CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm và mục tiêu đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ
4.1. Quan điểm và mục tiêu đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam công nghệ ở Việt Nam
4.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
Nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí để tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật về CGCN; đạt được những chuyển biến rõ nét về các mặt sau đây: Bảo đảm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hướng chiến lược, chính sách, chủ trương, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nước về CGCN của Đảng và Nhà nước.
Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, kết hợp với cải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới về nǎng xuất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực ở những ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu.
Phát triển tiềm lực về chuyển giao công nghệ.
Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quyết tâm đưa đất nước lên đỉnh cao mới. Phấn đấu đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rưỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ.
Tǎng cường một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật cho khoa học công nghệ. Tập trung xây dựng một số phòng thí nghiệm cần thiết đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trong điểm, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, hoá dầu, nǎng lượng, chế tạo máy tự động hoá, để phát triển nhanh các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên.
4.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
Các chính sách, pháp luật của Việt Nam về CGCN luôn hướng đến mục tiêu tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động CGCN, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại, lành mạnh hóa thị trường công nghệ và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, từ đó, góp phần nâng cao năng lực công
nghệ của quốc gia và doanh nghiệp, thúc đẩy chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với kiểm soát công nghệ chuyển giao, bảo đảm môi trường xanh và phát triển bền vững đất nước.
Công tác quản lý nhà nước về CGCN phải thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và CGCN, hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ trong nước; ngăn chặn nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Phải không ngừng đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước về CGCN phù hợp với bối cảnh mới để bảo đảm hiệu quả kiểm soát công nghệ đi đôi với giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.