Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số trường hợp (vụ việc/ đơn vị) vi phạm
06 05 05
Nội dung xử lý: 03 trường hợp vi
phạm quy định về nhập khẩu thiết bị công nghệ lĩnh vực cơ khí, chế tạo (Máy móc, thiết bị cũ, đã qua sử dụng, không đủ điều kiện nhập khẩu) 03 trường hợp vi phạm về hồ sơ, thủ tục chuyển giao công nghệ lĩnh vực công nghiệp cơ khí
01 trường hợp vi
phạm quy định nhập khẩu dây chuyền sản xuất hóa chất (Thiết bị công nghệ không đạt yêu cầu về chất lượng) 02 trường hợp vi phạm quy định nhập khẩu thiết bị công nghệ sản xuất thực phẩm (Thiết bị không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường)
02 trường hợp từ
chối không cho nhập khẩu thiết bị công nghệ do không cung cấp được các hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định
01 trường hợp vi phạm quy định về nhập khẩu thiết bị công nghệ lĩnh vực may mặc (Thiết bị thuộc danh mục cấm nhập khẩu) 03 trường hợp vi phạm quy định nhập khẩu thiết bị công nghệ lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học (Thiết bị cũ không đủ điều kiện nhập khẩu)
01 trường hợp vi
phạm quy định về thẩm định giá công nghệ chuyển giao
Đơn vị xử lý Tổng cục Hải quan, Sở KH&CN địa phương Tổng cục Hải quan, Sở KH&CN địa phương Tổng cục Hải quan, Cơ quan cảnh sát điều tra Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.3. Đánh giá một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ với công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
3.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ công nghệ
3.3.1.1. Về công tác xây dựng thể chế trên cơ sở Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội thông qua năm 2017 Quốc hội thông qua năm 2017
Với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và được đánh giá như một công cụ rất hữu hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình hợp tác đầu tư, kinh doanh qua biên giới, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận và tận dụng những công nghệ, kiến thức và kỹ năng phong phú, đa dạng, hiện đại, trình độ công nghệ và khoa học tân tiến của các nước bạn, nhất là các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được như kỳ vọng.
Đại đa số công nghệ chuyển giao chỉ đạt trình độ công nghệ ở mức trung bình. Thậm chí, có trường hợp chuyển giao công nghệ thanh lý khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghệ. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn yếu kém do hầu hết công nghệ sử dụng là công nghệ đã và đang được sử dụng phổ biến ở chính quốc. Một trong những nguyên nhân chính là những vướng mắc còn tồn tại trong quy định của pháp luật, các công nghệ hạn chế chuyển giao thì các quy định về điều kiện ràng buộc chưa tạo thành rào cản; nhiều địa phương chạy theo thành tích, vượt rào để thu hút FDI bằng mọi giá và chưa có những quy định về cơ chế quản lý việc chuyển giá của các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Vấn đề thẩm định công nghệ và quản lý việc chuyển giao công nghệ Theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, hình thức CGCN diễn ra khá đa dạng: Hợp đồng CGCN độc lập; Phần CGCN trong dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo CGCN,.... và được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau: Luật CGCN, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại... Các quy định của Luật
CGCN hiện nay chủ yếu tập trung vào các quy định khuyến khích chuyển giao công nghệ, hạn chế chuyển giao công nghệ, cấm chuyển giao, hợp đồng CGCN và các dịch vụ CGCN.
Hiện nay, có 3 nhóm cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc CGCN, cụ thể: Nhóm liên quan đến hoạt động đầu tư (Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; Sở Kế hoạch và Đầu tư…);
Nhóm cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ (Sở KH&CN, các cơ quan quản lý KH&CN cấp huyện);
Nhóm cơ quan quản lý hoạt động thương mại (Sở Công thương).
Tuy nhiên, Luật CGCN hiện nay không có điều khoản nào quy định vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định và thẩm tra công nghệ đối với các công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào trong nước, từ trong nước ra nước ngoài, hay nội bộ trong nước để ngăn chặn các dòng công nghệ cấm đầu tư và hạn chế đầu tư tại Việt Nam. Hơn thế nữa, hiện nay việc cấp phép đầu tư tại các địa phương thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Với việc quy định như vậy, còn quá nhiều khe hở để các công nghệ cấm chuyển giao và hạn chế chuyển giao vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo CGCN tại các địa phương. Do vậy, cần thiết phải bổ sung và quy định trách nhiệm của UBND các cấp (tỉnh, huyện) và vai trò của cơ quan đầu mối về chuyên môn để thực hiện vai trò quản lý thống nhất các công nghệ được chuyển giao.
Thực tế cho thấy, hiện nay cơ quan quản lý Nhà nước về Khoa học công nghệ (KHCN) chỉ quản lý "phần ngọn" vì khi chủ đầu tư hoặc đối tác nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư vốn 100% nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư thì phần công nghệ, thiết bị, máy móc của dự án bị xem nhẹ. Vì vậy, cơ quan quản lý về công nghệ không nắm được luồng công nghệ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào (trừ những dự án đầu tư do Thủ tướng chủ chương phê duyệt) để góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu.
