Về công tác xây dựng thể chế trên cơ sở Luật Chuyển giao công nghệ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở việt nam​ (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đối với công tác

3.3.1.1. Về công tác xây dựng thể chế trên cơ sở Luật Chuyển giao công nghệ được

Quốc hội thông qua năm 2017

Với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và được đánh giá như một công cụ rất hữu hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình hợp tác đầu tư, kinh doanh qua biên giới, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận và tận dụng những công nghệ, kiến thức và kỹ năng phong phú, đa dạng, hiện đại, trình độ công nghệ và khoa học tân tiến của các nước bạn, nhất là các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được như kỳ vọng.

Đại đa số công nghệ chuyển giao chỉ đạt trình độ công nghệ ở mức trung bình. Thậm chí, có trường hợp chuyển giao công nghệ thanh lý khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghệ. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn yếu kém do hầu hết công nghệ sử dụng là công nghệ đã và đang được sử dụng phổ biến ở chính quốc. Một trong những nguyên nhân chính là những vướng mắc còn tồn tại trong quy định của pháp luật, các công nghệ hạn chế chuyển giao thì các quy định về điều kiện ràng buộc chưa tạo thành rào cản; nhiều địa phương chạy theo thành tích, vượt rào để thu hút FDI bằng mọi giá và chưa có những quy định về cơ chế quản lý việc chuyển giá của các doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Vấn đề thẩm định công nghệ và quản lý việc chuyển giao công nghệ Theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, hình thức CGCN diễn ra khá đa dạng: Hợp đồng CGCN độc lập; Phần CGCN trong dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo CGCN,.... và được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau: Luật CGCN, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại... Các quy định của Luật

CGCN hiện nay chủ yếu tập trung vào các quy định khuyến khích chuyển giao công nghệ, hạn chế chuyển giao công nghệ, cấm chuyển giao, hợp đồng CGCN và các dịch vụ CGCN.

Hiện nay, có 3 nhóm cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc CGCN, cụ thể: Nhóm liên quan đến hoạt động đầu tư (Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; Sở Kế hoạch và Đầu tư…);

Nhóm cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ (Sở KH&CN, các cơ quan quản lý KH&CN cấp huyện);

Nhóm cơ quan quản lý hoạt động thương mại (Sở Công thương).

Tuy nhiên, Luật CGCN hiện nay không có điều khoản nào quy định vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định và thẩm tra công nghệ đối với các công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào trong nước, từ trong nước ra nước ngoài, hay nội bộ trong nước để ngăn chặn các dòng công nghệ cấm đầu tư và hạn chế đầu tư tại Việt Nam. Hơn thế nữa, hiện nay việc cấp phép đầu tư tại các địa phương thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Với việc quy định như vậy, còn quá nhiều khe hở để các công nghệ cấm chuyển giao và hạn chế chuyển giao vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo CGCN tại các địa phương. Do vậy, cần thiết phải bổ sung và quy định trách nhiệm của UBND các cấp (tỉnh, huyện) và vai trò của cơ quan đầu mối về chuyên môn để thực hiện vai trò quản lý thống nhất các công nghệ được chuyển giao.

Thực tế cho thấy, hiện nay cơ quan quản lý Nhà nước về Khoa học công nghệ (KHCN) chỉ quản lý "phần ngọn" vì khi chủ đầu tư hoặc đối tác nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư vốn 100% nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư thì phần công nghệ, thiết bị, máy móc của dự án bị xem nhẹ. Vì vậy, cơ quan quản lý về công nghệ không nắm được luồng công nghệ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào (trừ những dự án đầu tư do Thủ tướng chủ chương phê duyệt) để góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu.

Hiện có rất ít hợp đồng chuyển giao công nghệ đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, phần lớn các hợp đồng được cấp giấy chứng nhận đăng ký là hợp đồng chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung. Nguyên nhân là quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng chuyển

giao công nghệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp chỉ đăng ký khi thấy được hưởng lợi từ việc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, về nguyên tắc, giá trị công nghệ chuyển giao trong hợp đồng lại được tính vào vốn đầu tư và hạch toán chi phí chuyển giao công nghệ vào chi phí thực tế của doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế chuyển giao thế nào thì các cơ quan Nhà nước lại hoàn toàn không quản lý được. Bằng cách này, doanh nghiệp nước ngoài có thể khai tăng vốn đầu tư để tăng chi phí, chuyển giá ra công ty mẹ để trốn thuế.

Tóm lại, với cơ chế như hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước khó có thể kiểm soát được công nghệ nhập vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở việt nam​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)