CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
3.1.3. Thẩm địnhcông nghệ được chuyển giao
Các quy định về thẩm định công nghệ lần đầu tiên được đề cập đến tại Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về CGCN (Chương 4: QLNN về CGCN), sau đó được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi), trong đó nội dung quản lý nhà nước về CGCN gồm “Quản lý các các hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ” (Chương 4, điều 28, mục 4).
Luật CGCN 2007 tại Chương I, Điều 3 đã giải thích các từ ngữ “đánh giá công nghệ”, “giám định công nghệ”; đồng thời quy định các công nghệ được khuyến khích chuyên giao (điều 9), công nghệ hạn chế chuyển giao (điều 10) và công nghệ cấm chuyển giao (điều 11). Ngoài ra, Luật CGCN 2007 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN (Chương V).
Sau đó, tại Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN và Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP, hoạt động ĐTG đã được quy định chi tiết cụ thể hơn:
Ban hành các danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao; quy định về việc giám định công nghệ; khuyến khích tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, giám định công nghệ và tư vấn CGCN...
Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27/ 6/2013 của Chính phủ đã đưa ra các mức xử phạt cụ thể đối với vi phạm trong việc lập và thực hiện hợp đồng CGCN, hợp đồng dịch vụ CGCN (Chương II, điều 20), vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao (Chương II, điều 21)...
Bộ KH&CN cũng đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 về Hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư; Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 hướng dẫn quy trình xác định, thẩm định, Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; Thông tư số 18/2012/TT-BKHCN ngày 02/10/2012 hướng dẫn tiêu chí và quy trình xác định công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
- Đặc biệt, Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 đã có Chương II về “Thẩm định công nghệ dự án đầu tư”, quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự và nội dung thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tư, hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Trong Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ đã bổ sung 2 nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động thẩm định công nghệ: (i) Danh mục công nghệ, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ (Chương II) bổ sung 03 phụ lục về Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; (ii) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ (Chương IV).
Tại Thông tư số 02/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ KH&CN quy định chế độ báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; mẫu văn bản trong hoạt động cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
- Đánh giá tác động, ảnh hưởng của các quy định về thẩm định công nghệ đối với hoạt động CGCN tại Hà Nội:
Việc thẩm định công nghệ dự án đầu tư đã được triển khai tại Hà Nội từ năm 2009, chủ yếu thông qua hình thức tổ chức Hội đồng thẩm định. Số lượng hồ sơ khoảng 10 hồ sơ/năm (số liệu 2015, 2016, 2017).
Hà Nội là một trong những địa bàn trọng điểm về các dự án CGCN, là địa phương được giao nhiệm vụ xem xét, đánh giá hiệu quả của Luật CGCN 2017 đối với việc thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Từ khi Luật CGCN 2017 có hiệu lực, Sở KH&CN Hà Nội đã triển khai thẩm định công nghệ dự án đầu tư theo quy định mới, việc thẩm định công nghệ được thực hiện ở cả giai đoạn chấp thuận chủ trương đầu tư và giai đoạn lập dự án đầu tư. Năm 2018 đã thẩm định 26 dự án (thông qua hình thức họp Hội đồng tư vấn KH&CN), tăng gấp gần 3 lần so với năm 2015 (10 dự án), 2016 (8 dự án), 2017 (8 dự án) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về nội dung văn bản và tiến độ theo yêu cầu (15 ngày làm việc ở giai đoạn quyết định chủ trương); 20 ngày làm việc (dự án nhóm A), 15 ngày (dự án nhóm B), 10 ngày (dự án nhóm C) ở giai đoạn quyết định đầu tư.
Trong đó, có một số dự án trọng điểm của Thành phố (Dự án Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên và khu liên cơ quan Võ Chí Công; Dự án nạo vét bùn và bổ cập nước Hồ Tây; Dự án Thu hồi điện Xuân Sơn; Dự án mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; Dự án mua sắm trang thiết bị cứu nạn cứu hộ; Dự án hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục, …). Nội dung thẩm định công nghệ bao gồm: thẩm định tính tiên tiến, tính đồng bộ, sự phù hợp của công nghệ khi áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Đã huy động lực lượng chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn tham gia thẩm định. Văn bản thẩm định có chất lượng cao và đảm bảo tiến độ theo quy định./.
Tổng số dự án đã thẩm định, cho ý kiến: 26, trong đó: 24/26 dự án thẩm định thông qua hình thức họp Hội đồng tư vấn KH&CN; 2/26 dự án thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến chuyên gia (Dự án XLNT BVĐK Ba Vì và Dự án Thanh nhạc). Ngoài ra, có 2 dự án khác chuyên viên cho ý kiến là Điều chỉnh CGCN đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác Lại Thượng-huyện Thạch Thất (Công nghệ đã được Bộ KH&CN thẩm định và dự án hệ thống XLNT trạm y tế xã Lê Lợi và Minh Cường-huyện Thường Tín (chưa đủ điều kiện để thẩm định).