2017/2016
(%) 2018/2017 (%) 1 < 20 tỷ đồng 226 234 245 3,54 4,70 2 20-100 tỷ đồng 167 169 172 1,20 1,78 3 > 100 tỷ đồng 19 19 20 0,00 5,26 Tổng số 412 422 437 2,43 3,55