Hiện có rất ít hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, phần lớn các hợp đồng được cấp giấy chứng nhận đăng ký là hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung. Nguyên nhân là quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng chuyển
giao công nghệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp chỉ đăng ký khi thấy được hưởng lợi từ việc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, về nguyên tắc, giá trị công nghệ chuyển giao trong hợp đồng lại được tính vào vốn đầu tư và hạch toán chi phí chuyển giao công nghệ vào chi phí thực tế của doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế chuyển giao thế nào thì các cơ quan Nhà nước lại hoàn toàn không quản lý được. Bằng cách này, doanh nghiệp nước ngoài có thể khai tăng vốn đầu tư để tăng chi phí, chuyển giá ra công ty mẹ để trốn thuế.
Tóm lại, với cơ chế như hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước khó có thể kiểm soát được công nghệ nhập vào Việt Nam.
3.3.1.2. Chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
* Về hoạt động đầu tư liên quan đến CGCN
Trong thời gian vừa qua, việc đầu tư cho KH&CN nói chung, các ngành và lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao và có nhiều hoạt động CGCN còn nhiều tồn tại, bật cập: (i) Nguồn vốn đầu tư thấp, tỷ lệ vốn đầu tư thậm chí còn sụt giảm, đi ngược lại xu hướng phát triển KH&CN của thế giới; (ii) Chưa xác định được trọng tâm và mũi nhọn trong KH&CN nói chung, CGCN nói riêng để tập trung vốn đầu tư đối với khu vực kinh tế nhà nước; (iii) Hiệu quả và tỷ lệ giải ngân vốn FDI còn thấp, công nghệ được chuyển giao qua đầu tư FDI chủ yếu là công nghệ lạc hậu.
Nguồn vốn đầu tư cho KH&CN nói chung và các ngành, lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao nói riêng còn thấp. Cụ thể: Vốn đầu tư cho “hoạt động chuyên môn, KH&CN” năm 20177 chỉ chiếm 1,7% (25.290 tỷ đồng); năm 2018 tăng về giá trị vốn đầu tư, đạt 27.224 tỷ đồng nhưng giảm về tỷ lệ, chỉ đạt 1,63%; tương tự, năm 2019 giá trị vốn đầu tư cũng tăng, đạt 28.777 tỷ đồng nhưng xét về tỷ lệ đầu tư lại tiếp tục giảm, chỉ đạt 1,55%.
Trong các ngành, lĩnh vực có nhiều hoạt động CGCN, chỉ có ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo” là nhận được nguồn vốn đầu tư tương đối lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế. Năm 2017 đạt 423.382 tỷ đồng, chiếm 28,46% tổng số vốn đầu tư; năm 2018 đạt 463.908 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,78%; năm 2019 đạt 518.179 tỷ đồng, chiếm 27,91%.
Các lĩnh vực có nhiều hoạt động CGCN khác như “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” (tỷ lệ đầu tư từ 5,88 - 6,31%), “thông tin và truyền thông” (tỷ lệ đầu tư từ 1,25 - 1,38%)... có tỷ lệ vốn đầu tư thấp, thậm chí thua xa các ngành dịch vụ, kinh doanh (vận tải, kho bãi: từ 9,62 - 10,58%; dịch vụ lưu trú, ăn uống: từ 2,27 - 2,53%...). (Bảng 2.10)
Bảng 3.10. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2017 - 2019
Ngành Kinh tế
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 87.473 5,88 101.882 6,10 117.152 6,31
Khai khoáng 50.580 3,40 49.271 2,95 47.343 2,55
Công nghiệp chế biến,
chế tạo 423.382 28,46 463.908 27,78 518.179 27,91
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
94.465 6,35 100.546 6,02 110.468 5,95
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
26.182 1,76 26.723 1,60 30.634 1,65
Xây dựng 90.448 6,08 106.893 6,40 125.321 6,75
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
99.969 6,72 122.759 7,35 139.617 7,52
Vận tải, kho bãi 157.392 10,58 165.349 9,90 178.605 9,62 Dịch vụ lưu trú và ăn
uống 33.769 2,27 42.256 2,53 46.044 2,48
Thông tin và truyền
thông 18.595 1,25 20.376 1,22 25.621 1,38
Hoạt động tài chính, ngân
Hoạt động kinh doanh bất
động sản 92.977 6,25 114.408 6,85 132.190 7,12
Hoạt động chuyên môn,
chuyển giao công nghệ 25.290 1,70 27.224 1,63 28.777 1,55 Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ 10.711 0,72 13.195 0,79 15.410 0,83
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc
48.051 3,23 50.847 3,04 52.226 2,81
Giáo dục và đào tạo 50.580 3,40 53.947 3,23 58.483 3,15 Y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội 34.216 2,30 40.920 2,45 45.116 2,43
Nghệ thuật, vui chơi và
giải trí 21.125 1,42 22.047 1,32 20.795 1,12
Hoạt động khác 102.350 6,88 132.613 7,94 151.443 8,16 Tổng số 1.487.638 100,00 1.670.196 100,00 1.856.606 100,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đối với vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước, đầu tư cho “hoạt động chuyên môn, KH&CN” cũng như các ngành kinh tế có hoạt động CGCN được chú trọng hơn, tỷ lệ vốn đầu tư/tổng số vốn tăng tương đối so với vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, KH&CN năm 2017 đạt 16.729 tỷ đồng, chiếm 3%; năm 2018 tăng nhẹ ở mức 18.777 tỷ đồng, chiếm 3,15%; năm 2019 đạt 18.016 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giảm còn 2,91%.
