Các tiêu chí đánh giá đối với quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở việt nam​ (Trang 29 - 32)

1.2. Cơ sở lý luận của QLNN về CGCN

1.2.7. Các tiêu chí đánh giá đối với quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ

Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Để hoạt động CGCN của Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng được bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu các tiêu chí của QLNN về CGCN có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để đánh giá hoạt động QLNN về CGCN cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

a) Về xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ công tác QLNN về CGCN

Tiêu chí được đánh giá dựa trên tính hiệu lực và hiệu quả của QLNN về CGCN.

- Thứ nhất, về hiệu lực: Hiệu lực quản lý nhà nước là một phạm trù xã hội chỉ

mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch sử nhất định. Do vậy, Hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động CGCN chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan quản lý nhà nước của các đối tượng chịu sự quản lý; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN và uy tín của các cơ quan QLNN đối với các đối tượng chịu sự quản lý.

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của các đối tượng chịu sử quản lý: Xem xét mức độ tuân thủ về đối tượng chuyển giao

công nghệ, nguyên tắc, điều kiện và quy trình chuyển giao công nghệ, hợp đồng công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước: Đánh giá mức độ thực hiện việc tổ chức xây dựng và triển khai định hướng CGCN; mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo điều kiện pháp lý cho phát triển hoạt động CGCN; mức độ thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát có thường xuyên hay buông lỏng trong quá trình quản lý hoạt động CGCN.

- Thứ hai, về tính hiệu quả: Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ khai thác các

yêu tố đầu vào để tạo ra kết quả hoạt động tối đa với chi phí hoạt động tối thiểu, hoăc là chỉ tiêu phản ánh năng suất hoạt động, hiệu suất sử dụng các chi phí đầu vào. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động CGCN phản ánh kết quả hoạt động quản lý nhà nước với mức tối đa và chi phí QLNN ở mức tối thiểu. Hiệu quả quản lý nhà nước được đánh giá bằng mức độ đạt được của nội dung quản lý nhà nước so với các mục tiêu QLNN về hoạt động CGCN đã đặt ra.

b) QLNN về CGCN thông qua các hợp đồng CGCN

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động chuyển giao công nghệ còn căn cứ vào tiêu chí số lượng các hợp đồng CGCN; cần phải bảo đảm chuyển giao được những công nghệ tốt, công nghệ hiện đại, phù hợp cũng như hạn chế được công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam.

Các hợp đồng CGCN được quản lý để có được các công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhưng đồng thời cũng phải quản lý để tránh được những công nghệ có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, an ninh quốc phòng thì hoạt động QLNN được đánh giá là có kết quả cao và ngược lại.

Công tác QLNN cần làm sao khuyến khích các tổ chức nghiên cứu thu thập thông tin của thị trường và những nhu cầu thực tế của xã hội để có những hợp đồng CGCN phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước. Nhà nước cần đưa ra những phương án CGCN như chuyển giao hoặc kết hợp với doanh nghiệp đưa ra những phương án liên kết kinh doanh. Như vậy, hoạt động QLNN thông qua các hợp đồng CGCN sẽ gắn với thực tiễn và giải quyết bài toán thực tế giúp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp.

Nhà nước sử dụng các Luật để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động CGCN để cải thiện trình độ công nghệ quốc gia, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng chất lượng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, cơ quan QLNN có thêm cơ chế để ngăn chặn nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiếp thu và

làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.Bên cạnh đó, thị trường KH-CN hay cụ thể là thị trường mua bán chuyển giao công nghệ sẽ có một bước phát triển mới, công nghệ sẽ đi vào cuộc sống, len lỏi vào các hoạt động của nền kinh tế. Khi đó, Nhà nước sẽ gắn bó với doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp giải quyết những bài toán của kinh tế, xã hội.

c) QLNN về CGCN thông qua thẩm định công nghệ được chuyển giao

Nhà nước quy định trách nhiệm trong thẩm đinh công nghệ được chuyển giao, hoạt động này cần được quy định cụ thể. Theo đó, từng khâu, từng giai đoạn của thẩm địnhcông nghệ đều có người chịu trách nhiệm có ý kiến về công nghệ. Ví dụ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, trách nhiệm xem xét nội dung công nghệ dự án đầu tư được quy định như sau: Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định công nghệ các dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Bộ KH-CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ KH- CN tổ chức xem xét và có ý kiến về công nghệ đối với dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ, thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan chuyên môn về KH-CN thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nhìn vào sự phân công sẽ thấy rất rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, bộ ngành, địa phương từ đó góp phần nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về CGCN.

d) Các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy CGCN

Việc khuyến khích, thúc đẩy CGCN thông qua công tác QLNN được thể hiện thông qua một số nội dung như:

+ Thúc đẩy đổi mới, ứng dụng công nghệ thông qua các hoạt động ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mình...; Cho phép doanh nghiệp có quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị là quyền tài sản...;

+ Thông qua phát triển thị trường KH&CN để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia CGCN, chẳng hạn như phát triển nguồn cung, nguồn cầu của thị trường KH&CN (nhập khẩu công nghệ, thẩm định và định giá công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ…), hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN (các sàn GDCN, tổ chức giám định và định giá công nghệ…), tổ chức các hoạt động công bố, trình diễn và giới thiệu công nghệ (hội chợ, triển lãm về công nghệ...);

+ Cho phép và thúc đẩy các loại hình dịch vụ phục vụ CGCN được hoạt động theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như như môi giới CGCN, tư vấn CGCN, đánh giá và thẩm định công nghệ, giám định công nghệ...

+ Thúc đẩy CGCN cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thông qua các chính sách ưu đãi về thuế CGCN, hỗ trợ vốn phục vụ CGCN…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở việt nam​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)