Tuy nhiên, trong khu vực kinh tế nhà nước, ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo” chỉ nhận được mức đầu tư khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư của khu vực này cũng như tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2017, vốn đầu tư đạt 41.711 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,48% tổng số; năm 2018 đạt 46.078 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,73%; năm 2019 đạt 48.755 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,88%.
Các lĩnh vực có nhiều hoạt động CGCN khác trong khu vực kinh tế nhà nước có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư khá chênh lệch. Ngành “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” được đầu tư mạnh và tăng dần theo từng năm. Năm 2017 đạt 40.930 tỷ đồng, chiếm 7,34%; năm 2018 đạt 44.230 tỷ đồng, chiếm 7,42%; năm 2019 đạt 46.928 tỷ đồng, chiếm 7,58%. Tuy nhiên, lĩnh vực “thông tin và truyền thông” khu vực kinh tế nhà nước chỉ có vốn đầu tư ở mức thấp: năm 2017 đạt 13.941 tỷ đồng, chiếm 2,5%; năm 2018 đạt 14.724 tỷ đồng, chiếm 2,47% và năm 2019 đạt 13.930 tỷ đồng, chiếm 2,25% (Bảng 2.11).
Bảng 3.11. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 40.930 7,34 44.230 7,42 46.928 7,58
Khai khoáng 23.309 4,18 22.473 3,77 21.854 3,53
Công nghiệp chế biến, chế tạo 41.711 7,48 46.078 7,73 48.755 7,88 Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
86.266 15,47 87.985 14,76 92.618 14,96
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
22.026 3,95 25.751 4,32 26.064 4,21
Xây dựng 33.737 6,05 36.481 6,12 40.675 6,57
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
9.480 1,70 10.849 1,82 9.410 1,52
Vận tải, kho bãi 105.281 18,88 112.781 18,92 120.973 19,54 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.461 0,80 5.126 0,86 4.581 0,74
Thông tin và truyền thông 13.941 2,50 14.724 2,47 13.930 2,25 Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm 10.037 1,80 8.941 1,50 8.172 1,32
Hoạt động kinh doanh bất
động sản 12.825 2,30 14.008 2,35 13.063 2,11
Hoạt động chuyên môn,
chuyển giao công nghệ 16.729 3,00 18.777 3,15 18.016 2,91 Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ 2.342 0,42 2.742 0,46 2.105 0,34
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc
48.051 8,62 50.847 8,53 52.226 8,44
Giáo dục và đào tạo 39.090 7,01 42.800 7,18 47.609 7,69 Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội 29.276 5,25 31.355 5,26 32.008 5,17
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 12.101 2,17 13.591 2,28 12.877 2,08
Hoạt động khác 6.040 1,08 6.557 1,10 7.242 1,17
Tổng số 557.633 100 596.096 100 619.106 100
Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việc CGCN công nghệ tại các dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng không đạt được hiệu quả và kỳ vọng như mong muốn. Theo Bộ KH&CN, từ giai đoạn 2017-2019, có 115 hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị ước tính khoảng 447.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ CGCN đối với công nghệ cao chỉ đạt 5%, công nghệ trung bình là 15%, trong khi đó công nghệ kém và lạc hậu chiếm tới 70%.
Bên cạnh đó, phần lớn số thiết bị trong các dự án đầu tư FDI được nhập/ chuyển giao về đã qua sử dụng, được tân trang lại và nâng cấp bằng các cơ cấu điều khiển bán tự động hoặc tự động và trong số các dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động vẫn còn
khá nhiều dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều lao động thủ công hoặc có trình độ cơ khí hoá thấp.
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tạp chí diễn đàn và doanh nghiệp
Hình 3.5 Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI tại Việt Nam
* Về hoạt động khuyến khích, thúc đẩy CGCN thông qua các tổ chức trung gian
Trong những năm qua, hoạt động phát triển thị trường chuyển giao công nghệ đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với môi trường pháp lý được cải thiện và năng lực nguồn cung và nguồn cầu công nghệ tăng lên, từ cả phía các viện nghiên cứu, trường